Mặt hàng thủy sản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 45 - 53)

2.2.2.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mexico

Thuận lợi

Tuy Việt Nam chưa có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhưng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Mexico đã đạt được rất nhiều thành tựu. Hiện nay Mexico xếp thứ 7/10 nước nhập khẩu thủy sản nhiều nhất của Việt Nam, nhưng mới chỉ chiếm 2,6% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới, còn Việt Nam đang xếp thứ 2 trong số các nước xuất khẩu thủy sản sang Mexico. Điều đó chứng tỏ cơ hội để tiếp tục khai thác, thống lĩnh thị trường này là rất lớn.

Về nguồn cung cấp trong nội địa Mexico, theo số liệu của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), sản lượng thủy sản của Mexico tăng trưởng đều đặn qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không cao, con số trung bình chỉ khoảng 2,8% giai đoạn 2005 – 2013. So với các nước có thế mạnh về ni trồng và đánh bắt thủy sản cùng khu vực Mỹ Latinh như Chile và Peru, sản lượng thủy sản của Mexico chỉ bằng khoảng 20%. Các doanh nghiệp sản xuất thủy sản của Mexico lại luôn chú trọng xuất khẩu hơn là cung cấp trong nước, vì vậy cịn rất nhiều khoảng trống trên thị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Về kim ngạch nhập khẩu thủy sản, nhìn chung Mexico là một trong những nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu Mỹ Latinh, chỉ đứng sau Brazil, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước hàng đầu về nhập khẩu thủy sản như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Theo số liệu của Viện Địa lý và Thống kê quốc gia Mexico (INEGI), năm 2014, Mexico nhập khẩu 739,15 triệu USD hàng thủy sản, tăng 23,8% so với năm 2013 (597,21 triệu USD), với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 – 2014 là 15,7%. Đặc biệt năm 2010 và 2011, thủy sản nhập khẩu vào Mexico có tốc độ tăng trưởng lên tới 41,25% và 23,66%, nguyên nhân là do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico vào năm 2010 đã khiến các quốc gia gần khu vực này không thể khai thác được nguồn thủy sản tự nhiên và buộc phải nhập khẩu. Mặt khác, gần đây, chính phủ Mexico đã đưa ra biện pháp nhằm tăng cường tiêu thụ thủy sản ở nước này trong 10 năm tới trong khi tiêu thụ thủy sản bình quân hiện đạt mức 9kg/người/năm. Do vậy nhu cầu tiêu thụ của thị trường này vẫn còn rất lớn và nhiều tiềm năng.

Hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Mexico cũng có nhiều sức hút với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì phương thức thanh toán đơn giản, rõ ràng, khối lượng nhập khẩu tương đối ổn định, giá cả phải chăng, phí vận chuyển trung bình, yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật... sản phẩm không quá cao...

Ngoài ra, mới đây, để bảo vệ cá ngừ ở vùng biển Thái Bình Dương trong suốt thời gian sinh sản, Ban thư ký của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển Nông thôn, Thủy sản và Thực phẩm Mexico (SAGARPA) đã thiết lập một lệnh cấm đánh bắt cá ngừ. Như vậy, có thể kì vọng vào việc kim ngạch xuất khẩu fillet cá ngừ đại dương của Việt Nam sang Mexico trong năm tới sẽ tăng cao.

Về hoạt động xúc tiến thương mại, tháng 10/2014, Tham tán thương mại Hoàng Tuấn Việt, dưới sự ủy quyền của đại sứ thương mại Việt Nam đã có buổi trao đổi với Cục trưởng Cục Giám định sản phẩm động thực vật và thủy sản Mexico, ông Arturo Calderon Ruanova, qua đó đề xuất Việt Nam và Mexico sớm đàm phán và tiến tới ký kết hiệp định song phương về kiểm dịch động thực vật và nuôi trồng thủy sản, chấp nhận thông quan bằng giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử nhằm tạo điều kiện cho nông sản vào thị trường nền kinh tế thứ hai Mỹ Latinh ngày

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

càng thuận lợi hơn. Điều này nếu thành công sẽ mở ra một triển vọng hợp tác sâu và rộng hơn về xuất nhập khẩu thủy sản giữa Việt Nam và Mexico.

Khó khăn

Mặc dù đây là thị trường khá dễ dàng cho thủy sản Việt Nam nhưng trong thời gian tới, người dân tại thị trường này đang dần dần chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu không quá gắt gao nhưng không đồng nghĩa với việc tùy tiện về chất lượng. Bên cạnh đó, dịch bệnh EMS năm 2013 vẫn tạo ra những hậu quả không nhỏ cho việc xuất khẩu tôm vào thị trường này. Nhiều doanh nghiệp tôm Việt Nam nhận định, sau năm 2013, những quy định nhập khẩu quá khắt khe tại Mexico đã ngăn cản mặt hàng tôm vào thị trường này.

Ngoài ra, trong khi cá tra, cá basa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico, hiện nay nước này cũng đang đầu tư nhiều cho nghề nuôi cá da trơn ở trong nước. Theo Uỷ ban Quốc gia về Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản Mexico (CONAPESCA), sản lượng cá da trơn của nước này đã tăng từ 2.503 tấn năm 2006 lên 3.384 tấn năm 2010. Chủ trương của Mexico là đẩy mạnh sản xuất cá da trơn theo hướng phát triển bền vững nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Năm 2010, tổng sản lượng thu hoạch cá da trơn của nước này tăng 5% so với năm 2009, đạt 5.466 tấn, trong đó có 3.384 tấn cá ni, cịn lại là cá khai thác. Việc tăng cường sản xuất cá da trơn nội địa có thể khiến cầu về sản phẩm này suy giảm, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mexico.

Về mức thuế đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mexico là 20%, ngoài ra thủy sản nhập khẩu vào Mexico còn phải chịu thuế VAT 16% (hoặc 11% đối với hàng hóa giao dịch dọc đường biên mậu). Đây là mức thuế không hề thấp và nếu hàng hóa thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mexico khơng có mức giá hợp lý thì sau khi bị tính kèm 2 mức thuế này, giá cả sẽ bị tăng lên tương đối nhiều.

Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng là điều cần lưu ý khi xuất khẩu sang Mexico. Ví dụ, nhãn mác hàng thủy sản nằm trong phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn bắt buộc NOM-051-SCFI / SSA1-2010 dành cho thực phẩm đóng gói và đồ uống khơng cồn, theo đó nhãn mác hàng thủy sản xuất khẩu sang Mexico phải tuân

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

theo những yêu cầu cụ thể như tên sản phẩm/ mô tả cụ thể, trừ trường hợp có thể nhận biết khi nhìn thấy, khối lượng, thành phần, xuất xứ, tên và địa chỉ nhà sản xuất… và phải có thơng tin bằng tiếng Tây Ban Nha. Hay như Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nằm trong quy định bắt buộc NOM-242-SSA1-2009 do Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn, Thủy sản và thực phẩm Mexico (SAGARPA) và Ban thư ký về Y tế - SS quản lý, theo đó hàng thủy sản Việt Nam khi nhập khẩu vào Mexico phải có giấy chứng nhận vệ sinh kiểm dịch do giữa Việt Nam và Mexico chưa có Hiệp định về cơng nhận lẫn nhau giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật và vệ sinh an toàn.

Quy định về đóng gói cũng là điều cần lưu ý khi xuất khẩu sang Mexico. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico chuyển tiếp Thông báo của Tổng cục quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico về quy định mới của nước này đối với hàng hóa có nguồn gốc động, thực vật nhập khẩu vào Mexico có hiệu lực kể từ ngày 29/07/2014, trong quá trình vận chuyển, hàng hóa đóng bao, gói, hộp và thùng carton phải được đặt trên pallet trong container khi nhập khẩu vào Mexico.

2.2.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Mexico

a) Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản từ Việt Nam sang Mexico

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), vào những năm đầu thế kỷ 21, giá trị nhập khẩu thủy sản của Mexico chỉ khoảng 100 triệu USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm thị phần lớn nhất, còn Việt Nam đứng thứ 25 trong tổng số 54 quốc gia xuất khẩu thủy sản sang Mexico với khối lượng rất khiêm tốn và chủ yếu là mặt hàng tôm. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu thủy sản của Mexico năm 2014 đã đạt đến gần 740 triệu USD, Việt Nam hiện nay đã vượt trên các nước Chile, Na Uy, Guatemala, Hoa Kỳ và đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu thủy sản sang Mexico (sau Trung Quốc) với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là 121,25 triệu USD, chiếm 16,4% (xem biểu đồ 2.3).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mexico từ một số thị trường chính giai đoạn 2005 – 2014

Đơn vị: triệu USD

234,52 302,26 372,84 411,61 275,75 389,49 481,63 518,08 597,21 739,15 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 T riệu USD

Tổng kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc

Việt Nam Chile

Honduras Hoa Kỳ

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

Từ biểu đồ 2.3 có thể thấy, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 – 2014 của kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Mexico lên đến 124,3%, nhưng tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm lại rất thất thường như năm 2010 là 30,52%, sau đó sang đến năm 2011 giảm xuống -86,86%, năm 2012 tốc độ tăng trưởng vọt lên tới mức 1013,84 %, nguyên nhân là do vụ nổ giàn khoan dẫn đến tràn dầu ở Vịnh Mexico khiến sản lượng tôm đánh bắt tại khu vực này giảm và buộc phải tăng cường nhập khẩu. Đến năm 2013, do việc xuất khẩu tơm gặp nhiều bất lợi vì dịch bệnh EMS, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang quốc gia này lại giảm nhẹ ở mức -3,82%. Sang năm 2014, do người dân Mexico chuyển sang tiêu dùng mặt hàng cá rô phi tự nuôi trong nước nên kim ngạch nhập khẩu các loại fillet cá từ nước ngoài sụt giảm, dẫn tới tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2014 từ Việt Nam có tăng nhưng chưa đạt được mức cao như những năm trước đó. Bên cạnh đó, một điều đáng chú ý là dù thứ hạng của Việt Nam trong số các đối tác xuất khẩu thủy sản của Mexico đang tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mexico lại giảm dần, từ mức cao nhất là 21,7% năm 2009 xuống còn 16,4% năm 2014.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

b) Về cơ cấu xuất khẩu

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Mexico của Việt Nam năm 2014, chiếm tỷ trọng lớn nhất là fillet đông lạnh với kim ngạch xuất khẩu là 120,05 triệu USD (chiếm 99,75%) trong đó bao gồm fillet cá tra có kim ngạch xuất khẩu 110,43 triệu USD (91,08%); fillet cá ngừ vằn là 2,059 triệu USD (1,7%), fillet cá rô phi là 1,61 triệu USD (1,33%); cịn lại là cá đơng lạnh chiếm 0,19%, động vật thân mềm chiếm 0,066%. Trước năm 2014 ta có xuất khẩu một lượng nhỏ tôm sú và tôm thẻ chân trắng qua Mexico với kim ngạch xuất khẩu khoảng 0,55 triệu USD. (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản từ Việt Nam sang thị trường Mexico giai đoạn 2007 – 2014

Đơn vị: triệu USD, %

Fillet cá và các loại thịt cá khác (tươi hoặc đông lạnh) đông lạnh Động vật thân mềm Động vật giáp xác đã hoặc chưa bóc mai, đơng lạnh, làm khơ, ướp muối hoặc hun khói

Tổng Tỷ lệ tăng trưởng (%) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch NK thủy sản của Mexico (%) 2007 39,55 0,32 0,07 0 39,94 20,08 10.7 2008 55,71 0,46 0,03 1,62 57,82 44,77 14 2009 58,88 0,09 0,03 0,83 59,83 3,48 21.7 2010 77,35 0,37 0,05 0,32 78,09 30,52 20 2011 101,99 0,09 0,08 0,4 10,26 -86,86 21.3 2012 47,7 0,11 0,05 0 114,28 1013,84 22.1 2013 109,54 0,1 0,16 0,12 109,92 -3,82 18.4 2014 120,95 0,23 0,08 0 121,25 10,31 16.4

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tuy nhiên theo thông tin của Bộ Công thương Việt Nam, đến ngày 18/04/2013, phía Mexico quyết định tạm đình chỉ nhập khẩu tơm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan dưới dạng sống, nguyên liệu, nấu chín, đơng, khơ hoặc bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là lồi tơm sú (Black Tiger) và tôm thẻ chân trắng (White – Litopenaeus vannameri), do các quốc gia trên có một bệnh mới tác động đến loài giáp xác gây hội chứng hoại tử cấp tính của gan tụy và chết hàng loạt. Tiếp đó ngày 15/05/2013, Bộ Nơng nghiệp, Chăn ni, Phát triển nông thôn, Thủy sản và Thực phẩm Mexico, tiếp tục có cơng văn gửi Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mở rộng phạm vi tạm ngừng nhập khẩu các loại giáp xác sống, nguyên liệu, khô và đông lạnh từ Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sang Mexico các lô sản phẩm giáp xác đã được nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C và tối thiểu trong 90 giây, có kèm theo Giấy chứng nhận an tồn thực phẩm do các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trực thuộc Nafiqad cấp.

c) Về giá cả mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mexico

Từ bảng 2.4 có thể thấy, đối với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mexico là cá fillet đông lạnh, đặc biệt là cá ngừ và cá tra, các basa, mức giá của Việt Nam luôn thấp hơn khoảng 0,9 – 1,2 USD/kg so với mức giá trung bình nhập khẩu vào Mexico, còn nếu so với mức giá của đối thủ trực tiếp cạnh tranh trên thị trường là Trung Quốc thì mức giá của ta thời điểm năm 2005 – 2009 có cao hơn khoảng 0,2 – 0,3 USD/kg, từ năm 2010 – 2014 thì giá cá fillet của ta thấp hơn khá nhiều, tầm 0,9 – 1,5 USD/kg. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xuất khẩu những mặt hàng thủy sản có mức giá phù hợp với thu nhập ở mức trung bình của đại đa số người dân Mexico, vì thế đây cũng là hai nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mexico lớn nhất.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.4: Mức giá trung bình mặt hàng fillet cá đơng lạnh nhập khẩu vào Mexico từ một số nước giai đoạn 2005 -2014

Đơn vị: USD/ kg 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trung bình 2,991 3,200 3,100 3,127 2,546 3,027 3,523 3,355 3,467 3,515 Trung Quốc 2,618 2,627 2,478 2,606 2,002 2,940 3,739 3,304 3,745 3,732 Việt Nam 2,856 3,075 2,846 2,619 2,085 2,196 2,541 2,461 2,261 2,167 Chile 5,478 7,160 7,921 7,350 7,384 9,519 9,861 7,516 8,958 10,36 Indonesia 5,009 3,830 4,108 4,276 4,163 5,076 5,507 7,275 9,679 9,206 Hoa Kỳ 2,437 3,299 3,386 2,826 4,207 11,47 12,82 11,56 13,08 13,34

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

d) Về năng lực cạnh tranh

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Mexico những sản phẩm thủy sản chủ lực vốn có như fillet cá tra có kim ngạch xuất khẩu 110,43 triệu USD, fillet cá ngừ vằn là 2,059 triệu USD, fillet cá rô phi là 1,61 triệu USD. Gần đây, fillet cá tra và cá ngừ vằn của Việt Nam đang ngày càng được

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)