Năm Tên nƣớc tham gia Số lƣợng thành viên
2002 Chile, New Zealand, Singapore 3
4/2005 Brunei 4
9/2008 Hoa Kỳ 5
11/2008 Australia, Peru 7
2010 Việt Nam, Malaysia 9
2012 Canada, Mexico 11
2013 Nhật Bản 12
(Nguồn: Đào Ngọc Tiến, 2014)
Với số lượng thành viên khơng ngừng tăng, và có sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, ước tính tỷ trọng GDP của 12 nền kinh tế thành viên chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu (Bộ Tư pháp, 2013), điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của TPP. Việt Nam tham gia TPP từ năm 2008 nhưng với danh nghĩa là thành viên liên kết. Mãi tới 11/2010 tại hội nghị Thượng đỉnh Cấp
Cao APEC tại Nhật Bản, Việt Nam mới công bố tham gia TPP với vai trị là thành viên chính thức.
Đàm phán TPP được cho là một trong những cuộc đàm phán FTA lớn nhất trên thế giới hiện nay, vấn đề đàm phán cũng rất rộng và phức tạp khi phải dung hịa lợi ích của 12 quốc gia thành viên.
Nội dung đàm phán rộng
Kể từ vòng đám phán thứ nhất vào tháng 3/2010 tại Melbourne với sự tham gia của 8 thành viên, đến vòng đàm phán gần đây nhất tại Brunei vào tháng 2/2014 khi đã có 12 thành viên, TPP đã trải qua 21 vịng đám phán chính thức (Đào Ngọc Tiến, 2014, tr.95). Ngồi ra cịn có các vịng đàm phán cấp trưởng đồn, Bộ trưởng và một số cuộc gặp cấp cao.
Những vấn đề được các quốc gia đàm phán gồm: Cạnh tranh, Hợp tác và xây dựng năng lực, Dịch vụ xuyên biên giới, Hải quan, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, Môi trường (Trung tâm WTO – VCCI, 2014b). Như vậy, TPP không chỉ bao gồm những vấn đề truyền thống trong các FTA thông thường mà đã mở rộng ra những vấn đề mới cũng như những vần đề đang nổi lên của kinh tế toàn cầu. Phạm vi của TPP không chỉ dừng lại quan tâm riêng những vấn đề cót lõi nội tại của mà cịn đặt nó trong những vấn đề đan xen nhau và những vấn đề mới nổi.
Tiếp cận thị trường tồn diện, tự do hóa cao
Cũng giống như những FTA khác, TPP hướng tới việc các thành viên có thể tiếp cận thị trường của nhau thuận lợi. Tuy nhiên, TPP không chỉ dừng lại ở việc các thành viên cam kết xóa bỏ hay giảm thiểu những hàng rào thương mại thuế quan và phi thuế quan mà còn tạo điều kiện hỗ trợ cho người lao động, người tiêu dùng và các doanh nghiệp của mỗi nước thành viên. Mục tiêu và mong muốn của các quốc gia thành viên TPP là xây dựng một hiệp định khu vực toàn diện.
Mỗi thành viên sẽ có điều kiện phát triển hoạt động thương mại và cùng nhau tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các thành viên trong TPP cũng sẽ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động thuộc nội dung đàm phán và các vấn đề của thương
mại tồn cầu. Có thể nói TPP sẽ giúp gắn kết các mục tiêu, chính sách, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia thành một khu vực năng động. Từ đó, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, mức sống của người dân và phúc lợi xã hội sẽ được nâng cao.
Kết cấu mở cho thành viên
Điểm mới của TPP là kết cấu mở, có thể thêm thành viên sau khi Hiệp định được ký kết; mở rộng cho những đối tượng như doanh nghiệp, Hiệp hội, tổ chức xã hội có thểm tham gia nếu quan tâm. Tuy TPP khơng phải là một chương trình liên hết hợp tác với APEC nhưng các thành viên trong APEC có thể tham gia khi có ý định mà không cần lời mời từ phía thành viên của Hiệp định TPP. Nếu như các FTA trước nay thường chỉ dừng lại là thỏa thuận của các Chính phủ thì với TPP, những đơn vị như doanh nghiệp, Hiệp hội cũng có thể tham gia đàm phán, tham dự và góp ý kiến.
TPP cũng có mức độ cam kết rất cao, buộc các thành viên phải tuân thủ đúng những thỏa thuận đã thống nhất. Hoa Kỳ có vị trí đặc biệt trong đàm phán TPP cũng hi vọng TPP sẽ trở thành Hiệp định thương mại của thế kỷ 21.
Mặc dù đã đặt ra mục tiêu kết thúc đàm phán sớm, nhưng do sự không đồng đều về trình độ phát triển giữa các quốc gia cũng như việc mỗi quốc gia đều muốn giữ cho mình một vài mức bảo hộ để đảm bảo lợi thế quốc gia nên đến nay, còn nhiều vấn đề của TPP chưa được thống nhất.
Sau nhiều mục tiêu về cái kết cho cuộc đàm phán TPP đều không hoàn thành, năm 2015 được cho là sẽ hứa hện kết thúc đàm phán khi mà các nội dung chính cơ bản cũng đang dần được hé lộ. Chính quyền của Tổng thống Obama đang cố gắng hết sức để kết thúc đàm phán TPP trong 6 tháng đầu năm 2015, trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ mới (Trung tâm WTO - VCCI, 2015). Các quốc gia đều hi vọng vào hiệp định TPP nên cũng đang cố gắng nhượng bộ nhau để TPP sớm có hiệu lực.
Khi TPP được ký kết, nó sẽ trở thành một FTA với tiêu chuẩn hóa rất cao, giúp liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch, đem lại cơ hội phát triển mới cho các quốc gia thành viên.
2.1.2. Các quốc gia tham gia TPP
TPP chỉ mới có 12 thành viên nhưng quy mơ ước tính chiếm gần 40% quy mô nền kinh tế toàn cầu (Bộ Tư pháp, 2013), với ảnh hưởng to lớn đó TPP đang giành được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hàn Quốc. Quốc gia này đã gần như chính thức quyết định tham gia vào TPP và dự định tuyên bố vào APEC 2013, tuy nhiên tới phút chót đã trì hỗn (Trung tâm WTO – VCCI, 2013). Chắc chắn trong tương lai, số lượng thành viên TPP sẽ còn tăng lên.
Tuy nhiên, với quy mô và tầm ảnh hướng lớn như thế nhưng tình hình kinh tế của các nước thành viên TPP, cũng như mức sống của người dân thuộc các nước lại không đồng đều. Mỗi quốc gia tham gia vào TPP đều có những mục tiêu và chiến lược riêng, nhưng đều mong muốn có thể đạt được thỏa thuận và những ưu đãi cao nhất để đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế.
Bảng 2.2: Dân số và GDP bình quân đầu ngƣời của thành viên TPP năm 2013
Đơn vị: Triệu người, nghìn USD/người
Tên nƣớc Dân số
(Triệu người)
GDP bình quân đầu ngƣời
(Nghìn USD/người) Khu Vực
Chile 17,62 15,73 Nam Mỹ
New Zealand 4,44 41,82 Châu Đại Dương
Singapore 5,40 55,18 Đông Nam Á
Brunei 0,42 38,56 Đông Nam Á
Hoa Kỳ 316,13 53,04 Bắc Mỹ
Australia 23,13 67,46 Châu Đại Dương
Malaysia 29,72 10,54 Đông Nam Á
Mexico 122,33 10,31 Bắc Mỹ
Peru 30,38 6,66 Nam Mỹ
Canada 35,15 51,96 Bắc Mỹ
Nhật Bản 127,34 38,63 Đông Á
Việt Nam 89,71 1,91 Đông Nam Á
Từ bảng 2.2 có thể thấy, các nền kinh tế trong TPP có sự phát triển không đồng đều. Tổng dân số năm 2013 của các thành viên TPP là 801,77 triệu người. Theo thống kê của World Bank (WorldBank, 2014b), năm 2013 dân số thế giới là 7.125,10 triệu người. Như vậy dân số của khu vực TPP chiếm khoảng 11,25% dân số thế giới. Hoa kỳ là quốc gia đông dân nhất gấp gần 753 lần quốc gia ít dân nhất là Brunei. GDP bình quân đầu người của Australia cao nhất, gấp 35 lần Việt Nam - quốc gia có GDP bình qn đầu người thấp nhất.
Australia có mức GDP bình qn đầu người cao nhất trong khu vực, trên cả
Hoa Kỳ. Nguyên nhân là vì dân số Australia chỉ bằng 7,32% dân số của Hoa Kỳ. Thông qua TPP, Australia hi vọng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tài chính, dịch vụ khai thác mỏ và xuất khẩu sữa qua việc củng cố mối quan hệ trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi tham gia đàm phán, Australia từ chối cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước sở tại với nhà đầu tư nước ngồi.
Canada có vị trí nằm ở Bắc Mỹ, là một quốc gia có mức GDP bình qn đầu
người khá cao trong TPP, chỉ sau Australia, Hoa Kỳ và Sigapore. Nước này hi vọng với việc tham gia TPP sẽ giúp nền kinh tế tạo thêm được việc làm, có cơ hội kinh doanh mới. Canada cũng là một nước bảo hộ ngành bò sữa và gia cầm ở mức độ cao. Với việc tham gia TPP, chắc chắn quốc gia này sẽ phải giảm thiểu, thậm chí là gỡ bỏ những chính sách bảo bộ với ngành sản xuất này. Tuy nhiên điều nay gặp phải phán đối gay gắt của người dân vì sản phẩm trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các cơng ty nước ngồi.
Nhật Bản là quốc gia tham gia TPP muộn nhất cho tới thời điểm này. Động
thái gia nhập TPP của Nhật Bản đã cho thấy quyết tâm cải tổ nền kinh tế theo hướng mở cửa của quốc gia này. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng khá kiên quyết trong việc bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của năm mặt hàng nhạy cảm là thịt, sữa, đường, gạo và lúa mì (Trung tâm WTO - VCCI 2014a). Thị trường ô tô và lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia này.
Chi lê, Peru và Mexico có GDP bình qn đầu người ở mức trung bình trong khu vực. Ba quốc gia này đều đã có thỏa thuận FTA với Mỹ, Mục tiêu của các nước này khi tham gia đàm phán TPP là hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Trong đàm phán về vấn đề dệt may, Hoa Kỳ và
Việt Nam mong muốn đưa nhiều nguyên liệu vào danh mục nguồn cung thiếu hụt thường xuyên nhưng Mexico chỉ muốn đưa các nguyên liệu này vào danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời vì hy vọng rằng ngành dệt may của nước này có thể sẽ sản xuất được các nguyên liệu đó trong tương lai.
Malaysia cũng là một quốc gia có GDP bình qn đầu người ở mức trung bình. Khác với ba quốc gia trên, Malaysia cũng muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và thu hút đầu tư nhiều hơn nữa vì FTA song phương giữa Malaysia và Hoa Kỳ vẫn chưa đạt được kết quả khả quan nào.
New Zealand là quốc gia thuộc khu vực Châu Đại Dương, có GDP bình
qn đầu người xếp thứ 4 trong khu vực, nhưng dân số lại xếp thứ 11, chỉ trên Brunei. Mong muốn thông qua TPP để gia tăng xuất khẩu dịch vụ, thu hút đầu tư của Mỹ vào du lịch trong nước.
Sigapore nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam nhưng lại có
mức phát triển GDP bình quân khá cao, xếp thứ 2 trong TPP. Singapore đang mở rộng nhanh chóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong đàm phán TPP.
Bruinei là quốc gia có dấn số thấp nhất, tuy nhiên GDP lại ở vị trí thứ 7. Mặc dù nằm trong khu vực Đơng Nam Á nhưng nhờ có nguồn dầu mỏ dồi dào đã giúp kinh tế đất nước này phát triển cao.
Hoa Kỳ là nền kinh tế số một của thế giới, cũng là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Việt Nam. Trong TPP, Hoa Kỳ chỉ có mức GDP bình qn đầu người thứ 3 bởi dân số của Hoa Kỳ chiếm 39,43% dân số của cả khu vực TPP. Khoảng 47% kim ngạch nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ là các sản phẩn từ các đối tác thuộc TPP (Doanh nhân Sài Gòn, 2013). Với tiềm lực kinh tế, chính trị vững chắc, Hoa Kỳ có vị trí, vai trị và tầm ảnh hưởng rất lớn trong đàm phán TPP.
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Tổng cục Hải quan, 2015b), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2014 đạt 150,19 tỷ USD, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia thuộc TPP là 58,41 tỷ USD, chiếm 38,89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia thuộc TPP cịn rất kiêm tốn.
Hình 2.1: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP năm 2014
Đơn vị: %
(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2015b)
Hình 2.1 cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia thành viên TPP chưa đồng đều. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong TPP. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là 28,66 tỷ USD, chiếm 49,07% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nội khối TPP, và chiếm 19,08% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei nhỏ nhất, chỉ đạt 0,05 tỷ USD, chiếm 0,09% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong TPP và đạt 0,03% tổng kim ngạch cả nước. Với vai trò quan trọng cũng như những nội dung mở rộng thương mại của TPP, rõ ràng Việt Nam cịn có thể gia tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn nữa sang các quốc gia thành viên.
2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia tham gia TPP
2.2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trong 5 năm gần đây (2010-2014) hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều thay đổi. Mặc dù sản lượng gạo liên tục tăng nhưng những con số thơng kê về thương mại lại đang có xu hướng giảm.
0.89 0.55 5.01 0.09 49.07 6.83 6.73 1.78 0.32 3.56 25.17 Chile New Zealand Singapore Brunei Hoa Kỳ Australia Malaysia Mexico Peru Canada Nhật Bản
Hình 2.2: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (2010-2014)
(Nguồn: Tổng cục Hải quan 2011, 2012 a, 2013, 2014a và 2015a)
Qua hình 2.2 có thể thấy, từ năm 2010 - 2014, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều thay đổi. Giai đoạn từ 2010-2012, khối lượng xuất khẩu tăng từ 6,89 triệu tấn lên 8,02 triệu tấn, tăng thêm 1,13 triệu tấn. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2014 thì khối lượng xuất khẩu liên tục giảm, năm 2014 chỉ xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, giảm 3,19% so với năm 2012 và giảm 20,45% so với năm 2013. Đầu năm 2014, VFA dự báo xuất khẩu gạo sẽ đạt 6,5 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2014, gặp phải cạnh tranh mạnh mẽ từ gạo Thái Lan có nguồn cung dồi dào khiến khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam đã giảm nhẹ so với dự báo.
Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng có sự biến đổi khơng đều. Từ năm 2010 đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng. Năm 2012 mặc dù xuất khẩu được 8,02 triệu tấn gạo nhưng chỉ đạt kim ngạch 3,67 tỷ USD. Trong khi năm 2011 chỉ xuất khẩu 7,11 triệu tấn (ít hơn 0,91 triệu tấn) nhưng kim ngạch đạt 3,66 tỷ USD (ít hơn 0,01 tỷ USD). Có thể thấy, trong năm 2012, giá gạo của Việt Nam đã giảm. Năm 2013, Kim ngạch xuất khẩu xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua, chỉ đạt 2,93 tỷ USD. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm so với năm 2013 nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2014 lại cao hơn, đạt 2,96 tỷ USD, tăng 1,02% so với năm 2013. Từ đây có thể hi vọng sự gia tăng giá trị trong xuất gạo Việt Nam.
6.89 7.11 8.02 6.59 6.38 3.25 3.66 3.67 2.93 2.96 0 2 4 6 8 10 2010 2011 2012 2013 2014 Khối lượng (Triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD)
2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Mặc dù ln nằm trong nhóm những nước xuất khẩu gạo chính của thế giới, nhưng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua ít được mở rộng mà vẫn chủ yếu xuất khẩu sang những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Phippines, Malaysia,…
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,96 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2015b). Trong đó, 10 thị trường nhập khẩu gạo chính chiếm 5,20 triệu tấn, chiếm 81,50% khối lượng xuất khẩu, kim ngạch đạt 2,40 tỷ USD, chiếm 81,08% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.
Hình 2.3: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014