bối cảnh thực thi Hiệp Định TPP
2.4.1. Những vấn đề đối với hoạt động sản xuất gạo
Hiện nay, hình thức canh tác theo hộ gia đình vẫn chiếm đa số trong hoạt động sản xuất gạo. Dẫn tới quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất chưa cao.
Điều này gây khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như thực hiện hoạt động chuyên canh, thâm canh. Vì theo hình thức cá nhân nên việc đầu tư trang thiết bị cũng hạn chế. Mức thu nhập của người dân Việt Nam không cao, đặc biệt là khu vực nơng thơn. Do đó, rất khó cải tiến đồng bộ máy móc sản xuất.
Người nơng dân cịn quá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong canh tác cũng như trông đợi vào sự hỗ trợ từ Chính phủ khi gặp khó khăn. Thực tế này cũng một phần xuất phát từ sự hạn hẹp về tài chính, chưa thể đầu tư nhiều cho máy móc, thiết bị hiện đại. Gạo sau khi thu hoạch để thành thành phẩm qua nhiều công đoạn xay xát với máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Làm giảm chất lượng của gạo và hao hụt. Điều này khiến cho hoạt động sản xuất chưa thực sự phát huy được hiệu quả và năng suất vốn có.
Gạo Thái Lan đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tuy chỉ có một khối lượng nhỏ nhưng một bộ phận người tiêu dùng Việt không những tỏ ra ưa chuộng gạo Thái Lan mà cũng cho rằng gạo Thái là loại gạo cao cấp, dùng cho các gia đình có thu nhập cao. Trong khi đó, những giống gạo đặc sản quý của Việt Nam thì ít được chú ý và đề cao.
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây lúa và hoạt động sản xuất. Nhưng nguồn nhân lực của Việt Nam có trình độ tri thức cịn thấp, vẫn mang tư tưởng tiểu nơng là chính mà chưa quen với việc hội nhập. Công tác quản lý cấp địa phương cịn yếu, khó tạo được sự đồng bộ trong sản xuất.
Chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu khoa học và người nông dân trong việc bảo quản những giống lúa tốt và đầu tư nghiên cứu giống lúa mới. Nên cũng không thúc đẩy được hoạt động nghiên cứu. Nhiều giống lúa mới được tạo ra nhưng lại khơng có điều kiện để thử nghiệm canh tác. Nông dân sau một thời gian trồng lúa thì gặp khó khăn trong việc lưu giữ những giống thuần chủng. Sự rời rạc này gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực sản xuất.
2.4.2. Những vấn đề đối với hoạt động xuất khẩu gạo
Vấn đề làm sao để gạo Việt Nam có được thương hiệu và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế luôn là điều quan trọng. Không phải Việt Nam chưa có những giống gạo ngon. Những giống gạo nổi tiếng từ Nam ra Bắc khơng thiếu. Nhưng vì chưa được chú trọng quảng bá và xây dựng hình ảnh tới thị trường quốc
tế nên ít được biết đến. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đầu tư và định vị một thương hiệu quốc tế cho gạo Việt Nam để có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan.
Từ thực thế sản xuất lúa gạo chủ yếu với quy mô nhỏ, manh mún gây nên rào cản tiếp cận thị trường. Bởi sản xuất nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chế biến, bảo quản, chi phí giao dịch thương mại,… Do đó mà người nơng dân, với kiến thức hạn hẹp về thị trường và kỹ năng đàm phán, sẽ buộc phải chấp nhận giao dịch qua trung gian, khơng tối đa hóa được lợi nhuận cho người sản xuất.
Chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp do chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu cồng kềnh và qua nhiều trung gian. Giá gạo xuất khẩu cũng thấp hơn hai quốc gia cạnh tranh là Ấn Độ và Thái Lan. Việc chủ yếu tập trung xuất khẩu sang các thị trường châu Á và Châu Phi gây bất lợi khi người tiêu dùng cho rằng gạo Việt Nam là gạo phổ thông, nên khi bán cho các thị trường cao cấp cũng không thể nâng giá lên cao được. Do vậy mà lợi ích thu được từ hoạt động thương mại cịn rất ít.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có kênh phân phối chính thức tại thị trường nước ngồi do đó khơng thể tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại cịn ít và kém hiệu quả, ít tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng tại nước bạn. Các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng xác định được thị trường mục tiêu cụ thể cho hoạt động kinh doanh khiến tình hình hoạt động bất ổn định. Mỗi doanh nghiệp, do đó cần có chiến lược lựa chọn thị trường tiềm năng cho mình, để có những đơn hàng dài hạn, cố định cũng như tránh sự chồng chéo hay cạnh tranh quá gay gắt giữa chính những doanh nghiệp trong nước.
Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa bền vững, tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực châu Á chiếm khoảng 59% và châu Phi chiếm khoảng 24% trong cơ cấu thị trường. Tỉ trọng các hợp đồng chính phủ (G2G) trong cơ cấu xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần. Năm 2007, tỷ trọng hợp đồng G2G chiếm 70% đến năm 2013 cịn chưa đến 20% (Bộ Tài chính, 2014). Do đó, Chính phủ cần tăng cường hợp tác xúc tiến để duy trì mỗi quan hệ với các bạn hàng lâu năm. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định thị trường mục tiêu để đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định.
Hiện nay, các hợp đồng xuất khẩu gạo chủ yếu là buôn bán giữa các Chính phủ nên khả năng cạnh tranh chưa cao. Do đo, cần nâng cao vai trò của của doanh nghiệp trong việc ký hết hợp đồng để các doanh nghiệp tự hồn thiện mình và có cơ hội tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo với số lượng lớn.
Khi TPP có hiệu lực cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và hưởng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên cùng với đó, những doanh nghiệp nước ngồi dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nếu không chuẩn bị và có kế hoạch từ trước thì khơng chỉ có nguy cơ bị mất thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường nội địa cũng sẽ rất dễ dàng bị rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC
QUỐC GIA THAM GIA TPP