3.1.1. Định hướng đối với hoạt động sản xuất gạo
Trong định hướng phát triển nông nghiệp tại Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam có nêu rõ: “Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới” (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2011).
Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nguồn gạo cung ứng phải đủ phục vụ nhu cầu trong nước, mọi người dân có thể tiếp cận dễ dàng và sử dụng lương thực, cuối cùng là cần đảm bảo tính ổn định trong sản xuất và tiêu dùng.
Đẩy mạnh hoạt động cơ giới hố, áp dụng cơng nghệ tiên tiến hiện đại nhất là công nghệ sinh học; phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chun mơn hố, khu nơng nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn.
Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước). Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả.
Phát triển nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu. Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, Đại hội Đảng cũng chỉ rõ mục tiêu hoàn thiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, phát triển các hình thức sở
hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
3.1.2. Định hướng đối với hoạt động xuất khẩu gạo
Mặt hàng gạo có vị trí quan trọng, do đó, hoạt động xuất khẩu gạo ln được Đảng và Nhà nước định hướng để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 (Tổng cục Hải quan, 2012b).
Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản ln có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng cịn thấp. Do đó, định hướng chung với nhóm hàng này là: Khơng chỉ nâng cao năng suất mà còn là nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, đối với định hướng thị trường xuất khẩu cần đa dạng hóa thị trường, tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường để gia tăng xuất khẩu.
Với mục tiêu chung đó, những định hướng của riêng xuất khẩu gạo là:
Xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. An ninh lương thực có vai trị quan trọng đối với ổn định đời sống do đó, dù có xuất khẩu bao nhiêu thì trước tiên vẫn cần đảm bảo ổn định cho tiêu dùng nội địa.
Nâng cao chất lượng lúa gạo, sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Không chỉ cần chú trọng tới số lượng mà chất lượng chính là yếu tố để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu gạo được bền vững. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa nhiều loại gạo để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Để có được giá trị cao, ngồi đảm bảo về chất lượng thì việc đa dạng hóa sản phẩm từ gạo cũng là một cách thức gia tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng gạo. Những sản phẩm đã qua chế biến cũng làm tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng, từ đó giúp tiếp cận với nhu cầu đa dạng hơn.
Đa phương hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời xác định một số thị trường có mức ưu tiên và chiến lược lâu dài. Để đảm bảo có thể cung cấp ổn định thì việc xác định thị trường mục tiêu là vô cùng cần thiết. Nhà nước cần gia tăng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường và tạo mối quan hệ lâu dài.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng là chính yếu tố cơ bản giúp lưu thông vận chuyển được xuyên suốt, thuận tiện.
Với những định hướng trên, Việt Nam mong muốn có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo, đem lại giá trị cao và đảm bảo hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường.