Hiệp định TPP

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 32 - 35)

2.1. Tổng quan Hiệp định TPP và các nƣớc tham gia TPP

2.1.1. Hiệp định TPP

Hiệp định TPP hay còn gọi là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một FTA đa phương có khởi nguồn từ Hiệp định đối tác Kinh tế (P3 – Pacific 3), do nguyên thủ 3 nước: Chile, New Zealand và Singapore phát động đàm phán nhân hội nghị Cấp Cao APEC 2002 được tổ chức tại Mexico. Tháng 6/2005, sau khi Brunei xin gia nhập, biến P3 thành P4, Hiệp định TPP chính thức được ký kết có hiệu lực giữa 4 nước. Với sức hút và mức độ ảnh hưởng của Hiệp định, các thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi, đã có rất nhiều nền kinh tế bày tỏ quan tâm và mong muốn trở thành thành viên, trong đó phải kể đến Hoa Kỳ và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ 3 thế giới.

Bảng 2.1: Thời gian các quốc gia tham gia TPP

Năm Tên nƣớc tham gia Số lƣợng thành viên

2002 Chile, New Zealand, Singapore 3

4/2005 Brunei 4

9/2008 Hoa Kỳ 5

11/2008 Australia, Peru 7

2010 Việt Nam, Malaysia 9

2012 Canada, Mexico 11

2013 Nhật Bản 12

(Nguồn: Đào Ngọc Tiến, 2014)

Với số lượng thành viên khơng ngừng tăng, và có sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, ước tính tỷ trọng GDP của 12 nền kinh tế thành viên chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu (Bộ Tư pháp, 2013), điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của TPP. Việt Nam tham gia TPP từ năm 2008 nhưng với danh nghĩa là thành viên liên kết. Mãi tới 11/2010 tại hội nghị Thượng đỉnh Cấp

Cao APEC tại Nhật Bản, Việt Nam mới công bố tham gia TPP với vai trị là thành viên chính thức.

Đàm phán TPP được cho là một trong những cuộc đàm phán FTA lớn nhất trên thế giới hiện nay, vấn đề đàm phán cũng rất rộng và phức tạp khi phải dung hịa lợi ích của 12 quốc gia thành viên.

Nội dung đàm phán rộng

Kể từ vòng đám phán thứ nhất vào tháng 3/2010 tại Melbourne với sự tham gia của 8 thành viên, đến vòng đàm phán gần đây nhất tại Brunei vào tháng 2/2014 khi đã có 12 thành viên, TPP đã trải qua 21 vịng đám phán chính thức (Đào Ngọc Tiến, 2014, tr.95). Ngồi ra cịn có các vịng đàm phán cấp trưởng đồn, Bộ trưởng và một số cuộc gặp cấp cao.

Những vấn đề được các quốc gia đàm phán gồm: Cạnh tranh, Hợp tác và xây dựng năng lực, Dịch vụ xuyên biên giới, Hải quan, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, Môi trường (Trung tâm WTO – VCCI, 2014b). Như vậy, TPP không chỉ bao gồm những vấn đề truyền thống trong các FTA thông thường mà đã mở rộng ra những vấn đề mới cũng như những vần đề đang nổi lên của kinh tế toàn cầu. Phạm vi của TPP không chỉ dừng lại quan tâm riêng những vấn đề cót lõi nội tại của mà cịn đặt nó trong những vấn đề đan xen nhau và những vấn đề mới nổi.

Tiếp cận thị trường tồn diện, tự do hóa cao

Cũng giống như những FTA khác, TPP hướng tới việc các thành viên có thể tiếp cận thị trường của nhau thuận lợi. Tuy nhiên, TPP không chỉ dừng lại ở việc các thành viên cam kết xóa bỏ hay giảm thiểu những hàng rào thương mại thuế quan và phi thuế quan mà còn tạo điều kiện hỗ trợ cho người lao động, người tiêu dùng và các doanh nghiệp của mỗi nước thành viên. Mục tiêu và mong muốn của các quốc gia thành viên TPP là xây dựng một hiệp định khu vực tồn diện.

Mỗi thành viên sẽ có điều kiện phát triển hoạt động thương mại và cùng nhau tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các thành viên trong TPP cũng sẽ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động thuộc nội dung đàm phán và các vấn đề của thương

mại tồn cầu. Có thể nói TPP sẽ giúp gắn kết các mục tiêu, chính sách, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia thành một khu vực năng động. Từ đó, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, mức sống của người dân và phúc lợi xã hội sẽ được nâng cao.

Kết cấu mở cho thành viên

Điểm mới của TPP là kết cấu mở, có thể thêm thành viên sau khi Hiệp định được ký kết; mở rộng cho những đối tượng như doanh nghiệp, Hiệp hội, tổ chức xã hội có thểm tham gia nếu quan tâm. Tuy TPP khơng phải là một chương trình liên hết hợp tác với APEC nhưng các thành viên trong APEC có thể tham gia khi có ý định mà không cần lời mời từ phía thành viên của Hiệp định TPP. Nếu như các FTA trước nay thường chỉ dừng lại là thỏa thuận của các Chính phủ thì với TPP, những đơn vị như doanh nghiệp, Hiệp hội cũng có thể tham gia đàm phán, tham dự và góp ý kiến.

TPP cũng có mức độ cam kết rất cao, buộc các thành viên phải tuân thủ đúng những thỏa thuận đã thống nhất. Hoa Kỳ có vị trí đặc biệt trong đàm phán TPP cũng hi vọng TPP sẽ trở thành Hiệp định thương mại của thế kỷ 21.

Mặc dù đã đặt ra mục tiêu kết thúc đàm phán sớm, nhưng do sự khơng đồng đều về trình độ phát triển giữa các quốc gia cũng như việc mỗi quốc gia đều muốn giữ cho mình một vài mức bảo hộ để đảm bảo lợi thế quốc gia nên đến nay, còn nhiều vấn đề của TPP chưa được thống nhất.

Sau nhiều mục tiêu về cái kết cho cuộc đàm phán TPP đều không hoàn thành, năm 2015 được cho là sẽ hứa hện kết thúc đàm phán khi mà các nội dung chính cơ bản cũng đang dần được hé lộ. Chính quyền của Tổng thống Obama đang cố gắng hết sức để kết thúc đàm phán TPP trong 6 tháng đầu năm 2015, trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ mới (Trung tâm WTO - VCCI, 2015). Các quốc gia đều hi vọng vào hiệp định TPP nên cũng đang cố gắng nhượng bộ nhau để TPP sớm có hiệu lực.

Khi TPP được ký kết, nó sẽ trở thành một FTA với tiêu chuẩn hóa rất cao, giúp liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch, đem lại cơ hội phát triển mới cho các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)