2.2.3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường Mexico
Thuận lợi
Việc xuất khẩu giày dép từ Việt Nam vào Mexico có được một số thuận lợi như sau:
- Về khả năng sản xuất, da giày là một ngành sản xuất trọng lao động, Việt Nam hiện có nguồn nhân cơng dồi dào với chi phí thấp, có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng thành thạo máy móc và cơng nghệ mới. Đây là nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Về thị trường tiêu thụ, Mexico là một thị trường rộng lớn với mức thu nhập trung bình cao; do đặc thù dân số lớn, Mexico cũng có mức tiêu thụ giày dép khá cao, khoảng 289 triệu đôi, đứng thứ 14 thế giới (số liệu năm 2011 của Hiệp hội giày dép thế giới). Tuy là một nước có nền cơng nghiệp sản xuất giày dép khá phát triển nhưng Mexico lại thường xuyên ở trong tình trạng nhập siêu giày dép với mức chênh lệch lên tới 363,68 triệu USD (năm 2014). Mexico là thị trường nhập khẩu giày dép đứng thứ 26 thế giới và đứng thứ 2 trong số các nước Mỹ Latinh sau Chile. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), kim ngạch nhập khẩu giày dép các loại của Mexico tăng trưởng khá đều đặn qua các năm với mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 – 2014 là 11%. Riêng năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến cầu tiêu thụ của thị trường Mexico, dẫn đến mức tăng trưởng nhập khẩu âm tới 16,8%, nhưng sang năm 2010 đã phục hồi đáng kể và đạt mức tăng trưởng 27,64%. Từ bảng 2.5 có thể thấy, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu giày dép của Mexico chỉ là 602,98 triệu USD, đến năm 2014 kim ngạch nhập khẩu của Mexico đã đạt mốc 1,01 tỷ USD.
Bảng 2.5: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu giày dép vào Mexico từ một số nước giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị: triệu USD, %
Tổng Tốc độ tăng
trưởng (%) Trung Quốc Việt Nam Indonesia Italy
2008 602,984 15,01 84,886 211,233 56,092 45,433 2009 501,809 -16,78 72,912 198,209 56,222 33,106 2010 640,532 27,64 105,983 250,875 91,923 39,206 2011 768,376 19,96 143,627 267,974 121,593 51,143 2012 871,5 13,42 245,352 281,149 134,328 46,554 2013 913,634 4,83 323,234 273,601 111,547 54,269 2014 1009,532 10,50 398,532 285,225 106,215 57,247
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Bên cạnh đó, Mexico lại là nước có vị trí địa lý tiếp giáp với Hoa Kỳ, vốn là một trong những thị trường quen thuộc của Việt Nam, do đó việc tổ chức vận chuyển hàng hóa sang thị trường này sẽ khơng gặp nhiều khó khăn.
- Giày dép sang Mexico không phải chịu bất kỳ một hạn ngạch nhập khẩu nào, tuy nhiên mặt hàng này sẽ phải chịu mức thuế quan MFN từ 0-30 %, ngồi ra cịn phải chịu mức thuế VAT là 16% hoặc 11% đối với hàng hóa giao dịch qua biên mậu.
Một điểm tích cực nữa cho giày dép Việt Nam xuất khẩu là các nhà nhập khẩu Mexico đang áp dụng nhiều biện pháp để không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc vốn đang chiếm thị phần rất lớn về giày dép nhập khẩu của nước này. Đặc biệt, trong thời gian tới, khi hiệp định TPP được ký kết, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất khẩu sang Mexico, đây là một lợi thế rất lớn khi Trung Quốc không nằm trong số các nước tham gia hiệp định này.
Khó khăn
Về cơng tác sản xuất, Việt Nam cịn gặp khơng ít khó khăn như phương thức hoạt động vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu, do đó kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng kim ngạch thực thì lại rất ít, ngồi ra các doanh nghiệp sản xuất còn bị phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngồi, khơng có cơ hội nắm bắt thị trường, thụ động trong việc tiếp nhận đơn hàng và triển khai kế hoạch sản xuất, lợi nhuận thấp và ít vốn tích lũy để tái đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, do chúng ta chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công nên trình độ cơng nghệ chưa cao, quy mô đầu tư phụ thuộc vào kế hoạch xuất khẩu của các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu hạn chế, phần lớn phải nhập từ nước ngồi mà lại chính từ những nước cạnh tranh trực tiếp với chúng ta cũng là một khó khăn.
Một thách thức nữa đến từ các đối thủ cạnh tranh khác. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), Mexico chủ yếu nhập khẩu giày dép từ Trung Quốc (39,48%); Việt Nam (28,25%); Indonesia (10,52%); Italy (5,67%). Đây chủ yếu là những nước có khả năng sản xuất những mặt hàng giày dép giá rẻ, mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hiếu và khả năng chi trả của hầu hết người dân có mức thu nhập trung bình ở Mexico. Như Trung Quốc, từ lâu quốc gia này đã chủ động được nguồn nguyên vật liệu, lại tận dụng được nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, năng suất lao động cao, hệ thống phân phối bài bản thông qua lực lượng Hoa Kiều đông đảo; các đối thủ khác như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ cũng đang tích cực đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, trong khi hàng hóa của Việt Nam chưa có được lợi thế cạnh tranh nổi bật.
Nền sản xuất nội địa vững mạnh của Mexico cũng là một khó khăn. Theo thống kê của World Footwear, năm 2013, Mexico đứng thứ 9 trong số các nước sản xuất giày dép nhiều nhất thế giới với sản lượng 245 triệu đôi, chiếm 1,11% tổng số giày dép được sản xuất toàn cầu; đứng thứ 2 khu vực Mỹ Latinh sau Brazil với sản lượng là 900 triệu đôi, chiếm 4,09%. Năm 2014 Mexico là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ 23 thế giới với kim ngạch xuất khẩu là 645,86 triệu USD. Có thể thấy Mexico là một nước có thế mạnh về xuất khẩu giày dép với gần 8000 doanh nghiệp sản xuất, hơn nửa trong số đó tập trung ở bang Guanajuato, 68% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Mexico đến từ bang này và 200 nhà xuất khẩu giày lớn nhất của bang đã có khách hàng ở 40 nước trên thế giới, phần còn lại thuộc về bang Guadalajara (18%) và thủ đô Mexico City (12%) .
Về thị trường tiêu thụ, Mexico đã và đang sử dụng nhiều biện pháp hạn chế việc nhập khẩu ồ ạt những hàng hóa giá rẻ từ nước ngồi vào nội địa để bảo vệ nền sản xuất trong nước, điển hình là việc đơn phương phá vỡ lộ trình cắt giảm thuế quan, quyết định áp dụng trở lại mức thuế từ 25-30% đối với giày dép nhập khẩu từ ngày 1/10/2014. Tuy nhiên, ngày 1/10/2014, với mục đích nhằm chống các hành động cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn thương ngành cơng nghiệp da giày Mexico, Chính phủ nước này quyết định áp thuế từ 25-30% đối với giày dép nhập khẩu. Ngồi ra, Mexico cịn ban hành quy định mới, theo đó nhà nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan thuế sở tại năm ngày trước khi hàng cập bến, tăng cường công tác thanh tra với sự tham gia của các nhà quan sát có chun mơn, đồng thời giảm số cửa hải quan nhập giày dép từ 33 xuống còn 9 để tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát dễ dàng hơn.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.2.3.2. Tình hình xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Mexico
a) Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày dép
Theo số liệu từ phía Việt Nam, năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu sang Mexico 228,7 triệu USD mặt hàng giày dép các loại, chiếm 9,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam ra thế giới. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại từ Việt Nam sang Mexico giai đoạn 2005 – 2012 có mức độ tăng trưởng khá đều đặn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 9,65% (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép từ Việt Nam sang Mexico giai đoạn 2005 – 2013
Đơn vị: triệu USD, %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 105,68 123,37 137,27 154,23 139,06 192,99 206,22 213,16 228,7 Tốc độ tăng trưởng (%) - 16,74 11,27 12,36 -9,84 38,78 6,86 3,36 7,3
Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam, 2015
Còn theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mexico năm 2013 là 273,601 triệu USD, giảm 2,68% so với năm 2012 (281,149 triệu USD), tuy nhiên đến năm 2014 đã nhanh chóng phục hồi và đạt mức tăng trưởng 4,25%, kim ngạch xuất khẩu là 285,225 triệu USD. Tuy nhiên thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này đã có dấu hiệu chậm dần, khơng đạt được mức tăng trưởng cao như thời điểm năm 2010 (39,2% theo số liệu của Mexico) hay thời điểm trước đó và lên xuống khá thất thường. Nguyên nhân là vì từ sau năm 2010, hàng hóa của ta phải cạnh tranh với sự xuất hiện ồ ạt của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Mexico. Việc giày dép các loại được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng đã áp đảo hàng Việt Nam trên thị trường Mexico có thể nhìn thấy qua biểu đồ 2.4.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại từ Việt Nam và Trung Quốc sang Mexico và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Mexico giai đoạn 2005 – 2014
Đơn vị: triệu USD và %
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 % T ri ệu U S D
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc
Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mexico Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mexico
Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015
Theo biểu đồ 2.4, từ năm 2005 đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mexico luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên đến năm 2010 khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Trung Quốc, thị phần của ta trên thị trường này đã bị sụt giảm nhanh chóng. Đến năm 2013, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mexico với thị phần lên đến 35,4% năm 2013 và 39,5% năm 2014, trong khi đó tỷ trọng của Việt Nam giảm từ 32,3% năm 2012 xuống còn 29,9% năm 2013 và 28,3% năm 2014.
b) Cơ cấu xuất khẩu
Về cơ cấu xuất khẩu giày dép, theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), Việt Nam tập trung xuất khẩu sang Mexico những sản phẩm vốn là thế mạnh như giày dép có đế ngồi bằng cao su, da, nhựa hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt (mã HS 6404) có kim ngạch xuất khẩu là 154,39 triệu USD ( 54%); các loại giày, dép khác có đế ngồi và mũ bằng cao su hoặc nhựa (mã HS 6402) là 75,64 triệu USD (27%); các
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
loại giày, dép có đế ngồi bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc là 53,72 triệu USD (19%), còn lại là các bộ phận của giày dép và các loại giày dép khác.
c) Về giá cả giày dép xuất khẩu sang Mexico
Mặt hàng giày dép có đế ngồi bằng cao su, da, nhựa hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt - Mã HS 6404:
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), giá cả mặt hàng này của Việt Nam xuất sang Mexico qua các năm từ 2005 – 2014 ở mức trung bình cao, năm 2014 mức giá trung bình của các mặt hàng thuộc nhóm này là 12 USD/ đơi, cao hơn giá trung bình nhập khẩu vào Mexico 2,21 USD/đôi và cao hơn mức giá của Trung Quốc tới 4,61 USD/đôi. So sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, trước năm 2011, giá hàng của Việt Nam thường thấp hơn tầm 300 USD/ tấn hoặc 3,6 USD/ đôi; tuy nhiên từ năm 2012 giày dép xuất khẩu từ Việt Nam ln có giá cao hơn của Trung Quốc khoảng 2,83 USD/đôi hoặc 3104 USD/tấn năm 2013.
Mặt hàng giày, dép khác có đế ngồi và mũ bằng cao su hoặc nhựa (mã HS 6402):
Năm 2014, mức giá trung bình các mặt hàng của nhóm này vào khoảng 12 USD/đôi. Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam trong nhóm này có giá tương đối cao so với các nước khác, luôn cao hơn mức giá trung bình từ 260 – 750 USD/tấn hoặc 1,7 – 5,9 USD/đôi. So sánh với Trung Quốc, trước năm 2008 giá hàng Việt Nam thường thấp hơn tầm 360 USD/tấn hoặc 2,7 USD/ đôi, nhưng sau năm 2008, giá hàng Việt Nam lại cao hơn so với giá hàng Trung Quốc khá nhiều, từ 300 – 1243 USD/tấn hoặc 6 – 8 USD/ đôi.
Mặt hàng giày, dép có đế ngồi bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc ( Mã HS 6403)
Năm 2014, mức giá trung bình các mặt hàng của nhóm này vào khoảng 17 USD/đôi. Theo thống kê từ phía Mexico, giá cả của Việt Nam xuất khẩu sang Mexico ở mức trung bình thấp, ln thấp hơn mức giá trung bình từ 70 – 1400 USD/ tấn hoặc 6 – 10 USD/ đôi. So sánh với Trung Quốc, năm 2005 và 2006 giá hàng Việt Nam cao hơn tầm 280 USD/ tấn, từ năm 2007 – 2012 thường xuyên thấp
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hơn tầm 500 USD/ tấn, tuy nhiên đến năm 2003 cao hơn là 822 USD/ tấn. Năm 2014, giá hàng của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 6 USD/đôi.
d) Năng lực cạnh tranh của mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam trên thị
trường Mexico
Nằm trong top 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mexico đã chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này. Tuy nhiên, việc thị phần của Việt Nam nhanh chóng tụt giảm sau khi Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt sang Mexico cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam không phải là vững chắc tuyệt đối.
Về nguyên liệu đầu vào, tuy nguồn nhân công giá rẻ là một nhân tố quan trọng giúp giảm giá thành sản phẩm, nhưng hầu hết các nguyên liệu và phụ liệu chúng ta lại chủ yếu nhập từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc được xem là quốc gia có nhiều lợi thế về sản xuất da giày và một nguồn nguyên phụ liệu dồi dào đã được lên kế hoạch xây dựng cụ thể. Ưu thế nhân công giá rẻ chưa hẳn là một yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ bởi chúng ta vẫn phải phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu từ phía nước ngồi.
Về phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp da giày Trung Quốc đã có nhiều kế hoạch dài hạn nhằm thâm nhập, tấn công và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và sự thực là họ đã thành cơng thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thực hiện chủ yếu là phương thức gia công, sản phẩm đều mang nhãn hiệu của các