Vai trò của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 27 - 29)

1.2.3.1. Giúp thúc đẩy sản xuất trong nước

Hoạt động sản xuất có phát triển được hay khơng và phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động thương mại. Thương mại quốc tế là lĩnh vực trao đổi, phân phối lưu thơng hàng hóa, dịch vụ; là cầu nối sản xuất và tiêu dùng trong nước với nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ giúp kích thích q trình đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, tập hợp nguồn nhân lực lao động. Khi trình độ lao động được nâng cao lại có tác động ngược trở lại thúc đẩy phát triển ngành. Q trình phân cơng lao động cũng được đẩy nhanh hơn.

Qua trao đổi thương mại quốc tế, hàng hóa trong nước cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều quốc gia. Để có thể vươn lên, hàng hóa Việt Nam buộc phải nâng cao được chất lượng, sản xuất trong nước cần cải tiến. Hoạt động kinh tế đối ngoại giúp sản xuất trong nước học tập được những kinh nghiệm và tiến bộ khoa học trên thế giới. Sử dụng máy móc tiên tiến sẽ giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian, cũng như đem lại năng suất cao hơn.

Ngành trồng lúa phát triển cịn góp phần thúc đẩy các ngành nông nghiệp khác phát triển, đặc biệt là sản xuất phân bón. Chính vì vậy có thể khẳng định thương mại quốc tế tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất.

1.2.3.2. Tận dụng và phát huy lợi thế trong nước

Tiềm năng phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta rất dồi dào. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (Tổng cục thống kê, 2013), năm 2013 diện tích các loại cây

trồng là 14,86 triệu ha, diện tích cây lương thực là 9,07 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa là 7,90 triệu ha. Diện tích lúa chiếm 53,16% diện tích cây trồng và chiếm 87,10% diện tích trồng cây lương thực. Diện tích lúa ln được duy trì ở mức ổn định từ 7,5 đến 8 triệu ha (Phụ Lục). Đa phần đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa. Do đó, khơng thể phủ nhận lợi thế về đất đai trong trồng lúa. Thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa.

Bên cạnh đó, do trồng lúa là nghề truyền thống lâu đời của người Việt nên nguồn nhân lực khơng chỉ dồi dào mà cịn tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hoạt động sản xuất lúa sẽ giúp giải quyết công ăn việc làm, giảm thiểu tỷ lệ di cư dân số bất ổn định và sự quá tải tại các đô thị. Theo điều tra dân số, tỷ suất di cư thuần của khu vực thành thị là 27,2% và của khu vực nông thôn là -13,3% (Tổng cục thống kê, 2014), phản ánh xu hướng di cư chủ yếu vào khu vực thành thị.

Lợi thế từ những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ giúp giải quyết những vấn đề khó khăn của người nơng dân, từ đó khuyến kích nơng dân tập trung chăm lo cho sản xuất và tạo điều kiện phát triển ngành.

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước đối tác trên thế giới cũng là một lợi thế quan trọng giúp gia tăng xuất khẩu, từ đó lại hỗ trợ ngược lại trong việc tạo dựng mối quan hệ bền chặt giữa các quốc gia.

1.2.3.3. Cải thiện đời sống xã hội

Sản xuất có phát triển, người dân có cơng ăn việc làm thì xã hội mới ổn định. Do đó phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ giúp nâng cao thu nhập cho người trống lúa. Từ đó giúp tăng mức sống, giảm nghèo và tích cực góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sẽ giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho lưu trữ và vận chuyển, từ đó tạo lên diện mạo mới cho hệ thống giao thơng vận tải.

1.2.3.4. Tích lũy vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước

Để phục vục cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, giải quyến vốn cho công nghiệp hóa. Hiện nay, nguồn đầu tư nước ngoài vào nước ta khá nhiều song việc tự tạo và tự chủ nguồn vốn vấn là lâu dài, tránh sự phụ thuộc.

Tính riêng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2,96 tỉ USD, chiếm 1,97% kim ngạch xuất khẩu cả nước (Tổng cục Hải Quan, 2015a). Để nâng cao hơn nữa sự đóng góp của hoạt động xuất khẩu gạo, cần đầu tư sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đem lại giá trị cao hơn.

1.2.3.5. Tranh thủ cơ hội thị trường quốc tế

Thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển. Hội nhập kinh tế có vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường từ đó thúc đẩy tăng trường, tạo việc làm và ổn định xã hội. Những cam kết quốc tế và những thỏa thuận thương mại tự do, nhất là Hiệp định TPP sắp được ký kết, sẽ là một cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, dệt may. Do đó, định hướng xuất khẩu gạo là hồn tồn đúng đắn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)