Các quốc gia tham gia TPP

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 35 - 37)

2.1. Tổng quan Hiệp định TPP và các nƣớc tham gia TPP

2.1.2. Các quốc gia tham gia TPP

TPP chỉ mới có 12 thành viên nhưng quy mơ ước tính chiếm gần 40% quy mơ nền kinh tế toàn cầu (Bộ Tư pháp, 2013), với ảnh hưởng to lớn đó TPP đang giành được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hàn Quốc. Quốc gia này đã gần như chính thức quyết định tham gia vào TPP và dự định tuyên bố vào APEC 2013, tuy nhiên tới phút chót đã trì hỗn (Trung tâm WTO – VCCI, 2013). Chắc chắn trong tương lai, số lượng thành viên TPP sẽ còn tăng lên.

Tuy nhiên, với quy mơ và tầm ảnh hướng lớn như thế nhưng tình hình kinh tế của các nước thành viên TPP, cũng như mức sống của người dân thuộc các nước lại không đồng đều. Mỗi quốc gia tham gia vào TPP đều có những mục tiêu và chiến lược riêng, nhưng đều mong muốn có thể đạt được thỏa thuận và những ưu đãi cao nhất để đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế.

Bảng 2.2: Dân số và GDP bình quân đầu ngƣời của thành viên TPP năm 2013

Đơn vị: Triệu người, nghìn USD/người

Tên nƣớc Dân số

(Triệu người)

GDP bình quân đầu ngƣời

(Nghìn USD/người) Khu Vực

Chile 17,62 15,73 Nam Mỹ

New Zealand 4,44 41,82 Châu Đại Dương

Singapore 5,40 55,18 Đông Nam Á

Brunei 0,42 38,56 Đông Nam Á

Hoa Kỳ 316,13 53,04 Bắc Mỹ

Australia 23,13 67,46 Châu Đại Dương

Malaysia 29,72 10,54 Đông Nam Á

Mexico 122,33 10,31 Bắc Mỹ

Peru 30,38 6,66 Nam Mỹ

Canada 35,15 51,96 Bắc Mỹ

Nhật Bản 127,34 38,63 Đông Á

Việt Nam 89,71 1,91 Đông Nam Á

Từ bảng 2.2 có thể thấy, các nền kinh tế trong TPP có sự phát triển không đồng đều. Tổng dân số năm 2013 của các thành viên TPP là 801,77 triệu người. Theo thống kê của World Bank (WorldBank, 2014b), năm 2013 dân số thế giới là 7.125,10 triệu người. Như vậy dân số của khu vực TPP chiếm khoảng 11,25% dân số thế giới. Hoa kỳ là quốc gia đông dân nhất gấp gần 753 lần quốc gia ít dân nhất là Brunei. GDP bình qn đầu người của Australia cao nhất, gấp 35 lần Việt Nam - quốc gia có GDP bình qn đầu người thấp nhất.

Australia có mức GDP bình qn đầu người cao nhất trong khu vực, trên cả

Hoa Kỳ. Nguyên nhân là vì dân số Australia chỉ bằng 7,32% dân số của Hoa Kỳ. Thông qua TPP, Australia hi vọng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tài chính, dịch vụ khai thác mỏ và xuất khẩu sữa qua việc củng cố mối quan hệ trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi tham gia đàm phán, Australia từ chối cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài.

Canada có vị trí nằm ở Bắc Mỹ, là một quốc gia có mức GDP bình qn đầu

người khá cao trong TPP, chỉ sau Australia, Hoa Kỳ và Sigapore. Nước này hi vọng với việc tham gia TPP sẽ giúp nền kinh tế tạo thêm được việc làm, có cơ hội kinh doanh mới. Canada cũng là một nước bảo hộ ngành bò sữa và gia cầm ở mức độ cao. Với việc tham gia TPP, chắc chắn quốc gia này sẽ phải giảm thiểu, thậm chí là gỡ bỏ những chính sách bảo bộ với ngành sản xuất này. Tuy nhiên điều nay gặp phải phán đối gay gắt của người dân vì sản phẩm trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các cơng ty nước ngồi.

Nhật Bản là quốc gia tham gia TPP muộn nhất cho tới thời điểm này. Động

thái gia nhập TPP của Nhật Bản đã cho thấy quyết tâm cải tổ nền kinh tế theo hướng mở cửa của quốc gia này. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng khá kiên quyết trong việc bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của năm mặt hàng nhạy cảm là thịt, sữa, đường, gạo và lúa mì (Trung tâm WTO - VCCI 2014a). Thị trường ô tô và lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia này.

Chi lê, Peru và Mexico có GDP bình qn đầu người ở mức trung bình trong khu vực. Ba quốc gia này đều đã có thỏa thuận FTA với Mỹ, Mục tiêu của các nước này khi tham gia đàm phán TPP là hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Trong đàm phán về vấn đề dệt may, Hoa Kỳ và

Việt Nam mong muốn đưa nhiều nguyên liệu vào danh mục nguồn cung thiếu hụt thường xuyên nhưng Mexico chỉ muốn đưa các nguyên liệu này vào danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời vì hy vọng rằng ngành dệt may của nước này có thể sẽ sản xuất được các nguyên liệu đó trong tương lai.

Malaysia cũng là một quốc gia có GDP bình qn đầu người ở mức trung bình. Khác với ba quốc gia trên, Malaysia cũng muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và thu hút đầu tư nhiều hơn nữa vì FTA song phương giữa Malaysia và Hoa Kỳ vẫn chưa đạt được kết quả khả quan nào.

New Zealand là quốc gia thuộc khu vực Châu Đại Dương, có GDP bình

quân đầu người xếp thứ 4 trong khu vực, nhưng dân số lại xếp thứ 11, chỉ trên Brunei. Mong muốn thông qua TPP để gia tăng xuất khẩu dịch vụ, thu hút đầu tư của Mỹ vào du lịch trong nước.

Sigapore nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam nhưng lại có

mức phát triển GDP bình qn khá cao, xếp thứ 2 trong TPP. Singapore đang mở rộng nhanh chóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong đàm phán TPP.

Bruinei là quốc gia có dấn số thấp nhất, tuy nhiên GDP lại ở vị trí thứ 7. Mặc dù nằm trong khu vực Đơng Nam Á nhưng nhờ có nguồn dầu mỏ dồi dào đã giúp kinh tế đất nước này phát triển cao.

Hoa Kỳ là nền kinh tế số một của thế giới, cũng là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Việt Nam. Trong TPP, Hoa Kỳ chỉ có mức GDP bình qn đầu người thứ 3 bởi dân số của Hoa Kỳ chiếm 39,43% dân số của cả khu vực TPP. Khoảng 47% kim ngạch nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ là các sản phẩn từ các đối tác thuộc TPP (Doanh nhân Sài Gòn, 2013). Với tiềm lực kinh tế, chính trị vững chắc, Hoa Kỳ có vị trí, vai trị và tầm ảnh hưởng rất lớn trong đàm phán TPP.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)