Hiệu quả đầu tư công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công (Trang 59 - 60)

2. Những nhân tố kinh tế chính trị

2.4. Hiệu quả đầu tư công

Vấn đề nợ công không hẳn chỉ nằm ở tỷ lệ nợ công/GDP như thế nào là ở giới hạn an toàn mà là cơ cấu nợ như thế nào, khả năng trả nợ đến đâu và đặc biệt là hiệu quả, chất lượng đầu tư của các khoản vay. Nói cách khác, chất lượng đầu tư công mới quyết định sự an tồn hay rủi ro của nợ cơng.

Sử dụng vốn vay để đầu tư là con dao hai lưỡi, thể hiện: Nếu như nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả thì sẽ đem lại những tác động tích cực, bởi đầu tư cơng thường hướng vào các khu vực kinh tế then chốt, tạo hiệu ứng lan tỏa, nên sự hiệu quả của các lĩnh vực được đầu tư từ vốn ngân sách, cho dù là đi vay để đầu tư, thì cũng có tác động kích thích các khu vực kính tế khác trong nền kinh tế quốc dân nâng cao hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ cơng. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

Về ngun lý thì để các quốc gia có thể thanh tốn được các khoản nợ gốc thì các món vay cơng phải được chính phủ kiểm sốt chặt, bảo đảm khơng có bất cứ sự thất thốt nào. Nghĩa là, nếu như các khoản vốn vay đem đầu tư mà có sự thất thốt thì sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc trong tương lai. Cũng tương tự như vậy, để thanh tốn các món lãi phát sinh theo các nghĩa vụ gắn với các khoản tiền mà chính phủ đã đi vay thì các khoản đầu tư này phải có lãi, bảo đảm rằng khoản lãi thu được từ hoạt động đầu tư này ít nhất giúp các Chính phủ vay nợ

có thể thực hiện được nghĩa vụ trả lãi theo các hợp đồng vay nợ. Điều này cũng có nghĩa rằng, các khoản tiền vay của Chính phủ phải có mục tiêu rõ ràng và chắc chắn được quản lý tốt và luôn đạt hiệu quả cao.

Nếu như chưa chắc chắn đáp ứng được các u cầu này thì tốt nhất các Chính phủ phải rất thận trọng, nếu như khơng muốn vướng vào chiếc bẫy nợ công trong tương lai khiến các quốc gia ít có lối thốt hữu hiệu mà khơng bị trả giá đắt.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)