2.3.2.1. Chỉ số về lợi thế so sánh biểu hiện
RCA đối với mặt hàng gạo của Việt Nam và một quốc gia là tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của quốc gia so trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của quốc gia với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của thể giới trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Sử dụng chỉ số này sẽ giúp xác định lợi thế so sánh biểu hiện trong xuất khẩu gạo của các quốc gia.
Bảng 2.4: Chỉ số RCA của Việt Nam và một số quốc gia (2010-2013) Quốc gia Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Việt Nam 33,41 28,39 24,34 15,46
Thái Lan 20,30 21,39 15,28 14,29
Ấn Độ 7,75 10,15 16,03 17,94
Hoa Kỳ 1,37 1,06 1,02 1,02
Từ Bảng 2.4 có thể thấy Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đều có RCA lớn hơn 2,5 nhiều lần, cho thấy lợi thế so sánh rất lớn của các quốc gia này trong xuất khẩu gạo. RCA mặt hàng gạo của Hoa Kỳ tuy nhỏ hơn 2,5 nhưng vẫn lớn hơn 1, nên vẫn có lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo. Do vậy, đây cũng là những quốc gia dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu gạo hàng năm. Nhờ có xuất khẩu gạo, Việt Nam có thể tham gia vào thương mại toàn cầu, giúp đem lại lợi nhuận và trao đổi với những sản phẩm mà Việt Nam ít có lợi thế so sánh.
Bên cạnh đó, chỉ số RCA mặt hàng gạo của các nước và của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Điều này cho thấy hai khả năng: (1) tỷ trọng xuất khẩu gạo trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia có xu hướng giảm; (2) tỷ trọng xuất khẩu gạo trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của thế giới có xu hướng tăng tăng hoặc cả 2 khả năng cùng xảy ra.
Tuy nhiên, mặc dù RCA mặt hàng gạo của Việt Nam luôn lớn hơn các quốc gia còn lại, nhưng điều này không đủ để khẳng định sản phẩm gạo của Việt Nam có lợi thế so sánh tương đối tốt nhất trên thị trường quốc tế. Một ví dụ điển hình là Hoa Kỳ, tuy là quốc gia có RCA chỉ bằng 1, thấp nhất trong những quốc gia xuất khẩu gạo nhưng vẫn là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo dẫn đầu của thế giới (Bảng 1.1). Đó là nhờ Hoa Kỳ đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và ln có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho ngành nơng sản này.
Do đó, để có thể thấy rõ hơn cơ hội và triển vọng của xuất khẩu gạo của Việt Nam, cần kết hợp đánh giá RCA cùng các chỉ số thương mại khác.
2.3.2.2. Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu
Việc xác định, dự đốn thị trường mục tiêu có vai trị quan trọng trong đinh hướng chiến lược cho hoạt động sản xuất và hoạt động xuất khẩu gạo. Sử dụng chỉ số ES về mặt hàng gạo của Việt Nam với các thị trường thành viên TPP sẽ giúp xem xét tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường này để xác định đây có phải là những thị trường tiềm năng hay khơng.
Nó được đo bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu gạo của các thị trường đang xem xét trong cơ cấu tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường đó. Cũng tương tự như RCA, ES càng lớn càng
cho thấy mức độ tiềm năng của thị trường, để tự đó có chiến lược hợp lý để tiếp cận và đẩy mạnh xúc tiến thị trường.
Bảng 2.5: Chỉ số ES của Việt Nam với các quốc gia TPP năm 2013
STT Quốc gia ES STT Quốc gia ES
1 Chille 25,80 7 Malaysia 8,56
2 New Zealand 17,16 8 Mexico 18,31
3 Singapore 25,24 9 Peru 7,46
4 Brunei 3,42 10 Canada 29,38
5 Hoa Kỳ 6,11 11 Nhật Bản 35,40
6 Australia 30,75
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu Trademap của ITC)
Từ Bảng trên dễ dàng nhận thấy ES của Việt Nam với các quốc gia tham gia TPP đều lớn hơn 1 rất nhiều, cao nhất là ES mặt hàng gạo của Việt Nam và Nhật Bản lên tới 35,40, cho thấy các quốc gia thành viên TPP đều là những đối tác tiềm năng để Việt Nam có thể đẩy mạnh và gia tăng xuất khẩu gạo.
Các thị trường như Nhật Bản, Australia hay Canada có ES lớn nhất, cịn các thị trường như Brunei, Hoa Kỳ, Peru lại có ES nhỏ nhất. Vì tỷ trọng xuất khẩu gạo trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không đổi trong năm 2013 nên nguyên nhân của việc chỉ số ES lớn hơn là do tỷ trọng nhập khẩu gạo trong cơ cấu nhập khẩu của một số quốc gia thành viên TPP nhỏ hơn các quốc gia khác. Do đó, các thị trường như Nhật Bản, Australia, Canada, Chile và Singapore có nhiều khả năng sẽ là những đối tác thương mại lớn và tiềm năng để Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu gạo vào các thị trường này.
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả thương mại và cường độ thương mại của Việt Nam với các thị trường đối tác thì vẫn cịn cần kết hợp với chỉ số khác.
2.3.2.3. Chỉ số mức độ tập trung thương mại
Việt Nam có lợi thế so sánh, các thị trường đối tác đều tiềm năng nhưng nếu quan hệ thương mại giữa các nước khơng thuận lợi thì việc tiếp cận thị trường cũng sẽ gặp nhiều trở ngại. Do đó, TI sẽ cho thấy rõ hơn mức độ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên TPP, liệu có tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước khơng. Nó được đo bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang quốc gia đối tác trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới sang quốc gia đang xem xét trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới.
Bảng 2.6: Chỉ số TI của Việt Nam với các nƣớc thành viên TPP (2012-2013)
STT Quốc Gia Năm 2012 Năm 2013
1 Việt Nam – Chile 0,33 0,35
2 Việt Nam – New Zealand 0,74 0,88
3 Việt Nam – Singapore 0,98 0,92
4 Việt Nam – Brunei 7,49 6,40
5 Việt Nam – Hoa Kỳ 1,33 1,31
6 Việt Nam – Malaysia 3,61 3,06
7 Việt Nam – Mexico 0,29 0,30
8 Việt Nam – Canada 0,39 0,43
9 Việt Nam – Peru 0,37 -
10 Việt Nam – Australia 2,01 1,94
11 Việt Nam – Nhật Bản 2,32 2,10
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu Trademap của ITC và của Tổng cục Hải quan năm 2014b)
Từ bảng 2.6 ta có thể thấy chỉ số TI của Việt Nam với các thị trường Brunei, Hoa kỳ, Malaysia, Australia và Nhật Bản đều lớn hơn 1, cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này cao hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới sang các quốc gia này. Và mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các thị trường còn lại là Chile, New Zealand, Singapore, Mexico, Canada, Peru đều nhỏ hơn 1, cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này thấp hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới. Trong đó, mức độ tập trung thương mại của Việt Nam và Brunei là cao nhất, còn với Mexico là thấp nhất. Như vậy thương mại giữa Việt Nam và Brunei khá vững chắc.
Bên cạnh đó, chỉ có TI của Việt Nam với các thị trường Chile, New Zealand, Mexico và Canada là có xu hướng tăng cho thấy tiềm năng thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam với các quốc gia này đang khá thuận lợi, còn lại TI với
các thị trường khác đều giảm. TI tăng có thể do: (1) tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia này trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tăng, (2) tỷ trọng xuất khẩu của thế giới sang các quốc gia này trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới giảm, hoặc cả 2 nguyên nhân cùng xảy ra.
RCA và ES là những chỉ số cấp ngành, cụ thể là ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi TI cho thấy những diễn biến về mức độ thương mại của Việt Nam với các thị trường. Dựa vào đó, Việt Nam cần tận dụng lợi thế so sánh của mình trong xuất khẩu gạo, kết hợp với mối quan hệ bền chặt với những thị trường có mức độ tập trung thương mại lớn là Brunei, Hoa Kỳ, Malaysia, Australia, Nhật Bản và những thị trường đang có xu hướng tăng mức độ tập trung thương mại là New Zealand, Mexico và Canada để gia tăng xuất khẩu gạo sang các thị trường này, nhất là với Nhật Bản, Australia, Canada – Những thị trường có tỷ trọng nhập khẩu gạo trong cơ cấu nhập khẩu quốc gia lớn. Chile và Singapore là thị trường có chỉ số chuyên mơn hóa xuất khẩu mặt hàng gạo lớn (lớn hơn 20) nhưng chưa được khai thác nên cần được quan tâm và đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong tương lai. Trong khi Peru mặc dù có mức độ chun mơn hóa xuất khẩu chưa cao như các quốc gia trên (chỉ là 7,46 năm 2013) nhưng nếu tập trung vào thị trường này thì cũng sẽ vẫn có nhiều thuận lợi do ES vẫn lớn hơn 1.
Từ những đánh giá các chỉ số trên, có thể nhận thấy, Việt Nam khơng chỉ có lợi thế so sánh tương đối trong xuất khẩu mặt hàng gạo mà các thị trường thành viên TPP cũng là những đối tác rất tiềm năng. Do vậy, Hiệp định TPP chính là cơ hội để Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu và mở rộng thị trường trong tương lai.