Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 29 - 32)

1.3.1. Bài học từ Thái Lan

Năm 2014, Thái Lan giành lại vị trí xuất khẩu khẩu gạo lớn nhất thế giới (Bảng 1.1) với khối lượng 10,97 triệu tấn. Vượt qua người Thái để giành vị trí dẫn đầu tồn thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu gạo không chỉ là mong muốn của người Việt mà còn là thách thức lớn. Để làm được điều đó, bên cạnh việc tận dụng những nguồn lực của chính mình, Việt Nam cũng cần học hỏi từ Thái Lan những bài học kinh nghiệm của họ.

Chính phủ tập trung đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu gạo

Để có được vị trí xuất khẩu gạo như hiện nay, trước tiên phải kể tới vai trò của nhà nước Thái Lan trong việc định hướng chiến lược phát triển kinh tế quốc dân đúng đắn, biết khai thác và khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của đất nước (Sở Công thương tỉnh Thái Bình, 2014). Nhận thức rõ thế mạnh của mình, tận dụng ưu đãi từ thiên nhiên với dịng sơng Mê Kơng giàu phù sa, Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Nhà nước cũng đề cao vai trò của Hiệp hội các nhà xuất khẩu nhằm giúp đỡ và ủng hộ các công ty xuất khẩu. Nhiệm vụ của Hiệp hội là nghiên cứu và thu thập thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng, đối thủ để kịp thời dự báo xu hướng và

những biến động thị trường. Hiệp hội cũng phối hợp cũng Nhà nước để quản lý hoạt động sản xuất và hoạt động xuất khẩu lúa gạo. Song song đó, việc áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất được Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng.

Xây dựng thương hiệu gạo uy tín trên thị trường quốc tế.

Trong hoạt động xuất khẩu, Thái Lan chú trọng xây dựng và định hình một thương hiệu gạo có tầm cỡ. Nhắc đến gạo xuất khẩu, trên thế giới người ta thường nghĩ ngay tới gạo Thái Lan. Gạo Thái được biết đến với chất lượng tốt, có nhiều cấp gạo đa dạng: gạo trắng 100% loại A,B,C nhưng chủ yếu là loại B, gạo trắng 5% tấm, 10%, 15%, gạo tấm A1 super, gạo đồ, gạo nếp, gạo thơm đặc sản Hom Mali (Thời báo kinh tế Sài Gịn, 2011). Chính vì thế, giá gạo của Thái Lan cũng cao hơn rất nhiều so với giá gạo của Việt Nam (Hình 2.4).

Sản xuất gạo cho mục đích xuất khẩu

Trước đây, người Thái Lan chỉ nghĩ rằng trồng lúa để ăn thì nay những người dân Thái đã ý thức rõ hơn về vai trị của gạo trong việc xóa đói giảm nghèo, đó là xuất khẩu. Ba yếu tố cơ bản: chất lượng - thương hiệu - thị trường, luôn được đầu tư nhằm gia tăng giá trị hạt gạo. Để bán được nhiều gạo thì gạo thật ngon thơi chưa đủ, mà còn cần tiếp cận được với thị trường. Gạo Hom Mali nổi tiếng trên khắp thế giới nhưng ở Thái Lan, kể cả những hộ gia đình khá giả trở lên, ăn gạo đặc sản rất ít. Người Thái áp dụng những công nghệ mới, những kỹ thuật nông nghiệp hiện đại để tăng năng suất, tạo ra những giống lúa ngon và chất lượng, để đem đi xuất khẩu. Nhờ đó lao động Thái Lan làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp trở nên khá giả hơn nhờ những thành quả xuất khẩu nông sản.

1.3.2. Bài học từ Ấn Độ

Năm 2012, Ấn Độ vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vượt lên cả Thái Lan với tổng khối lượng xuất khẩu 10,25 triệu tấn, trong khi năm 2011 chỉ là 4,64 triệu tấn (Bảng 1.1). Từ đó đến nay, khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ ln duy trì trên 10 triệu tấn mỗi năm.

Đối với hoạt động sản xuất, Chính phủ khuyến khích tăng diện tích đất canh tác, tích cực đưa máy móc cơng nghệ và những thiết bị tiên tiến vào việc sản xuất để làm tăng sản lượng. Những năm gần đây, Ấn Độ luôn xếp thứ 2 sau Trung Quốc

về sản lượng gạo được sản xuất, năm 2013, sản lượng lúa gạo ước tính đạt 106,5 triệu tấn, tăng 1,24% so với năm 2012 (FAO, 2014a). Chính phủ Ấn Độ can thiệp khá tồn diện trong việc thu mua và phân phối lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ khơng chỉ giúp cho nông dân trồng lúa và còn tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có giải quyết khó khăn và có nhiều cơ hội để đầu tư.

Đối với hoạt động xuất khẩu, Ấn Độ chú trọng đa dạng hóa chủng loại gạo, tập trung nâng cao khối lượng xuất khẩu. Chính phủ thực hiện việc phân loại lúa gạo theo khả năng xuất khẩu: gạo chất lượng cao, gạo không được xuất khẩu và gạo có khả năng xuất khẩu. Loại gạo chất lượng cao sẽ được dùng để cạnh tranh với gạo của Thái Lan và Việt Nam. Gạo không được xuất khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Ấn Độ cũng tập trung đẩy mạnh và duy trì xuất khẩu ở những thị trường chủ lực như Iran, Ả Rập,…

1.3.3. Bài học từ Hoa Kỳ

Tuy không phải là một quốc gia tập trung nhiều nguồn lực cho nông nghiệp, nhưng Mỹ vấn ln nằm trong nhóm những quốc gia chính xuất khẩu gạo. Nhận biết được tầm quan trọng của lúa gạo trong đời sống nên Chính phủ Mỹ khơng vì tập trung phát triển công nghiệp mà quên đầu tư cho sản xuất lương thực. Do đó, Chính phủ Mỹ có một sự hỗ trợ ưu tiên cho nông nghiệp lương thực.

Đối với thị trường gạo nội địa, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu là hỗ trợ về thanh toán và cho vay vốn, trợ cấp xuất khẩu. Những khoản trợ cấp nhằm hỗ trợ và làm ổn định thu nhập của nông dân khi giá gạo thấp hay giúp nông dân có nguồn vốn khi cần đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Từ đó giúp nơng dân yên tâm sản xuất, năng suất thu hoạch cao.

Đối với gạo xuất khẩu, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu qua việc đảm bảo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và những chính sách bảo lãnh tín dụng cho nhà sản xuất lúa gạo.

Đối với gạo nhập khẩu, Chính phủ Mỹ đặt ra những hàng rào thương mại, đặc biệt là thuế quan để giúp bảo hộ mặt hàng gạo nội địa của mình. Do đó, tuy Thái Lan và Việt Nam vẫn thường xuyên xuất khẩu gạo sang Mỹ nhưng lại khó có thể cạnh tranh được với gạo nội địa.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA THAM GIA

TPP TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)