Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Mexico

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 30 - 32)

1.3.1. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mexico

Việt Nam và Mexico chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 19/05/1975 và cũng trong năm này, Đại sứ quán Việt Nam được mở tại Mexico. Năm 1976, Mexico mở Đại sứ quán tại Hà Nội, tuy nhiên, đến năm 1980 phải rút vì khó khăn kinh tế. Tháng 10/2000, Mexico mở lại Đại sứ quán tại Hà Nội.

Trong gần 40 năm qua, quan hệ chính trị - ngoại giao luôn được duy trì và phát triển tốt đẹp cả trên bình diện song phương và đa phương thơng qua trao đổi đoàn các cấp - ngành, cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao và sự hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương, hai bên luôn khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt. Hai nước đã ký một số Hiệp định và Thoả thuận hợp tác về nông nghiệp, y tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ. Về hợp tác đa phương, cả hai nước đều cùng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Co-operation – APEC), đồng thời ln tích cực phối hợp và hợp tác trên các diễn dàn đa phương.

Năm 2015 sẽ là một năm quan trọng đối với Việt Nam và Mexico, hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, đánh dấu mối quan hệ thương mại và đầu tư tăng cường giữa hai bên. Ngoài ra, Việt Nam và Mexico cũng là là hai quốc gia cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai nước sẽ có được nhiều cơ hội hợp tác hiệu quả hơn nữa một khi TPP được ký kết.

1.3.2. Quan hệ thương mại giữa hai nước trong gần 40 năm qua (1975 – 2015)

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngoài việc chú trọng vào các thị trường truyền thống cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quan hệ hợp tác kinh tế với các thị trường mới mẻ và giàu tiềm năng, trong đó có thị trường Mỹ Latinh nói chung và thị trường Mexico nói riêng. Về phía Mexico, mặc dù chưa có Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước, song trong vài năm trở lại đây, Mexico vẫn đơn phương dành cho hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN), thể hiện sự thiện chí và định hướng mở rộng quan hệ thương mại đối với Việt Nam của Mexico. Thực tế hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam và Mexico chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1994 với tổng kim ngạch 2 chiều là 0,3 triệu USD. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đặc biệt là thương mại hàng hóa đã có những bước phát triển tích cực với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình giai đoạn 2008 – 2013 là 21,19%, năm 2013 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là 1,59 tỷ USD – theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), trong khi đó thương mại dịch vụ thì hầu như khơng có. Cịn theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mexico năm 2013 đạt mức 1,006 tỷ USD. Mexico dù là nước xuất khẩu đứng thứ 15 thế giới nhưng vẫn là nước nhập siêu đối với Việt Nam.

Bảng 1.1 : Kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu và tốc độ tăng/giảm cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mexico giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị: triệu USD, %

Năm

Kim ngạch (Triệu USD) CCTM (triệu USD)

Tăng/giảm năm sau so năm trước (%) Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng 2008 614,16 68,75 682,91 545,42 29,77 74,94 33,23 2009 613,52 101,86 715,38 511,67 -0,10 48,16 4,75 2010 835,81 79,79 915,60 756,01 36,23 -21,66 27,99 2011 973,26 64,17 1037,43 909,10 16,45 -19,58 13,31 2012 1153,99 84,24 1238,23 1069,74 18,57 31,29 19,36 2013 1486,02 105,33 1591,35 1380,69 28,77 25,03 28,52

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), năm 2014, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ Mexico vào Việt Nam khá đa dạng, bao gồm cả nguyên vật liệu như bông sợi (5%), sắt thép (9%)… và hàng thành phẩm như dược phẩm (5%), thiết bị y tế (5%), các sản phẩm từ cao su (5%) nhưng chủ yếu là điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị cơ khí (khoảng 56%).

Cịn về phía Việt Nam, nước ta chủ yếu xuất khẩu vào Mexico các mặt hàng chủ lực truyền thống như giày dép, dệt may, thủy hải sản, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc và thiết bị cơ khí, cà phê… Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico 1486,02 triệu USD các mặt hàng trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện là 378,98 triệu USD, chiếm 25,5%; giày dép các loại là 273,6 triệu USD, chiếm 18,41%; hàng thủy sản là 109,92 triệu USD, chiếm 7,4%...

Tuy nhiên nhìn chung tổng mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước còn quá nhỏ bé so với các đối tác của từng nước cũng như tiềm năng hợp tác phát triển giữa hai nước. Trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam ln trong tình trạng xuất siêu với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như giày dép, thủy sản, dệt may, cà phê, thiết bị và linh kiện điện tử ; còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm bông, sắt và thép, dược phẩm, máy móc và thiết bị cơ khí … Một trong những nguyên nhân cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam, là do Việt Nam đã mở Văn phòng Thương mại tại Mexico từ tháng 9/2005, tuy nhiên Mexico chưa mở Văn phòng Thương mại tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)