Mặt hàng gạo

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 38 - 45)

2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico giai đoạn 200 5-

2.2.1. Mặt hàng gạo

2.2.1.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Mexico

Thuận lợi

Việc xuất khẩu gạo trắng sang Mexico của Việt Nam gặp khá nhiều thuận lợi:

- Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Mexico là một quốc gia có dân số đơng nhưng lại đang có xu hướng giảm sản xuất lúa trong nước, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng 2,3% mỗi năm, từ sản lượng 367.000 tấn vào năm 1995, xuống chỉ cịn gần 180.000 tấn vào năm 2013. Do đó khả năng cung ứng thóc gạo của các doanh nghiệp trong nước không đủ phục vụ nhu cầu lương thực cao trong nội địa. Mexico xếp thứ 34 trong tổng số 100 nước sản xuất lúa gạo trên thế giới, tuy nhiên nước này vẫn phải nhập khẩu 90% về nhu cầu gạo, trong số này có 75% là nhập khẩu dưới dạng thóc dùng để xay xát, 25% cịn lại là nhập khẩu gạo trắng. Nhu cầu thị trường Mexico tiêu thụ 90% là gạo hạt dài 5% tấm (nhập khẩu), 9% là hạt thô (sản xuất trong nước) và 1% là gạo Morelos.

- Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), Mexico là nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gạo nói chung tương đối ổn định, mỗi năm khoảng 800 – 900 nghìn tấn với trị giá nhập khẩu khoảng 390 triệu USD mỗi năm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch và sản lượng nhập khẩu mặt hàng gạo và thóc của Mexico giai đoạn 2005 – 2014

Đơn vị: triệu USD và nghìn tấn

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 0 50 100 150 200 250 300 350 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ng hìn tấn T riệu USD Giá trị nhập khẩu thóc

Giá trị nhập khẩu gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ Sản lượng nhập khẩu thóc

Sản lượng nhập khẩu gạo đã xát tồn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

Từ biểu đồ 2.2, năm 2014, Mexico nhập khẩu gạo xay xát đánh bóng, hạt dài, 5% tấm với tổng số 259.163 tấn, đạt giá trị là 157,74 triệu USD. Cũng theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), trong đó nhập từ các quốc gia chủ yếu: Hoa Kỳ: 100.348 tấn (tương đương 70,31 triệu USD), chiếm 38,72%; Việt Nam: 66.665 tấn (tương đương 32,46 triệu USD), chiếm 25,72%; Uruguay: 50.039 tấn (tương đương 32,65 triệu USD), chiếm 19,31%...

- Hoa Kỳ là một trong số những nước đứng đầu về thị phần xuất khẩu mặt hàng gạo vào Mexico, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ sang Mexico chủ yếu là thóc (hiện nay chỉ có Hoa Kỳ được phép xuất khẩu thóc vào Mexico để cho các nhà máy Mexico xay xát với sản lượng năm 2014 là 597.380 tấn, tương đương 236,05 triệu USD – theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Viện thống kê và Địa lý quốc gia Mexico (INEGI)) nên đã giảm tính cạnh tranh của thị trường gạo trắng Mexico;

- Năm 2013, Pakistan - một trong những đối tác xuất khẩu chính mặt hàng gạo sang Mexico, tuy năm trước đó, Mexico nhập khẩu tới 11,754 triệu USD – hiện nay đã bị cấm nhập khẩu do phía Mexico phát hiện côn trùng thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật trong lô hàng gạo. Điều này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường gạo Mexico.

Khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc xuất khẩu mặt hàng gạo vào Mexico cũng gặp khơng ít khó khăn, có thể kể đến như:

- Do truyền thống trồng và tiêu thụ ngơ là chính, mức tiêu thụ gạo bình quân theo đầu người ở Mexico chỉ đứng ở mức 6 kg/năm, quá thấp so với 8 kg/người/tháng của Việt Nam.

- Khoảng cách địa lý xa dẫn đễn chi phí vận tải, bảo hiểm cao; Mexico cũng là một nước có khí hậu nóng ẩm cộng thêm việc vận chuyển dài ngày sẽ làm cho chất lượng gạo bị ảnh hưởng nếu không bảo quản kĩ lưỡng.

- Do tiếng Tây Ban Nha là một ngơn ngữ cịn khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam nên việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, giao dịch với các đối tác Mexico gặp nhiều trở ngại .

- Về quy định nhập khẩu: Mới đây, Tổng cục quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm (SENASICA) của Mexico đã ban hành thêm nhiều quy định về xuất xứ, vệ sinh dịch tễ, đóng gói, nhãn mác đối với gạo Việt Nam, cụ thể là:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, phải nêu rõ sản phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Việc ghi rõ tên xuất xứ gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, đồng nghĩa với việc Mexico không cho phép nhập khẩu gạo từ các tỉnh phía Bắc, hoặc miền Trung Việt Nam.

+ Gạo khơng có bất cứ các loại cơn trùng sau đây (12 loại): Alphitobius diaperinus; Alphitobius laevigatus; Callosobruchus chinensis; Corcyra cephalonica; Dinoderus minutus; Latheticus oryzae; Lophocateres pusillus; Palorus foveicollis; Palorus ratzeburgi; Palorus subdepressus; Setomorpha rutella và Tenebroides mauritanicus. + Khơng có các loại hạt, sản phẩm ngũ cốc khác, hoặc đất lẫn vào.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

+ Gạo đã được xử lý hun trùng tại nước xuất xứ (Việt Nam), bằng nhôm photphua TFA dạng viên hoặc bột, trong điều kiện áp suất khí quyển bình thường.

+ Gạo được đóng trong bao polypropylene (PP) mới trọng lượng không quá 50 kg, thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, qua nhiều lần đàm phán Mexico đã đồng ý để gạo Việt Nam đóng trong bao PP như cũ, thay vì quy định phải đóng bao PE. + Bao bì phải ghi rõ tên sản phẩm, xuất xứ, và cần được xem xét với thương hiệu sẽ được bán trên thị trường Mexico.

- Về thuế suất nhập khẩu: Do sức ép của Hội đồng lúa gạo Mexico (CMA), sau 6 năm áp dụng mức thuế nhập khẩu gạo là 0% kể từ năm 2008, ngày 10 tháng 12 năm 2014, Mexico đã công bố trên Công báo Liên bang áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào Mexico, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2015.

Những quy định mới kể trên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cả về giá cả và việc thay đổi cách thức đóng bao, xử lý hun trùng so với cách làm truyền thống trước đây.

2.2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Mexico

a) Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2013 Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Mexico là 12.372 tấn gạo tương ứng với kim ngạch xuất khẩu là 7,928 triệu USD, đứng thứ 4 sau Hoa Kỳ, Uruguay và Pakistan cả về số lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Còn theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) dẫn từ Viện thống kê Địa lý quốc gia Mexico (INEGI), năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Mexico 12.372 nghìn tấn gạo, tương đương với 6,342 triệu USD; sang năm 2014, con số này là 66.665 tấn gạo (tăng 438,84% so với năm 2013) tương ứng với 32,46 triệu USD, đứng thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ. Tuy vào năm 2013 kim ngạch xuất khẩu gạo sang Mexico mới chỉ chiếm khoảng 0,33% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới (1,904 tỷ USD – năm 2013) và 5,3% kim ngạch nhập khẩu gạo trắng của Mexico nhưng sang đến năm 2014, thị phần của gạo Việt Nam trên thị trường Mexico đã tăng lên đến 20,6%, đứng thứ 3 sau Hoa Kỳ và Uruguay. (xem bảng 2.1).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo trắng đã xay xát của Việt Nam vào Mexico giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Kim ngạch (KN): Triệu USD Số lượng (SL): Nghìn tấn

Năm

Tổng Hoa Kỳ Việt Nam Uruguay Thái Lan

SL KN SL KN SL KN SL KN SL KN 2010 67,51 44,75 65,60 43,36 0,00 0,00 1,56 0,93 0,22 0,24 2011 144,40 93,41 112,52 74,05 0,00 0,00 30,58 18,18 0,21 0,26 2012 144,70 92,81 99,56 64,88 0,00 0,00 42,07 25,83 0,23 0,32 2013 186,25 120,44 101,96 69,49 12,37 6,34 46,73 30,48 0,40 0,51 2014 259,16 157,74 100,35 70,31 66,67 32,46 50,04 32,65 40,30 20,64

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

Kết quả đạt được như trên, là do sự chủ động của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Đặc biệt, từ ngày 24/05 - 03/06/2014, Thương vụ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổ chức đoàn doanh nghiệp xuất gạo và nông sản Việt Nam đã đi Mexico và tiếp xúc với các doanh nghiệp nhập khẩu của Mexico. Đây là một bước đột phá thị trường gạo và nông sản Mexico, mở ra nhiều triển vọng cho việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường này.

b) Cơ cấu xuất khẩu gạo

Cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Mexico cịn khá đơn điệu, mới chỉ có loại gạo trắng đã xay xát và đánh bóng, ta khơng xuất khẩu được mặt hàng tấm hoặc gạo lứt vì Mexico khơng có nhu cầu lớn về mặt hàng này cũng như sự chiếm lĩnh gần như áp đảo của Hoa Kỳ trên thị trường Mexico. Tuy nhiên mặt hàng thóc là mặt hàng Mexico có nhu cầu cao cũng chưa được Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với việc xuất khẩu thóc của Việt Nam, theo thơng tin của Thương vụ Việt Nam tại Mexico, ngày 06/12/2013 tại Thủ đô Mexico, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, đã phối hợp với Hội đồng Lúa gạo Mexico (Consejo Mexicano de Arroz – CMA), tổ chức buổi tọa đàm về tình hình sản xuất lúa và xuất nhập khẩu gạo giữa Việt Nam và Mexico. Sau buổi tọa đàm này, CMA Mexico đã có chủ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trương nhập khẩu thóc của Việt Nam. Từ ngày 9 – 14/03/2014, Thương vụ đã bố trí cho Hội đồng Lúa gạo Mexico và 2 doanh nghiệp SCHETTINO và IPACPA của Mexico, thăm và làm việc với Bộ Công Thương (Cục XNK và Vụ Thị trường châu Mỹ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Cục Bảo vệ Thực vật), Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tỉnh An Giang và một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sau chuyến đi này, Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam đã chuyển tài liệu kỹ thuật Cục Bảo vệ Thực vật Mexico, thuộc Tổng Cục quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm (SENASICA) Mexico, nghiên cứu đánh giá về rủi ro dịch bệnh (Pest Risk Analysis). Sau khi cơ quan này thẩm định tài liệu xuất khẩu thóc của Việt Nam, nếu khơng có rủi ro về sâu bệnh lây truyền cho lúa của Mexico, Việt Nam có thể xuất khẩu thóc vào Mexico. Nếu thành cơng, việc xuất khẩu thóc vào Mexico sẽ là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu mới, góp phần giải quyết được đầu ra cho bà con nông dân.

c) Giá cả mặt hàng gạo

Từ bảng 2.2 có thể thấy mặt hàng gạo nhập khẩu từ Việt Nam vào Mexico có mức giá khá rẻ, thấp hơn tầm 115 USD/ tấn so với mức giá trung bình và thấp hơn giá gạo nhập khẩu từ Mỹ khoảng 190 USD.

Bảng 2.2: Giá cả mặt hàng gạo trắng đã xay xát nhập khẩu vào Mexico từ một số nước giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: USD/tấn Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trung bình 663 647 641 647 609 Hoa Kỳ 661 658 652 682 701 Uruguay 594 595 614 652 652 Việt Nam - - - 513 487 Thái Lan 1077 1273 1372 1250 512 Pakistan 1111 578 568 525 -

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2015

So với các đối tác xuất khẩu khác giá gạo Việt Nam cũng rẻ hơn tương đối. Thậm chí so với gạo Mexico, giá gạo trắng của Việt Nam bán tại Mexico với giá 6,9

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

peso/kg, trong khi giá lúa tại Mexico là 4,5 peso/kg, nếu cộng thêm giá thành xay xát, chế biến, thì đương nhiên gạo Mexico không thể cạnh tranh với gạo nhập từ Việt Nam. Thêm vào đó, từ năm 2008 đến năm 2013, gạo Việt Nam xuất khẩu vào Mexico không phải chịu một mức thuế nhập khẩu nào, đây là hai lý do giải thích cho việc gạo Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu vào Mexico đã được đón nhận và có mức tăng trưởng ấn tượng.

Tuy nhiên so với Hoa Kỳ và Uruguay, gạo Việt Nam từ năm 2015 sẽ lại phải chịu mức thuế suất 20%, kèm theo đó là những quy định mới khắt khe hơn về yêu cầu vệ sinh dịch tễ, xuất xứ, quy cách phẩm chất, đóng gói và ký mã hiệu. Trong 5 quốc gia xuất khẩu gạo vào Mexico, với việc áp dụng biểu thuế nhập khẩu gạo nêu trên, sẽ bất lợi cho Việt Nam và Thái Lan. Hoa Kỳ và Uruquay đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Mexico, nên không bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh này. Như vậy, năm 2015, mặt hàng gạo của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với gạo của Hoa Kỳ và Uruguay, là các quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mexico.

d) Phương thức thương mại của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường

Mexico

Có thể thấy, Mexico là một thị trường mới đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, lại thêm bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách địa lý xa nên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam chưa có hiểu biết rõ ràng, toàn diện về thị trường Mexico. Từ trước tới nay chúng ta chưa chủ động được trong khâu tiếp thị, phần lớn các quan hệ giao dịch đều do khách hàng tìm đến trước, nên ở thị trường Mexico, ta thường xuyên phải chấp nhận xuất khẩu qua trung gian. Do đó, cho đến nay ta vẫn chưa có những hợp đồng lớn với giá cả ổn định dài hạn, đa số là hợp đồng ngắn hạn từng chuyến theo từng vụ mùa, giá bấp bênh và xác suất rủi ro khá cao.

e) Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường Mexico

Bắt đầu xuất khẩu vào năm 2013, tuy kim ngạch và khối lượng xuất khẩu còn khá nhỏ bé so với tổng kim ngạch và tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, nhưng việc mặt hàng gạo trắng Việt Nam chiếm thị phần lớn trong số các nước xuất khẩu sang thị trường Mexico đã cho

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thấy đây là một dấu hiệu tích cực để Việt Nam có động lực tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này.Có thể thấy, giá gạo Việt Nam thường thấp hơn đáng kể so với giá của các nước xuất khẩu khác trên thị trường Mexico và đây chính là một ưu thế cạnh tranh chủ yếu của gạo Việt Nam. Tuy nhiên, ưu thế này có được khơng phải do Việt Nam có thể chủ động hạ giá để cạnh tranh mà bị buộc phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với giá gạo quốc tế. Gạo Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như: quy cách phẩm chất cịn thấp, khơng đồng đều; cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu gạo (bến bãi, cầu cảng, kho lưu…) còn thiếu thốn và yếu kém về năng lực, chuyên môn , năng suất bốc xếp thấp; chất lượng các dịch vụ liên quan có độ tin cậy khơng cao (dịch vụ kiểm định, giám sát, khử trùng…), năng lực vận tải hàng hải yếu kém (Việt Nam mới chỉ xuất FOB là

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico (Trang 38 - 45)