1.2. Tổng quan thị trường Mexico
1.2.2. Một số thông tin về nền kinh tế Mexico
1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng: Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) năm 2014, Mexico có nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình trên. Mexico hiện là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới và thứ hai khu vực Mỹ Latinh (sau Bra-xin), với GDP theo giá so sánh năm 2013 là 2.014,01 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 3,02%. Với dân số đông và một nền kinh tế phát triển năng động và vững chắc, Mexico được dự báo có thể sẽ trở thành một trong 7 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050 theo thứ tự lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nhật Bản, Nga và Mexico.
- GDP/đầu người: Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thu nhập bình
quân đầu người của Mexico theo sức mua tương đương năm 2007 là 16.463,39 USD, đứng thứ 67 thế giới. Tuy nhiên sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân Mexico cũng là một vấn đề lớn đối với nước này. Từ năm 2004 đến năm 2012, hệ số Gini của Mexico luôn ở mức cao, vào năm 2012, hệ số Gini của Mexico là 48,1; 20% số người giàu nhất nắm giữ tới 54,1% tổng thu nhập quốc nội. Sự chênh lệch giàu nghèo, phản ánh qua hệ số Gini cao của Mexico có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về xã hội và kinh tế.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 1.1: GDP (theo giá so sánh) và GDP đầu người của Mexico giai đoạn 2005 – 2013
Đơn vị: Tỷ USD và nghìn USD
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2.000 2.200 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 N g h ìn U S D T ỷ uS D
GDP (PPP) (tỷ USD) GDP đầu người (nghìn USD)
Nguồn: Ngân hàng thế giới (World Bank), 2015
1.2.2.2. Cơ cấu nền kinh tế
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới World Bank, trong cơ cấu nền kinh tế Mexico thì dịch vụ là khu vực lớn nhất, chiếm 59,8% GDP, sau đó là cơng nghiệp với 36,6% , sản xuất nơng nghiệp chỉ chiếm 3,6% GDP (số liệu ước tính năm 2013). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 6.666.000 người (13,5%); công nghiệp là 11.744.000 người (23,9%) và dịch vụ là 30.818.000 người (62,6%).
Các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm có cơng nghiệp chế tạo và phụ trợ (lắp ráp và sản xuất linh kiện ô-tô, trở thành nước xuất khẩu ô-tô thứ tư thế giới), hàng khơng, luyện kim, điện tử, khai khống; thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; công nghiệp dệt may, giầy da, dược phẩm, hóa chất, cơng nghệ thơng tin, du lịch và du lịch sinh thái.
1.2.2.3. Chính sách đối ngoại
Theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Mexico, sau một thời gian dài thực hiện chủ trương đóng cửa nền kinh tế của mình với mục đích thực hiện cơng nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu và bảo hộ mậu dịch, vào cuối thế kỷ 20, khi tồn cầu hóa trở nên mạnh mẽ trên tồn thế giới, chính phủ Mexico đã có những chính sách thích hợp phục vụ cho cơng cuộc mở cửa nền kinh tế.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Năm 1986, Mexico đã tham gia Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT, sau đó là việc trở thành thành viên chính thức của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào năm 1994. Từ đó, nền kinh tế Mexico có nhiều triển vọng phát triển mạnh hơn trước do tranh thủ được nguồn vốn và kỹ thuật cao cũng như thị trường rộng lớn của Mỹ và Canada, nhưng cũng đứng trước những thách thức lớn do nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, nhập khẩu tăng mạnh nên cán cân thương mại thâm hụt. Tháng 12/1994 ở Mexico đã nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính rất nghiêm trọng, làm chấn động kinh tế - tài chính quốc tế. Nhờ có sự trợ giúp của Mỹ và cộng đồng tài chính quốc tế cùng với việc áp dụng các biện pháp giảm chi tiêu ngân sách, thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy nhanh cải cách cơ cấu, từ giữa năm 1996 nền kinh tế Mexico đã từng bước phục hồi.
Kinh tế Mexico phụ thuộc nặng vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Trong chính sách kinh tế và đối ngoại, Mexico dành ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ, Canada, tiếp đến là các nước EU, các nước láng giềng ở Trung Mỹ và Mỹ Latinh. Đối với Châu Á-Thái Bình Dương, Mexico ưu tiên quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và các nước NICs.
Ngồi ra, Mexico cịn là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 1995), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 1994, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC vào năm 1993, Nhóm các nền kinh tế lớn G20, Liên minh Thái Bình Dương (gồm Mexico, Colombia, Chile và Peru)… Cho đến nay, Mexico đã ký Thỏa thuận/Hiệp định tự do thương mại (FTA) với trên 40 nước trên thế giới; khoảng 90% mậu dịch của Mexico có FTA. - Vị trí kinh tế chiến lược: Mexico có vị trí kinh tế chiến lược với trên 3.000 km
biên giới đường bộ với Mỹ (quan hệ thương mại mậu biên Mexico - Mỹ hiện đạt 1,2 tỷ USD/ngày), có nhiều cảng thương mại lớn bên bờ Thái Bình dương và Đại Tây dương đóng vai trị kết nối kinh tế - thương mại với cả châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ, hệ thống giao thông đường bộ kết nối trong nước và với bên ngoài (Bắc Mỹ và Trung - Nam Mỹ) ngày càng phát triển và nâng cấp.
1.2.2.4. Hoạt động thương mại
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) từ năm 1980 đến năm 2014, trong nhiều năm, Mexico ln ở trong tình trạng nhập siêu với cán cân thương mại âm, con số trung bình từ năm 1980 đến năm 2014 là -0,237 tỷ USD;
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đỉnh điểm là năm 2008, cán cân thương mại của Mexico thâm hụt với mức 17,32 tỷ USD vì lý do giá dầu giảm mạnh dẫn tới xuất khẩu giảm sút rõ rệt. Theo Viện thống kê Quốc gia và Địa lý Mexico INEGI, tháng 1 năm 2015, Mexico tiếp tục ghi nhận mức thâm hụt thương mại 0,325 tỷ USD.
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Mexico giai đoạn 2005 – 2014
Đơn vị: Tỷ USD
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Xuất khẩu 214,21 249,96 271,82 291,26 229,71 298,31 349,57 370,64 380,12 397,66
Nhập khẩu 221,82 256,09 281,93 308,58 234,38 301,48 350,84 370,75 381,21 399,98
Cán cân thương mại -7,61 -6,13 -10,11 -17,32 -4,67 -3,18 -1,27 -0,11 -1,09 -2,32
-50 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Tỷ USD
Nguồn: Ngân hàng thế giới (World Bank), 2015
a) Hoạt động nhập khẩu:
Từ biểu đồ 1.2 có thể thấy, nhập khẩu của Mexico có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7,54% giai đoạn 2000 – 2014, tăng từ 168,38 tỷ USD năm 2001 lên 399,98 tỷ USD năm 2014. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Mexico là 399,98 tỷ USD, đứng thứ 15 toàn thế giới và đứng thứ nhất Mỹ Latinh. Cũng theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), nhập khẩu của Mexico từ các nước Bắc Mỹ là chủ yếu, khoảng 51,5% kim ngạch, trong đó 2 đối tác chính là Mỹ và Canada, cùng thuộc khối Thị trường tự do Bắc Mỹ (Mỹ chiếm tới 49%); kế đến là các nước châu Á với 32,1% kim ngạch (trong đó Trung Quốc là 16,6%), và thứ ba là từ các nước châu Âu, khoảng 12,1% kim ngạch (Đức 3,4% ; Italy 1,3%...). Mexico nhập khẩu chủ yếu những sản phẩm như : Máy móc nơng nghiệp (21,3%), thiết bị điện tử (16,4%), phụ tùng ô tô, máy bay (8,9%)…
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
b) Hoạt động xuất khẩu:
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Mexico là 397,66 tỷ USD, đứng thứ 15 thế giới và thứ nhất trong các nước Mỹ Latinh. Trong chính sách xuất khẩu, Mexico cũng dành ưu tiên hàng đầu cho Mỹ và Canada. Xuất khẩu của Mexico sang các nước Bắc Mỹ chiếm tới 83% kim ngạch (Mỹ là 80,3% ; Canada là 2,7%) ; tiếp theo là các nước Mỹ Latinh chiếm 6,4%, cuối cùng là châu Á với 4,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico bao gồm : phương tiện giao thông (21,62%), máy móc thiết bị điện tử (20,12%), dầu (10,6%), nhựa, dược phẩm, đồ nội thất…
1.2.3. Mơi trường luật pháp và chính sách thương mại của Mexico
Mexico bao gồm 31 bang tự do, có chủ quyền trong các vấn đề liên quan đến chế độ nội bộ của họ, nhưng thống nhất trong một liên bang theo quy định của Hiến pháp Liên bang năm 1917. Luật pháp Mexico được tổ chức theo hệ thống luật Civil Law, được áp dụng dựa trên một hệ thống các bộ luật và nguyên tắc pháp lý: Luật Dân sự, Hình sự, Luật Doanh nghiệp, Luật lao động, Luật thương mại… với bộ luật Dân sự là xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật.
Một số văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của Mexico bao gồm:
- Luật thương mại 1890: điều chỉnh việc thực hiện các giao dịch kinh doanh trên khắp quốc gia Mexico, chuyên giải quyết các vấn đề cụ thể của thương mại.
- Luật thương mại nước ngồi: nhằm mục đích kiểm sốt và xúc tiến các hoạt động thương mại nước ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần cải thiện phúc lợi của cộng đồng quốc tế.
Ngồi ra, nó cũng bao gồm những quy định về rào cản thương mại như thuế quan và phi thuế quan, các quy định và hạn chế (hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, hệ thống tiêu chuẩn chính thức của Mexico – NOM’s) cũng như các quy định về chống bán phá giá.
Có thể thấy Mexico là một nước có hệ thống thuế quan và rào cản thương mại phòng phú và ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ hơn, tuy nhiên Mexico cũng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đang trong tiến trình cắt giảm thuế quan sâu cho nhiều ngành, nhiều mặt hàng và luôn sẵn sàng thực hiện nhiều ưu đãi đặc biệt cho các nước có thỏa thuận thương mại tự do. Trong thời gian tới, khi Việt Nam và Mexico tham gia thành công hiệp định TPP và thỏa thuận thương mại song phương được ký kết giữa hai nước, nhiều cơ hội mới sẽ mở ra cho cơng cuộc hợp tác tồn diện, lâu dài giữa hai quốc gia.
1.3. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Mexico
1.3.1. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mexico
Việt Nam và Mexico chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 19/05/1975 và cũng trong năm này, Đại sứ quán Việt Nam được mở tại Mexico. Năm 1976, Mexico mở Đại sứ quán tại Hà Nội, tuy nhiên, đến năm 1980 phải rút vì khó khăn kinh tế. Tháng 10/2000, Mexico mở lại Đại sứ quán tại Hà Nội.
Trong gần 40 năm qua, quan hệ chính trị - ngoại giao luôn được duy trì và phát triển tốt đẹp cả trên bình diện song phương và đa phương thơng qua trao đổi đoàn các cấp - ngành, cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao và sự hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương, hai bên luôn khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt. Hai nước đã ký một số Hiệp định và Thoả thuận hợp tác về nông nghiệp, y tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ. Về hợp tác đa phương, cả hai nước đều cùng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Co-operation – APEC), đồng thời ln tích cực phối hợp và hợp tác trên các diễn dàn đa phương.
Năm 2015 sẽ là một năm quan trọng đối với Việt Nam và Mexico, hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, đánh dấu mối quan hệ thương mại và đầu tư tăng cường giữa hai bên. Ngoài ra, Việt Nam và Mexico cũng là là hai quốc gia cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai nước sẽ có được nhiều cơ hội hợp tác hiệu quả hơn nữa một khi TPP được ký kết.
1.3.2. Quan hệ thương mại giữa hai nước trong gần 40 năm qua (1975 – 2015)
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngoài việc chú trọng vào các thị trường truyền thống cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
quan hệ hợp tác kinh tế với các thị trường mới mẻ và giàu tiềm năng, trong đó có thị trường Mỹ Latinh nói chung và thị trường Mexico nói riêng. Về phía Mexico, mặc dù chưa có Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước, song trong vài năm trở lại đây, Mexico vẫn đơn phương dành cho hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN), thể hiện sự thiện chí và định hướng mở rộng quan hệ thương mại đối với Việt Nam của Mexico. Thực tế hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam và Mexico chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1994 với tổng kim ngạch 2 chiều là 0,3 triệu USD. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đặc biệt là thương mại hàng hóa đã có những bước phát triển tích cực với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình giai đoạn 2008 – 2013 là 21,19%, năm 2013 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là 1,59 tỷ USD – theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), trong khi đó thương mại dịch vụ thì hầu như khơng có. Cịn theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mexico năm 2013 đạt mức 1,006 tỷ USD. Mexico dù là nước xuất khẩu đứng thứ 15 thế giới nhưng vẫn là nước nhập siêu đối với Việt Nam.
Bảng 1.1 : Kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu và tốc độ tăng/giảm cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mexico giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: triệu USD, %
Năm
Kim ngạch (Triệu USD) CCTM (triệu USD)
Tăng/giảm năm sau so năm trước (%) Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng 2008 614,16 68,75 682,91 545,42 29,77 74,94 33,23 2009 613,52 101,86 715,38 511,67 -0,10 48,16 4,75 2010 835,81 79,79 915,60 756,01 36,23 -21,66 27,99 2011 973,26 64,17 1037,43 909,10 16,45 -19,58 13,31 2012 1153,99 84,24 1238,23 1069,74 18,57 31,29 19,36 2013 1486,02 105,33 1591,35 1380,69 28,77 25,03 28,52
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), năm 2014, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ Mexico vào Việt Nam khá đa dạng, bao gồm cả nguyên vật liệu như bông sợi (5%), sắt thép (9%)… và hàng thành phẩm như dược phẩm (5%), thiết bị y tế (5%), các sản phẩm từ cao su (5%) nhưng chủ yếu là điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị cơ khí (khoảng 56%).
Cịn về phía Việt Nam, nước ta chủ yếu xuất khẩu vào Mexico các mặt hàng chủ lực truyền thống như giày dép, dệt may, thủy hải sản, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc và thiết bị cơ khí, cà phê… Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico 1486,02 triệu USD các mặt hàng trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện là 378,98 triệu USD, chiếm 25,5%; giày dép các loại là 273,6 triệu USD, chiếm 18,41%; hàng thủy sản là 109,92 triệu USD, chiếm 7,4%...