Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Việt Nam năm 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi khi việt nam tham gia TPP (Trang 58)

Tiêu thụ (nghìn tấn, triệu quả)

Tiêu thụ bình quân đầu người Thịt bò 329 3,64 (kg / người) Thịt lợn 2.245 24,81 (kg / người) Thịt gà 822 17,61 (kg / người) Sữa bò 1.750 19,34 (kg / người) Trứng gà 7.405 81,82 (quả / người)

(Nguồn: Vụ Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản)

- Thịt bò và sữa bò

Trong khi các quốc gia như Mỹ, Australia, Canada… đang dần chuyển dịch từ thịt bò sang các sản phẩm thay thế khác với lượng protein tương đương như thịt gà và thịt lợn thì tại Việt Nam, sản lượng tiêu thụ trên đầu người liên tục tăng qua từng năm. Năm 2014 là 3,64 kg/người, thấp nhất trong số các quốc gia TPP được xét đến, thấp hơn mức trung bình thế giới là 6,493 kg/người (theo thống kê của OECD)

Thực ra xu hướng tiêu dùng này hoàn toàn hợp lý. Việt Nam vốn là quốc gia có nền kinh tế ở mức trung bình thấp, sản phẩm chăn nuôi truyền thống là thịt lợn và thịt gà. Thịt bò do được sản xuất với quy mơ nhỏ, chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành cao nên chưa tiếp cận được với đại đa số người dân. Tuy nhiên, trong vòng gần 10 năm trở lại đây, kinh tế phát triển dẫn đến mức thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, tạo cơ hội cho các loại thực phẩm có giá đắt tương đối như thịt bò trở nên dễ tiếp cận hơn. Lý do thứ hai đó là kể từ sau hiệp ước thương mại tự do giữa ASEAN – Australia – New Zealand đi vào hiệu lực, thuế nhập khẩu gia súc sống từ các nước khác trong hiệp định vào Việt Nam chỉ còn 5% dẫn đến một lượng rất lớn thịt bò thâm nhập vào thị trường với chi phí tương đương thịt sản xuất trong nước. Lượng cung tăng dẫn đến mức tiêu thụ cũng tăng.

Theo thống kê, tỷ lệ tiêu dùng thịt bò trong các bữa ăn của người Việt Nam đang rất thấp, chỉ ở mức 7,9% so với trên thế giới là 23%. Vì vậy trong tương lai thịt bị sẽ được tiêu dùng nhiều hơn nữa.

Tương tự đối với thịt bị, sữa bị cũng là một mặt hàng có xu hướng tiêu dùng tăng qua từng năm. Theo dự đoán, tốc độ tăng mức tiêu dùng sữa bò ở Việt Nam là 6%,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trong khi tốc độ tăng số lượng bị sữa là 14%. Vì vậy, sản lượng sữa sản xuất trong nước sẽ tăng nhanh trong các năm tới và kích thích tiêu dùng.

- Thịt lợn

Thịt lợn là nguồn thức ăn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong số các sản phẩm thịt. Năm 2014, mức tiêu thụ thịt lợn trên đầu người là 24,81 kg, chiếm 53,86% tổng lượng thịt được tiêu thụ. Mức tiêu thụ này hiện tại đang ở mức cao so với mức trung bình thế giới 12,587 kg/người (theo thống kê của OECD). Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn cũng tăng dần qua các năm mặc dù với tốc độ thấp hơn thịt bò. Sự gia tăng nhu cầu thịt lợn bắt nguồn từ việc thu nhập của người dân ngày một tăng cao và và người dẫn chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm thịt nhiều hơn so với các sản phẩm trồng trọt. Ngồi ra, tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng cũng được ghi nhận như là nguyên nhân khác dẫn tới sự gia tăng mức tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Mặc dù chỉ chiếm 25% tổng dân số, song người tiêu dùng tại khu vực thành thị tiêu thụ tới 50% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất ra trên cả nước.

Khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên hơn cho thịt tươi sống và hạn chế lưu trữ do đó, các điểm bán hàng truyền thống như chợ cố định hay các quầy nhỏ vẫn là kênh phân phối thịt lợn được ưa thích nhất. Tuy nhiên với giá cả tương đương thịt nội, thịt đông lạnh nhập khẩu vẫn được tiêu thụ tương đối tốt. Ngồi ra, thói quen đi siêu thị mua sắm cũng góp phần làm thịt đơng lạnh trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng.

- Thịt gà

Thịt gà cũng chung xu hướng với các loại thịt khác khi lượng tiêu thụ đầu người tăng dần qua các năm. Năm 2014, mỗi người Việt Nam tiêu dùng 9,26 kg thấp hơn so với mức trung bình của tồn thế giới là 13,359 kg/người (theo thống kê của OECD) Thịt gà đứng thứ hai trong tổng số lượng thịt tiêu thụ mỗi năm (38,2% trong năm 2014). Tuy nhiên tỷ trọng của thịt bò và thịt gà đang giảm một cách tương đối, bắt nguồn từ sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong thời gian gần đây. Trong năm 2014, Việt Nam có nhập khẩu một lượng nhỏ thịt gà đơng lạnh chủ yếu từ Mỹ. Mục đích chính của việc nhập khẩu này là tận dụng những phụ phẩm như cánh, chân mà người Mỹ không tiêu thụ, tuy nhiên người Việt Nam rất ưa chuộng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tương tự như thịt lợn, người Việt Nam ưa thích thịt gà tươi hơn thịt gà đông lạnh và kênh phân phối qua chợ hay quầy bán đóng vai trị chính trong việc phân phối đến người tiêu dùng.

Trong năm 2014, số lượng trứng tiêu thụ đầu người là 81,82 quả, đây là con số tương đối nhỏ so với trên khu vực và trên thế giới ( trung bình thế giới là 150 quả/ người). Lượng trứng sản xuất trong nước nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ, dẫn đến giá cả trong nước không ổn định.

Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu

2.2.1. Xuất khẩu

Trong vòng 5 năm qua, Việt Nam xuất khẩu cực kỳ ít sản phẩm chăn nuôi. Cụ thể, năm 2014 mặc dù có tăng nhưng số thịt lợn xuất khẩu chỉ đạt 40 nghìn tấn (chỉ chiếm 1,2% tổng sản lượng trong nước), con số trung bình trong giai đoạn 2010 – 2014 là 33,4 nghìn tấn. Sản phẩm trứng được xuất khẩu hơn 42 triệu quả (chiếm 0,5% tổng lượng trứng sản xuất trong nước). Các sản phẩm còn lại như thịt bò, sữa bò và thịt gà đều khơng có xuất khẩu.

Ngun nhân gây ra tình trạng xuất khẩu ít bắt nguồn từ truyền thống chăn ni và đặc điểm của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Phương thức chăn nuôi nông hộ năng suất thấp vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn trong ngành chăn ni. Các hộ gia đình chỉ chăn ni với mục đích tận dụng thức ăn thừa, thức ăn tự nhiên sẵn có, tự cung tự cấp hoặc sử dụng sức kéo (trâu bò), dẫn đến sản lượng luôn chỉ đạt mức vừa đủ cho tiêu dùng. Đồng thời, con giống cho sản lượng thấp, khơng ổn định dẫn tới khơng có thừa nhiều thịt để hướng đến xuất khẩu. Cụ thể, trong khi lợn giống tại các nước khác cho 25 – 26 con con trong 1 lứa thì lợn giống Việt Nam vẫn chỉ đạt 17 – 20 con. Nguyên nhân thứ hai là từ đặc điểm của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Hầu hết thức ăn chăn nuôi đều được nhập khẩu với chi phí đắt đỏ dẫn đến chi phí thức ăn chiếm đến 60 – 70% trong giá trị sản phẩm (các nước chăn nuôi phát triển chỉ ở mức 50%). Hơn nữa quy mô nhỏ sẽ cản trở q trình áp dụng cơng nghệ chăn ni, phịng chống dịch bệnh dẫn đến chi phí tăng, sản lượng thấp. Tất cả những điều này làm giá thịt Việt Nam cao tương đối so với thịt của nước ngồi. Theo thống kê, thịt bị Australia nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 chỉ có giá khoảng 3 Đơ la Mỹ / kg bị hơi (tương đương 60 nghìn đồng), trong khi giá thịt bị Việt Nam ở mức 70 – 75 nghìn đồng. Vì vậy,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chưa nói đến xuất khẩu ra nước ngồi, ngay tại thị trường nội địa thịt Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với thịt nhập khẩu.

Người tiêu dùng nước ngồi ưa chuộng thịt đơng lạnh hơn so với thịt tươi do chất lượng luôn được đảm bảo mà độ tươi ngon hầu như khơng đổi. Vì vậy, cơng nghệ chế biến bảo quản trong nước chưa đảm bảo chất lượng cũng là một yếu tố dẫn đến xuất khẩu thịt lợn chưa nhiều.

Trứng là một trong các sản phẩm hiếm hoi được xuất khẩu trong năm 2014 mặc dù với số lượng rất nhỏ. Bên cạnh trứng gà, trứng vịt cũng là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với điểm mạnh là quốc gia có đàn vịt lớn thứ hai thế giới, sản lượng trứng và thịt vịt đứng trong top 10 của thế giới, đây là vật ni có thế mạnh cạnh tranh với thế giới. Đối với sản phẩm trứng muối, trong giai đoạn đầu của 2010 – 2014, lượng trứng vịt xuất khẩu liên tục giảm do tác động của các đợt dịch gia cầm dẫn đến sản lượng giảm và người tiêu dùng nước ngoài nghi ngại độ an toàn của trứng. Theo thống kê, năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 34,1 triệu quả, năm 2011 là 31,9 triệu quả, năm 2012 là 22,7 triệu quả, năm 2013 là 19 triệu quả và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ xuất khẩu 9,2 triệu quả. Nếu trong thời gian tới, chúng ta có thể kiểm sốt được chất lượng sản phẩm, hạn chế được các đợt dịch gia cầm thì sản lượng sẽ tăng và hòa chung với xu hướng tiêu dùng của thế giới, lượng trứng xuất khẩu sẽ còn tăng.

2.2.2. Nhập khẩu

Mặc dù Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp tuy nhiên ngành chăn nuôi lại phải nhập khẩu hầu hết các loại sản phẩm. Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu rất nhiều thịt bò và cả bò sống. Số lượng thịt bị nhập khẩu là 0,56 nghìn tấn thịt khoonh xương, 24,2 nghìn tấn thịt xương chủ yếu từ Australia, Mỹ. Đặc biệt từ năm 2010, khi hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand có hiệu lực dẫn đến thuế nhập khẩu gia súc sống thấp hơn so với thuế nhập khẩu thịt, số lượng gia súc sống nhập khẩu tăng đột biến.

Năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 180 nghìn con bị từ Lào, Campuchia, Thái Lan và khoảng 3,5 nghìn con bị từ Australia. Tổng số thịt bị hơi là 550 nghìn tấn, trong đó khoảng 19 nghìn tấn thịt tinh. Đến năm 2013, Việt Nam nhập 96 nghìn con bị từ Lào, Campuchia, Thái Lan và 67 nghìn con bị từ Australia. Mặc dù tổng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

số lượng con bò nhập khẩu thấp hơn năm 2012 nhưng tổng số lượng thịt tinh lại cao hơn 127 nghìn tấn. Tổng số thịt bị nhập khẩu đã chiếm tới 10% tổng tiêu thụ trong nước.

Việc chuyển hướng nhập khẩu bò sống từ Lào, Campuchia và Thái Lan sang Australia là do trọng lượng bò Australia cao hơn rất nhiều. Hiện nay thịt bò Australia đang chiếm 13% lượng thịt bò tiêu thụ tại Việt Nam và đang liên tục tăng do nhu cầu thịt bị có xu hướng tăng nhanh. Ngồi ra, việc thịt bị nội không cạnh tranh được về giá với bò nhập khẩu đã dẫn đến các trường hợp gian lận như biến thịt lợn thành thịt bò, bơm nước vào thịt bò… làm cho người tiêu dùng dần trở nên cảnh giác với thịt bò trong nước và chuyển sang thịt bò ngoại như một giải pháp thay thế sạch và chất lượng hơn.

Năm 2014 nhập khẩu 4 nghìn tấn thịt lợn, số lượng khơng đáng kể so với mức tiêu thụ 2.245 nghìn tấn (chỉ chiếm 0,18%) chủ yếu nhập về từ Canada, Tây Ban Nha và Mỹ qua cả đường hàng không và đường biển. Nguyên nhân của việc nhập khẩu thịt lợn trong khi thịt lợn trong nước sản xuất vượt nhu cầu đó là mặc dù sản lượng trong nước tăng nhưng giá thành vẫn còn cao tương đối so với thịt nước ngồi. Vì vây một số đơn vị kinh doanh đã tích cực nhập khẩu thịt lợn đơng lạnh để cung cấp cho các nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, bệnh viện…

Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu khoảng 90 nghìn tấn thịt gà đơng lạnh chủ yếu từ Mỹ và Brazil. Các phụ phẩm như cánh gà, chân gà được coi như vô giá trị ở Mỹ được nhập khẩu về Việt Nam và trở thành “đặc sản”. Vì vậy, trong những năm qua lượng thịt gà nhập khẩu về rất đa dạng (gồm cả ức, đùi, thân, cánh, chân, lòng…) với số lượng ngày càng tăng. Thịt gà trong nước mặc dù sản xuất ra tương đối nhiều nhưng với áp lực lượng cung tăng do nhập khẩu đã phải bán với giá thấp. Nếu tình trạng tiếp tục diễn biến như thời gian qua, chăn nuôi trong nước sẽ phải chịu tác động xấu do nhập khẩu, chỉ có người tiêu dùng là được lợi.

Theo quy định của WTO, Việt Nam phải cung cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng là 360 nghìn quả và tăng 5% mỗi năm. Tuy nhiên lượng trứng này phải được chế biến trước, mặt khác sản xuất trứng trong nước vượt nhu cầu tiêu thụ nên mặc dù tăng hạn ngạch lên hơn 550 nghìn quả nhưng lượng trứng nhập khẩu gần như không đáng kể. Theo thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, từ năm 2007 đến nay chưa có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

doanh nghiệp nào đăng ký nhập khẩu trứng. (Thơng tin từ phía Bộ Nơng nghiệp Mỹ USDA cho biết năm 2012, Mỹ đẫ xuất khẩu cho Việt Nam 109 nghìn quả trứng). Nhìn chung, lượng trứng nhập khẩu vào Việt Nam nếu dùng hết hạn ngạch cũng chỉ chiếm 0,007% tổng tiêu thụ, một con số cực nhỏ.

Ngành chăn ni bị sữa mới bắt đầu được chú trọng phát triển trong khoảng 10 năm vừa qua và phần lớn sữa vẫn phải nhập khẩu. Sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 31,4% nhu cầu, Việt Nam đã phải nhập khẩu hơn 1.200 nghìn tấn sữa bị trong năm 2014. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước những năm qua tăng nhanh (15%) và số lượng đàn cũng tăng với tốc độ tương tự (14%) nhưng vẫn còn tương đối nhiều trở ngại cho chăn ni trong nước. Chăn ni bị nông hộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn về con giống và thức ăn. Những người chăn ni bị nơng hộ không thể mua trực tiếp cám từ nhà máy mà phải qua 2 – 3 đại lý khiến cho giá cám tăng lên 5 – 7%. Chăn ni bị trang trại thì gặp khó khăn về diện tích đất hạn chế, đồng cỏ khơng có. Một số phương hướng mới như chăn ni gia cơng, th đất nước ngồi mở trang trại đã và đang được áp dụng hy vọng sẽ giảm được giá thành, tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện tại, giá sữa ngoại nhập chỉ ở mức 9 nghìn đồng / kg rẻ hơn nhiều so với giá sữa thu mua trong nước là 13 nghìn đồng / kg. Dự đốn trong năm 2015, lượng sữa Việt Nam nhập khẩu sẽ còn tăng.

Đánh giá chung

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, Việt Nam là một quốc gia có ngành chăn ni chưa phát triển nhưng đang trên đà tái cơ cấu. Các đối tượng chính của ngành chăn ni là đại gia súc (trâu bò), gia súc (lợn, nai…), gia cầm (gà, vịt), trong đó chăn ni lợn và gia cầm chiếm phần lớn tỷ trọng trong ngành, chăn ni bị cịn ở quy mơ nhỏ và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Nhờ tác động của xu hướng tiêu dùng và sự hỗ trợ của Nhà nước, ngành chăn ni đang có những bước chuyển biến tích cực về cả số lượng, sản lượng và phương thức chăn ni. Năm 2014, Việt Nam có 5,2 triệu con bị thịt, 227 nghìn con bị sữa, 26,8 triệu con lợn và hơn 238 nghìn con gà. Sản lượng thịt đạt gần 4,4 triệu tấn, sữa đạt 528 nghìn tấn và trứng đạt hơn 8 triệu quả. Những con số này đều tăng liên tục qua các năm 2010 – 2014. Phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm phần lớn trong

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngành nhưng đang được đầu tư theo hướng hiện đại, cùng với sự phát triển của phương thức chăn nuôi gia công hoặc hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp nên phương thức này được dự đốn sẽ cịn đóng vai trị quan trọng trong ngành chăn ni cả nước cho đến năm 2020. Phương thức trang trại gần đây đang phát triển nhanh,

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi khi việt nam tham gia TPP (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)