Mặt hàng dệt may

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 61 - 67)

2.2.4.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu dệt may sang Mexico

Thuận lợi

Việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mexico những năm gần đây có được một số thuận lợi như:

- Mexico có nhu cầu nhập khẩu dệt may tương đối ổn định với kim ngạch nhập khẩu khá cao. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), năm 2014, Mexico đứng thứ 26 trong số các nước nhập khẩu mặt hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,28 tỷ USD, tăng 11,11% so với năm 2013 (2,95 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu của Mexico có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2014 khoảng 4,4%, những năm gần đây kim ngạch gia tăng rất cao và đều đặn, khoảng 12%/năm.

- Với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường dệt may Mexico của Việt Nam là Trung Quốc, Mexico đang có chủ trương hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm bảo vệ nền sản xuất dệt may trong nước, cụ thể là ngày 28/9/2011, Bộ Kinh tế Mexico tuyên bố sẵn sàng đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu như Trung Quốc tiếp tục có những hành vi thương mại bất hợp pháp như bảo trợ giá hàng hóa xuất khẩu hay sửa chữa hóa đơn, những việc mà theo tính tốn của phía Mexico đã gây thiệt hại lớn đến các ngành công nghiệp đồ chơi, quần áo, giày dép, dệt may và sản xuất thép của nước này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Trong thời gian tới, khi hiệp định TPP được ký kết, dệt may Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì sẽ nhận được ưu đãi từ phía Mexico cho những nước thành viên của Hiệp định, trong khi Trung Quốc khơng thuộc Hiệp định này.

Khó khăn

Tuy hiện nay, việc xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Mexico đã có nhiều biến chuyển tích cực, nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, có thể kể đến như:

- Về hoạt động sản xuất và xuất khẩu: Chi phí sản xuất cho mặt hàng này của nước ta vẫn còn khá cao, giá trị gia tăng không nhiều cũng như lợi nhuận chưa cao. Tuy ngành sản xuất dệt may trong nước có lợi thế là giá nhân cơng rẻ, nhưng phần lớn nguyên phụ liệu, vật tư trong ngành đều phải phụ thuộc vào phía nước ngồi, do vậy, việc điều chỉnh giá hàng xuất khẩu khơng dễ dàng gì.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Mexico, chiếm tới 32,14%; tiếp theo là Hoa Kỳ (12,95%), Việt Nam (6,6%), Bangladesh (5,69%), Ấn Độ (5,65%). Trong số các nước nhập khẩu vào Mexico, Trung Quốc là nước có mức độ tăng trưởng kim ngạch ấn tượng nhất, khi thị phần năm 2005 chỉ là 1,86% thì 10 năm sau, đến năm 2014, thị phần của Trung Quốc trên thị trường Mexico đã lên tới 32,14% (xem biểu đồ 2.5). Mặt hàng dệt may của Việt Nam vốn chưa có được những lợi thế cạnh tranh nổi bật, bây giờ lại càng khó để giữ vững vị trí trên thị trường Mexico hơn khi gặp phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc có cùng trình độ sản xuất nhưng lại chủ động được nguồn nguyên vật liệu nên có thể dễ dàng điều chỉnh giá cả hàng hóa hơn so với Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.5 : Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mexico từ một số thị trường giai đoạn 2005 – 2014

Đơn vị: triệu USD

-500 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tri ệu U SD

Tổng Trung Quốc Hoa Kỳ Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

- Năng lực sản xuất nội địa của Mexico: Ngành dệt may là một ngành có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Mexico và bản thân Mexico cũng là một nước có thế mạnh về xuất khẩu dệt may. Theo số liệu của Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), năm 2012, giá trị sản xuất ngành dệt may của Mexico là 8,25 tỷ USD, chiếm 2,3% giá trị sản xuất của GDP. Năm 2014 Mexico xuất khẩu 4,373 tỷ USD các sản phẩm dệt may, chiếm 1,03% kim ngạch xuất khẩu dệt may thế giới và cao nhất trong số các nước Mỹ Latinh. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Mexico thường tập trung ở Distrito Federal (DF), Estado de México, Hidalgo, Jalisco, Puebla, San Luis Potosí, và Tlaxcala. Điều này tạo ra nhiều thách thức lớn cho những doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mexico.

- Về thuế suất nhập khẩu và các quy định nhập khẩu: Mặt hàng dệt may thuộc dịng hàng hóa chịu mức thuế nhập khẩu cao của Mexico, ngoài thuế nhập khẩu trung bình là 21,6% hàng dệt may nhập khẩu vào Mexico còn phải chịu mức thuế VAT 16% (riêng hàng hoá trao đổi qua biên giới đường bộ " biên mậu" thì phải

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chịu mức thuế VAT 11%). Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may làm từ chất liệu lụa hoặc da còn phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 5%. Đối với mặt hàng dệt may, các cơng ty nước ngồi cũng phải đáp ứng một hệ thống những quy định kỹ thuật nghiêm ngặt của Mexico như là một điều kiện để tiếp cận thị trường theo NOM 004-SCFI-2006 (chỉnh sửa năm 2011): quy định về nhãn mác của các sản phẩm dệt may và phụ kiện quần áo; NOM-020-SCFI-1993: quy định về nhãn mác đói với các sản phẩm da và da nhận tạo; NMX-A-2076-INNTEX-2013 và NMX-A-6938- INNTEX-2013: quy định tiêu chuẩn đối với sợi (thay cho NMX-A-099-INNTEX đã được đề cập trong NOM-004-SCFI-2006) và NOM-113-STPS-2009: đề cập đến việc phân loại, các thông số kỹ thuật và phương pháp kiểm nghiệm đối với các sản phẩm bảo hộ lao động. Ngoài ra, Mexico cũng áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng dệt may nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

2.2.4.2. Tình hình xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Mexico

a) Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico năm 2014 là 216,53 triệu USD, tăng 30,64% so với năm 2013 (165,75 triệu USD), chiếm 1,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ra các nước khác của Việt Nam. Trong số các nước xuất khẩu dệt may vào Mexico, thị phần của Việt Nam khá ổn định, khoảng 5 - 6% và đang có dấu hiệu tăng dần, tuy nhiên nếu so sánh với Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Mexico thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 1/5 (6,6% so với 32,13% của Trung Quốc - số liệu năm 2014). Từ biểu đồ 2.6 có thể thấy, gần đây, hàng dệt may của ta gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, trước năm 2009, thị phần của Trung Quốc luôn nhỏ hơn của Việt Nam. Tuy nhiên từ sau năm 2009, dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ, có năm tăng tới 128,7% và năm 2014 chiếm tới gần 1/3 thị trường dệt may Mexico, cao gấp đôi Hoa Kỳ vốn là một đối tác nhập khẩu hàng đầu mặt hàng này vào Mexico.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.6: Quy mô, tốc độ tăng trưởng và thị phần của kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam và Trung Quốc sang Mexico giai đoạn 2005 – 2014

Đơn vị: triệu USD và %

39,48 60,10 87,19 109,10 100,11111,19 150,94147,26 165,75 216,53 -50 0 50 100 150 200 250 300 0 50 100 150 200 250 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 % T ri ệu U SD

Kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Mexico Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Thị phần của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mexico Thị phần của Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mexico

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

Về tốc độ tăng trưởng, có thế thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico thay đổi rất thất thường với biên độ dao động lớn, có năm đạt mức tăng trưởng tới 250,32% (2005), có năm xuống tới mức -8,24% (năm 2009). Nhìn chung sang đến năm 2014, dệt may Việt Nam sang Mexico đang có dấu hiệu biến chuyển tích cực.

b) Cơ cấu xuất khẩu dệt may

Về cơ cấu xuất khẩu dệt may, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico chủ yếu là các mặt hàng như trong bảng 2.7.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), cơ cấu xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mexico khá đa dạng và đồng đều, khoảng 7-10% cho từng mặt hàng, ta cũng xuất khẩu sang Mexico một số mặt hàng là thế mạnh của dệt may Việt Nam như Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái (mã HS 6204); Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc (mã HS 6105); Áo phơng, áo may ơ và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc (mã HS 6109); Áo khốc ngồi, áo chồng mặc khi đi xe (car-coats), áo khốc khơng tay, áo chồng khơng tay, áo khốc có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai (mã HS 6201)….

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu , tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu dệt may và giá cả của một số mặt hàng chính từ Việt Nam sang Mexico năm 2014

Đơn vị: triệu USD, %, USD/đơn vị quần áo

Mã HS 6204 6105 6109 6201 6205 6104 6202 6203

Kim ngạch xuất

khẩu (triệu USD) 23,63 20,49 20,32 17,14 16,92 16,53 16,08 16,04 Tỷ trọng (%) 10,91 9,46 9,39 7,91 7,81 7,63 7,43 7,41

Giá bình quân hàng Việt Nam (USD/ đơn

vị)

11 9,08 5,18 22 10 6,87 21 10

Giá bình quân hàng Trung Quốc (USD/

đơn vị)

5,04 5,04 1,18 5,99 7,62 2,21 5,74 5,42

Giá bình quân nhập khẩu vào Mexico

(USD/ đơn vị)

8,68 5,64 1,78 8,24 10,00 3,66 7,72 7,75

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

c) Giá cả mặt hàng dệt may

Từ bảng 2.7 có thể thấy mặt hàng dệt may của ta có mức giá khá cao, ln cao hơn mức giá thế giới từ 3 – 4 USD/ đơn vị, thậm chí có mặt hàng cịn cao hơn đến 13 USD/ đơn vị (mã HS 6201). So sánh với giá cả phía Trung Quốc, giá của ta cũng cao hơn rất nhiều. Điều này có thể giải thích bởi lý do hàng dệt may của Việt Nam từ trước tới nay chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường truyền thống có mức thu nhập cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản với phân khúc cao cấp, vì thế khi xuất khẩu vào một quốc gia có mức thu nhập bình qn đầu người chỉ ở mức trung bình cao như

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Mexico thì mức giá cao như thế này sẽ kém thu hút người tiêu dùng hơn các mặt hàng giá rẻ xuất phát từ Trung Quốc.

d) Năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam trên thị

trường Mexico

Ngành dệt may Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào thị trường Mexico với những bước đi chậm nhưng chắc chắn. Nhiều năm trở lại đây, vị thế cao của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mexico đã cho thấy năng lực cạnh tranh của mặt hàng này. Về mẫu mã sản phẩm, nhìn chung ta đã xuất khẩu được một cơ cấu mặt hàng khá đa dạng với những chủng loại quen thuộc và chủ lực. Tuy nhiên, mức giá quá cao là điều đáng lưu tâm khi đặt trong bối cảnh ta phải cạnh tranh với Trung Quốc – một quốc gia ln có ưu thế về giá cả và Hoa Kỳ là nước láng giềng với Mexico, đã có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xuất khẩu vào nước này. Bên cạnh đó, việc chưa có một thương hiệu mạnh nào của Việt Nam có mặt trên thị trường Mexico cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam.

e) Phương thức thương mại của mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam

sang thị trường Mexico

Chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mexico. Thực tế là cũng giống như khi xuất khẩu sang các thị trường khác, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện phương thức thương mại là gia công cho các đối tác nước ngồi, vì thế, ngành sản xuất dệt may trong nước còn rất thụ động, năng lực sản xuất chưa cao cũng như chưa thể xây dựng được một thương hiệu quốc gia đủ mạnh để tấn cơng mạnh mẽ vào thị trường nước ngồi.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)