Đánh giá về hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 71 - 74)

sang thị trường Mexico giai đoạn 2005 – 2014

2.4.1. Thành tựu

Hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico giai đoạn 2005 – 2014 đã đạt được những thành công không thể phủ nhận.

Thứ nhất, việc xuất khẩu sang Mexico đem lại kim ngạch xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD cho Việt Nam năm 2013, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico ngày một tăng và có tốc độ tăng trưởng khá cao, trung bình khoảng 22%/năm. Đặc biệt là

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường này. Việt Nam cũng đang dần khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong số các thị trường nhập khẩu của Mexico. Thứ hai, việc phát triển xuất khẩu sang Mexico đã giải quyết được nhu cầu cấp bách phải tìm kiếm thị trường mới khi hoạt động xuất khẩu ở những thị trường truyền thống đang gặp phải khó khăn, đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo và thủy sản cũng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Mexico nhờ giá cả hợp lý và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, nhờ tận dụng được những lợi thế so sánh như giá lao động rẻ, trình độ chuyên môn khá cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng như kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của ta những năm gần đây đã được nâng lên, quy mô xuất khẩu được mở rộng. Điều này thể hiện ở việc tăng trưởng không ngừng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang Mexico cũng như tăng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này. Chất lượng hàng hóa và cơ cấu hàng xuất khẩu khơng ngừng được cải thiện theo hướng tăng dần những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần giá trị xuất khẩu các mặt hàng thô, sơ chế.

Cuối cùng, việc nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mexico đã góp phần tạo cơ hội tiếp xúc với những nhu cầu mới, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, dịch vụ phát triển, tăng trưởng kinh tế. Nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu đã đóng góp vào ngân sách quốc gia, bổ sung cán cân thương mại, tăng tích lũy và tiêu dùng cho tồn xã hội, từng bước củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ cho tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Mexico cịn nhiều hạn chế, có thể kể đến như:

Một là, quy mơ xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Mexico còn khá nhỏ bé, như kim ngạch xuất khẩu gạo sang Mexico chỉ chiếm khoảng 0,33% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới (năm 2013); con số này đối với mặt hàng thủy sản là 2,3% - năm 2012, đối với giày dép là 2,8% - năm 2012 và dệt may chỉ là 0,5% - năm 2012 (theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bộ Công thương Việt Nam). Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh nhưng còn thất thường, dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như biến động giá trên thị trường thế giới (có thể nhận thấy qua hoạt động xuất khẩu giày dép và hàng dệt may) hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại với Mexico, đặc biệt là hàng nông, thủy sản.

Hai là, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn khá đơn điệu, chưa đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Ta chưa có nhiều thương hiệu mạnh nên chủ yếu hàng xuất khẩu của ta là gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của các tập đoàn đa quốc gia và của nước ngoài, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng lợi nhuận đạt được lại không nhiều.

Ba là, các doanh nghiệp Việt Nam cịn thiếu thơng tin về thị trường đối tác. Điều này thể hiện ở việc hầu hết các hợp đồng xuất khẩu sang Mexico đều là do người nhập khẩu tự tìm đến, các giao dịch thương mại giữa hai bên cho đến nay phần lớn là các hợp đồng giá trị nhỏ, khơng nhiều, mang tính chất phi vụ nhất thời; bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lựa chọn hình thức xuất khẩu qua trung gian hoặc gia cơng chứ ít khi trực tiếp xuất khẩu. chưa tận dụng hết tiềm năng hợp tác thương mại của cả hai bên. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt thông tin về thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời thông tin về sản phẩm xuất khẩu cũng chưa tiếp cận được các nhà nhập khẩu Mexico. Doanh nghiệp do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước nên cũng thụ động hơn trong việc tìm kiếm, nghiên cứu thị trường mới này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

MEXICO

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)