Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 56 - 60)

trong điều kiện thực thi Hiệp định

2.3.3.1. Nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia tham gia TPP

Trong TPP, chỉ có Việt Nam và Mỹ là hai trong năm quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới. Các thành viên còn lại chủ yếu là các quốc gia phải nhập khẩu gạo. Nhu cầu và diễn biến nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia thành viên TPP có vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin thị trường và dự báo xu hướng cho hoạt động xuất khẩu.

Bảng 2.7: Khối lƣợng nhập khẩu gạo của các quốc gia TPP (2010-2014) (Đơn vị: nghìn tấn) Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 Chile 124,01 106,94 122,89 105,22 115,16 New Zealand 43,40 43,58 41,89 44,31 46,86 Singapore 310,60 361,93 357,85 431,28 498,63 Brunei 28,93 32,14 62,05 24,12 44,59 Hoa Kỳ 542,62 602,40 625,84 659,23 740,27 Australia 192,71 162,18 138,42 146,51 155,71 Malaysia 931,45 1.031,39 1.005,97 545,69 492,08 Mexico 842,41 946,69 848,77 932,23 866,27 Peru 94,71 205,35 253,14 175,76 208,09 Canada 370,68 372,11 358,27 720,44 400,99 Nhật Bản 664,40 741,86 630,20 691,96 669,31

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu Trademap của ITC)

Bảng 2.7 cho thấy các quốc gia thành viên TPP đều có nhu cầu nhập khẩu gạo, kể cả Hoa Kỳ - quốc gia xuất khẩu gạo. Khối lượng nhập khẩu gạo của các quốc gia thành viên TPP chênh lệch nhau khá nhiều nhau tuy nhiên đa phần có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2014, Mexico có khối lượng nhập khẩu cao nhất đạt 866,27 nghìn tấn, nhưng qua Bảng 2.3 ta có thể thấy, gạo Việt Nam khơng có số liệu thương mại với thị trường này. Hoa Kỳ là một trong 5 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam, nhưng theo số liệu năm 2014, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam mới chỉ chiếm 9,05% tổng khối khối lượng gạo Hoa Kỳ nhập khẩu. Khối lượng nhập khẩu gạo của Malaysia đang có xu hướng giảm mạnh, quốc gia này đang cố gắng hạn chế sự phụ thuộc nguồn cung cấp gạo từ nước ngoài.

Những diễn biến về nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia, kết hợp với những chỉ số thương mại đã có, cho thấy cơ sở để Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào các thị trường này là rất lớn. Khi TPP được ký kết, Việt Nam cịn có thể nhận được các ưu đãi về thuế, đầu tư nhưng cũng sẽ gặp phải những thách thức khó khăn. Do đó, cần hiểu và nắm rõ những cơ hội để tận dụng đươc những lợi thế của mình.

2.3.3.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP trong bối cảnh thực thi Hiệp định

Ký kết TPP đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể xác lập quyền tiếp cận thị trường đối tác ở một mức độ ưu tiên hơn so với thơng thường. Ngành có cơ hội hưởng lợi lớn nhất trong tiến trình đó là ngành trồng trọt, đặc biệt là xuất khẩu lúa gạo. Với đặc trưng của mặt hàng lúa gạo Việt Nam, khi TPP được thực thi sẽ tạo ra cơ hội và thách thức không hề nhỏ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Về cơ hội: gia tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng quy mô thị trường, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, thu hút đầu tư nước ngồi

Mặc dù mới chỉ trong q trình đàm phán, nhưng Hiệp định TPP đã thể hiện rõ vai trò quan chiến lược của nó và những lợi ích mà các thành viên tham gia có thể được hưởng. Ngay cả khi không cần đợi TPP có hiệu lực thì Việt Nam đã có được 3 lợi ích: đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính sách, đẩy nhanh quá trình bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra một số thay đổi về tư duy chiến lược của các doanh nghiệp (Đào Ngọc Tiến, 2014, tr.95). Những lợi ích này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới.

Khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, các mức thuế quan khác nhau làm tăng giá của sản phẩm xuất khẩu sang các nước đối tác. Đây là một trong những cơng cụ mà Chính phủ quốc gia đó bảo hộ ngành sản xuất trong nước, cản trở sức cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa.

Khi tham gia TPP, với lộ trình cắt giảm thuế quan, các nước thành viên sẽ được hưởng mức thuế quan thấp hoặc có thể bằng 0. Như vậy, trong quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt là trong xuất khẩu hàng hóa, đã có những thuận lợi hơn những quốc gia đang phải chịu mức thuế cao. Đối với mặt hàng gạo, Việt Nam có thể sẽ được hưởng ưu đãi giảm từ 17-20% xuống còn 0% (Diễn đàn hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, 2013), đây là một lợi thế rất lớn. Nhất là với những nước đang phát triển như Việt Nam, xuất khẩu ln đóng vai trị quan trọng giúp mang lại nhiều giá trị kinh tế. Với mức thuế thấp, sản phẩm gạo của Việt Nam sẽ có lợi thế về giá thấp hơn so với Ấn Độ và Thái Lan. Bởi Ấn Độ và Thái Lan chưa phải là thành viên của TPP, nên sẽ không được hưởng những mức ưu đãi này.

Tham gia TPP sẽ giúp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia trong nội khối. Hiện nay trong 12 nước thành viên TPP, có 4 nước chưa có Hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam là Mỹ, Canada, Mexico và Peru (Hà Văn Hội, 2015, tr.6). Thái Lan không tham gia đàm phán TPP, nên sẽ tăng cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam vào TPP. Đồng thời, đa số các thành viên TPP là các nước phát triển, nên đây cũng là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản chất lượng cao, nhất là gạo chất lượng cao. Đón bắt thời cơ này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã và đang xây dựng vùng nguyên liệu, mở thêm nhà máy, liên kết với nông dân để nâng cao chất lượng gạo.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tận dụng mối quan hệ của các nước thành viên TPP để mở rộng thị trường ngoài khối TPP. Nếu sản phẩm gạo của Việt Nam được ưa chuộng ở các thị trường này, sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa, gạo Việt Nam sẽ được nhiều quốc gia biến đến như là một sản phẩm chất lượng cao. Việc tiếp cận được với những thị trường quan trọng còn giúp Việt Nam hạn chế sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc (Hà Văn Hội, 2015, tr.7)

Hoa Kỳ ln là thị trường “khó tính” và cũng là “đối tác khó tính” nhất để Việt Nam đạt được các thỏa thuận tốt trong TPP. Chỉ xét riêng ở lĩnh vực thương mại hàng hóa, Mỹ ra những điều kiện khá bất lợi đối với một nước nhỏ như Việt Nam. Việc Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì TPP chính là cơ hội giúp tạo lòng tin và khẳng định chất lượng sản phẩm đối với thị trường này.

Bên cạnh đó, bản thân thị trường nội địa, qua hoạt động thương mại quốc tế, cũng có cơ hội hồn thiện cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác, học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhận đầu tư từ nước ngồi để từ đó tự hồn thiện sản phẩm của mình.

Về Thách thức: rào cản kỹ thuật, chênh lệch trình độ phát triển, nguy cơ mất thị trường nội địa, vấn đề pháp luật, mơi trường

Gạo là mặt hàng có vị trí quan trọng với an ninh lương thực và nền kinh tế nên các quốc gia thường sẽ bảo hộ chặt chẽ cho ngành sản xuất lương thực trong nước. Trong các nước thành viên TPP thì Nhật Bản và Hoa Kỳ là mặc dù không phải là nước nơng nghiệp nhưng có xu hướng bảo hộ cao cho ngành sản xuất này.

Điều này nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như tránh những ảnh hưởng tiêu cực nếu thị trường lúa gạo bất ổn định. Theo lộ trình và mục tiêu của Hiệp định TPP sẽ cố gắng cắt giảm các dòng thuế chỉ còn 0%, nhưng nếu hàng hóa khơng đáp ứng được khâu kiểm tra, kiểm dịch và các tiêu chuẩn kỹ thuật thì vẫn khơng thế xuất khẩu sang thị trường đối tác. Với đặc điểm canh tác theo hộ nơng dân nhỏ lẻ thì lúa gạo Việt Nam rất khó để quản lý và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh việc có thể tiếp cận dễ dàng với thị trường đối tác qua việc giảm thuế thì Việt Nam cũng phải chấp nhận mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngồi. Như vậy, mặt hàng gạo trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với giá cả, chất lượng và chủng loại từ những loại gạo của các quốc gia khác ngay tại thị trường nội địa của mình. Thị trường nội địa là yếu tố đảm bảo cho sản xuất được bền vững. Nếu như quá chú trọng cho thị trường nước ngồi và khơng thận trọng, rất có thể Việt Nam sẽ đánh mất thị trường nội địa.

Các quốc gia thành viên TPP có sự phát triển khơng đồng đều thể hiện qua GDP bình quân đầu người chêch lệch nhau lớn (Bảng 2.1). Trong đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là thấp nhất. Với trình độ khơng tương xứng như này, sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực mạnh. Sự khơng tương xứng về trình độ phát triển cịn có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi chứa những máy móc cơng nghệp sản xuất lúa gạo cũ kỹ, lạc hậu.

Việt Nam vẫn đang trong q trình hồn thành thể chế, pháp luật. Khi TPP được ký kết, chắc chắn luồng thương mại quốc tế sẽ được gia tăng. Nếu tốc độ và mức độ tăng quá nhanh sẽ gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát. Lao động và môi trường là 2 vấn đề dễ bị ảnh hưởng nhất. Bởi sản xuất ồ ạt sẽ gây ô nhiễm môi trường, các điều kiện lao động và quyền của người lao động không được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)