Tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) dự án sản xuất giấy từ bột giấy được làm bằng nguyên liệu phi gỗ (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 5 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

5.3. Tiềm năng phát triển

Thực trạng ngành Giấy tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao cho các ngành cơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp giấy nói riêng. Tại Diễn đàn “Định hướng đầu tư phát triển bền vững ngành Công nghiệp giấy Việt Nam” ngày 21/3/2019, ông Nguyễn Việt Đức, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam cho biết trong bối cảnh sản xuất hiện nay của thế giới và khu vực, ngành Giấy trong nước đang đứng trước nhiều tiềm năng cơ hội để bứt phá, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giấy bao bì với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm mỗi năm.

Cụ thể, Ngành giấy Việt Nam năm 2018 có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2017, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử ngành giấy Việt Nam. Tiêu dùng các loại giấy đạt sản lượng 4,946 triệu tấn, tăng trưởng 16,0%; sản xuất đạt sản lượng 3,674 triệu tấn, tăng trưởng 31,0%; xuất khẩu đạt 809.250 tấn, tăng trưởng 63,0%; nhập khẩu đạt 2,081 triệu tấn, tăng trưởng 6,0%. Về trị giá: Xuất khẩu giấy và thành phẩm từ giấy đạt kim ngạch 1,088 tỷ USD, tăng trưởng 50,0% so với năm 2017. Riêng giấy bao bì năm 2018, tổng lượng tiêu thụ giấy làm bao bì đạt sản lượng 3,818 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 77,2% trên tổng lượng tiêu dùng các loại giấy, tăng trưởng 20,0% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng về lượng cao nhất trong lịch sử ngành giấy Việt Nam. Sản xuất giấy làm bao bì năm 2018 đạt sản lượng 3,046 triệu tấn, chiếm 81,3% tỷ trọng sản xuất các loại giấy, tăng trưởng 37,0% so với cùng kỳ.

Có thể thấy, giấy là ngành cơng nghiệp có triển vọng phát triển lớn tại nước ta khi nhu cầu luôn giữ ở mức cao ổn định. Các doanh nghiệp trong nước đang nắm trong tay cơ hội “vàng” để phát triển sản xuất, nâng cao mức cạnh tranh, nhất là khi

vai trò quan trọng, cơ hội phát triển mạnh của ngành Giấy đang dần được nhận thức đúng hơn.

Việc công ty TNHH Việt Tường quyết định đầu tư sản xuất giấy, các sản phẩm từ giấy có nguồn gốc từ thiên nhiên vừa tận dụng điểm mạnh của ngành Giấy, vừa hướng tới sự phát triển bền vững nhờ vào chất lượng thân thiện với mơi trường của sản phẩm. Ngồi ra, dự án tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác (trồng rừng và hạn chế khai thác gỗ rừng trồng của lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chế biến phát triển...).

Xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam

Tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, coi trọng hơn hành vi mua thân thiện với môi trường. Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những biến đổi xấu của mơi trường sống trên tồn cầu. Do đó, xu hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Việt Nam đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó tiêu dùng xanh cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (1999),... Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như: Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng mơi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu với nội dung: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế

xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch(1).

Ví dụ cho những động thái mới nhất trong tiêu dùng xanh, cụ thể là sử dụng túi giấy thân thiện môi trường là tại mảng y tế, chỉ tính riêng khu vực miền Nam trong vòng 2 tháng gần đây, tại các hiệu thuốc, khoảng 2,200 túi giấy được phát ra mỗi ngày để đựng thuốc thay vì túi nilon như trước đây. Các bệnh viện lớn như BV Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược cịn quyết định khơng đưa vào danh mục đấu thầu mua sắm các loại bao bì, túi nilon trong y tế.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) dự án sản xuất giấy từ bột giấy được làm bằng nguyên liệu phi gỗ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)