sang thị trường Mexico
Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Mexico sẽ mở đường cho công cuộc mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Thứ nhất, Mexico là một thị trường rộng lớn, nhu cầu nhập khẩu phong phú và đa dạng, và trong tương lai khi nền kinh tế của Mexico phát triển thì dung lượng thị trường sẽ cịn tăng hơn nữa. Với dân số đơng được dự báo đến năm 2020 sẽ là 176 triệu người và một nền kinh tế phát triển năng động và vững chắc với tốc độ tăng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trưởng trung bình ước tính sẽ là 1,27%, Mexico được dự báo có thể sẽ trở thành một trong 7 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050 theo thứ tự lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brasil, Nhật Bản, Nga và Mexico. Như vậy đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU đã có dấu hiệu bão hịa.
Thứ hai, thị trường tiêu thụ Mexico thuộc về nhiều tầng lớp với nhiều mức thu nhập khác nhau, là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa sẽ tạo nên một thị trường với nhu cầu đa dạng và phong phú và cũng khơng q khó để đáp ứng với năng lực sản xuất hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thêm vào đó, Mexico là một nước có hệ thống những quy định về quản lý nhập khẩu đang trong q trình hồn thiện, tuy đã bài bản chưa đạt tới độ tinh vi và ngặt nghèo như một số thị trường truyền thống khác của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ; ngoài ra, Mexico cũng sẵn sàng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan sâu để thúc đẩy tự do thương mại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Mexico sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước, đẩy nhanh triển vọng ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Mexico.
Thứ ba, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và Mexico không quá giống nhau nên việc tăng cường quan hệ thương mại sẽ tạo nên sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế hai nước, đảm bảo hiệu quả trao đổi thương mại. Có thể thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mexico những mặt hàng truyền thống như giày dép, dệt may, thủy sản, gạo… và nhập khẩu của Mexico chủ yếu là nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như bông sợi, sắt thép, máy móc cơ khí…
Thứ tư, Mexico nằm ở vị trí kinh tế chiến lược với trên 3.000 km biên giới đường bộ với Mỹ, có nhiều cảng thương mại lớn bên bờ Thái Bình dương và Đại Tây dương đóng vai trị kết nối kinh tế - thương mại với cả châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ, hệ thống giao thông đường bộ kết nối trong nước và với bên ngoài (Bắc Mỹ và Trung - Nam Mỹ) ngày càng phát triển và nâng cấp. Bạn hàng chủ yếu ở châu Mỹ của Việt Nam vốn là Mỹ, Canada và một số nước Mỹ Latinh khác như Brazil, Argentina, Cuba, còn Mexico vẫn là một thị trường mới đối với Việt Nam và chưa thực sự được coi trọng. Thông thường chỉ khi việc xuất khẩu sang Mỹ gặp khó khăn do bị cáo buộc bán phá giá thì doanh nghiệp Việt Nam mới
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
xuất khẩu sang Mexico. Vì vậy việc nhìn ra tiềm năng ở vị trí kinh tế chiến lược của Mexico thực sự rất cần thiết. Tấn công vào thị trường Mexico sẽ là bước đệm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận được các thị trường mới khác ở châu Mỹ, ngoài ra việc tận dụng xuất khẩu đồng thời sang nhiều thị trường ở châu Mỹ có thể làm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm.
Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang Mexico là rất cần thiết để tăng cường hợp tác chặt chẽ, toàn diện hơn giữa hai nước, tăng hiệu quả kinh tế, thương mại.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ LỰC