Ứng dụng mơ hình kim cương trong nghiên cứu mặt hàng gạo của Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 43 - 52)

Ấn Độ đều giảm. Đặc biệt, năm 2014 giá gạo Thái Lan đã rút bớt khoảng cách, giảm xuống gần bằng ngưỡng với giá gạo Việt Nam. Nguyên nhân là do đồng Baht của Thái Lan mất giá khiến giá cả hàng hóa của Thái Lan quy đổi ra USD rẻ hơn, dẫn đến giá gạo Thái Lan cũng giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến năm 2014, gạo Việt Nam chịu cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan và Ấn Độ khi mức giá gạo của 3 nước gần bằng nhau. Năm 2014, gạo 5% tấm của Thái chỉ còn 423 USD/tấn trong khi của Việt Nam là 410 USD/tấn. Gạo 25% của Ấn Độ là 377 USD/tấn, của Thái là 382 USD/tấn, còn của Việt Nam là 377 USD/tấn.

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trong bối cảnh thực thi TPP

2.3.1. Ứng dụng mơ hình kim cương trong nghiên cứu mặt hàng gạo của Việt Nam Nam

Tính bền vững mơ hình kim cương được thể hiện qua sự liên kết của bốn nhóm yếu tố cơ bản trong mơ hình và sự tác động của 2 yếu tố bổ trợ là Chính Phủ và cơ hội. Những yếu tố cơ bản của mặt hàng gạo Việt Nam có mối quan hệ hỗ trợ và thúc đẩy nhau nhằm tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính phủ và những cơ hội.

2.3.1.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất

Trồng lúa là một trong những nghề truyền thống của người Việt cổ còn tồn tại đến tận ngày nay. Việt Nam có nhiều yếu tố sản suất thuận lợi đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Nguồn vật chất tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Địa hình có hình chữ S, với diện tích

khoảng 331 nghìn km2, có hai đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và

đồng bằng sông Hồng (Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, 2014).

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm với những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa dưới đây (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2014):

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 27,7oC và thấp nhất là 12,8oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè trong khoảng từ 25oC đến 30oC.

Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên quan trọng tại Việt Nam. Tổng bức

xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và

khoảng 4 kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.700 – 2.500 giờ, giảm dần từ Nam ra Bắc.

Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80-85%, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ mưa.

Lượng mưa trung bình năm của các vùng rất khác nhau, từ 600 mm đến 5.000 mm, phổ biến từ 1.400 mm đến 2.400 mm. Khoảng 80-90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa.

Việt Nam cịn có nguồn tài ngun nước dồi dào với mạng lưới sơng ngịi dày đặc khoảng hơn 2,4 nghìn con sơng có chiều dài trên 10 km, có nước chảy thường xuyên, trong đó có 109 sơng chính và 13 hệ thống sơng lớn với diện tích

trên 10 nghìn km2. Năm 2012, tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên toàn

lãnh thổ đạt khoảng 830-840 tỷ m3/năm. Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất có

thể khai thác khoảng 63 tỷ m3/năm tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng lớn.

Đây đều là những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa: cần nhiều nước và nhiều ánh nắng. Nguồn nước đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng, trong khi ánh nắng giúp cây quang hợp và sinh trưởng. Vào thời kỳ thu hoạch lúa nguồn nhiệt lớn giúp nông dân phơi, sấy tạo thành phẩm và để bảo quản, lưu trữ.

Nguồn lao động

Việt Nam có gần 70% dân số sống ở nơng thôn chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên có chứng chỉ, bằng cấp chun mơn tăng lên 18% năm 2014 so với 13,3% năm 2009 (Tổng cục thống kê, 2014a, tr.5), cho thấy sự dồi dào và trình độ lao động đang dần được nâng cao. Kinh nghiệm canh tác được người dân tích lũy và phát triển từ ngàn đời nay. Do vậy, hoạt động canh tác lúa giúp giải quyết vấn đề việc làm và nuôi sống người lao động. Người nông dân Việt Nam khơng chỉ cần cù mà cịn rất sáng tạo. Cùng với quá trình lao động, họ đã nghĩ ra những sáng kiến hay phát minh ra những máy móc phục vụ cho tăng năng suất lúa.

Về cơ sở hạ tầng

Việt Nam có đường biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây Nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia, phía Đơng và Nam giáp biển Đơng. Nước ta có đường bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan (Bộ tài nguyên và môi trường, 2014).

Vùng biển của nước ta tương đối rộng, khoảng 1 triệu km2. Vị trí trung tâm khu vực

Đơng Nam Á giúp hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước bạn hàng trở lên thuận lợi qua đường bộ, đường biển hay đường hàng không. Với lợi thế sở hữu một số cảng biển lớn và lâu đời như cảng Sài Gịn, cảng Hải Phịng giúp giảm chi phí vận chuyển qua trung gian và tiết kiệm thời gian bởi lúa gạo chủ yếu được vận chuyển qua đường biển.

Bên cạnh đó, để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu và lai tạo giống lúa, Trên khắp cả nước khơng chỉ có các trường Đại học mà cịn có các trung tâm, các viện nghiên cứu lớn nhỏ, nhằm phục vụ tối đa công việc nghiên cứu. Các viện nghiên cứu và nhà nơng ln có sự phối hợp, giúp đỡ nhau để có thể tạo ra được những giống lúa cho năng suất cao, kháng lại sâu bệnh.

Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho cây lúa phát triển thuận lợi, tăng năng suất, giảm sâu bệnh, từ đó cho năng suất cao. Việc tiết kiệm chi phí vận chuyển cịn giúp giá gạo tương đương với giá trị thực của nó, từ đó giúp Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

2.3.1.2. Điều kiện về cầu

Gạo là mặt hàng lương thực chính của người dân Việt Nam, nên nhu cầu gạo tiêu dùng trong nước luôn ở mức cao. Việt Nam rất ít sử dụng gạo cho chăn ni, mà chủ yếu nhập khẩu ngô hay đậu tương để phục vụ nhu cầu cho chăn nuôi. Nhu cầu tiêu thụ gạo đa số là phục vụ cho nhu cầu lương thực của con người. Do phục vụ nhu cầu về lương thực nên yêu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng gạo không quá khắt khe. Đa số người tiêu dùng cịn có thói quen dự trự một khối lượng gạo vào mỗi vụ mùa để chủ động nguồn lương thực.

Nhu cầu tiêu dùng gạo của nội địa là nhân tố tác động tới những ưu tiên cho việc đầu tư xây dựng, tạo dựng các yếu tố sản xuất đầu vào, và có ảnh hưởng quyết định tới chiến lược của các doanh nghiệp trong nước.

Hình 2.5: Nhu cầu tiêu thụ gạo của Việt Nam (2011-2015)

Đơn vị: triệu tấn

(Nguồn: USDA, 2015)

Hình 2.5 cho thấy nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân Việt Nam có xu hướng tăng cao từ năm 2013, và trong những năm sau đó cho tới nay thì tương đối ổn định. Năm 2013, nhu cầu gạo tăng lên 21,90 triệu tấn, tăng 11,45% so với năm 2012. Theo USDA dự báo thì nhu cầu sử dụng gạo năm 2015 ổn định ở mức 21,90 triệu tấn, giảm nhẹ 0,45% so với năm 2014. Với việc nhu cầu gạo tương đổi ổn định trong những năm gần đây, các doanh nghiệp và người nơng dân có thể n tâm đầu tư cho phát triển sản xuất lúa gạo.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (Tổng cục thống kê, 2015), năm 2014, sản lượng lúa gạo của Việt Nam đạt khoảng 45 triệu tấn, như vậy, nhu cầu tiêu thụ gạo chiếm 48,90% so với sản lượng gạo thu hoạch được. Do vậy, lượng gạo phục vụ cho hoạt động xuất khẩu còn rất dồi dào.

Như đã phân tích, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, gạo sản xuất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được dùng nhiều cho mục đích xuất khẩu. Hiện nay, một số mặt hàng gạo của các quốc gia khác đang được nhập khẩu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch và tạo được lòng tin với người dân. Mức sống người dân được nâng cao lên, do đó, họ cũng trở thành những người tiêu dùng thơng thái, đòi hỏi và yêu cầu cao hơn. Gạo sản xuất ra không phải chỉ để phục vụ nuôi sống đơn thuần mà cần phải ngon, hợp khẩu vị. Do đó, các doanh

19,40 19.65 21,90 22,00 21,90 18 19 20 21 22 23 2011 2012 2013 2014 2015 (Dự báo)

nghiệp sản xuất, các nhà nghiên cứu, quản lý cần chú trọng nâng cao chất lượng hạt gạo, tạo ra giống lúa mới để hạn chế sự cạnh tranh từ các quốc gia khác tại thị trường nội địa. Bởi dù có xuất khẩu nhiều đến đâu thì trước tiên, gạo sản xuất ra vẫn là để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

2.3.1.3. Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Cơng nghiệp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Diện tích đất trồng lúa có xu hướng bị thu hẹp là để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhờ có sự hỗ trợ của phân bón đã giúp tăng sản lượng lúa gạo trong khi diện tích đất trồng giảm. Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ phân bón của Việt Nam gia tăng mạnh. Ngành sản xuất phân bón trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Nhu cầu phân bón hóa học cho sản xuất nông nghiệp năm 2014 là gần 11 triệu tấn các loại, tăng 6,80% so với năm 2013 chỉ là 10,3 triệu tấn (Bộ NN&PTNN, 2014). Trong đó, nhu cầu phân Urê là 2,2 triệu tấn, phân SA là 0,90 triệu tấn, phân Kali là 0,96 triệu tấn, phân DAP là 0,90 triệu tấn, phân NPK là 4 triệu tấn và phân lân là 1,8 triệu tấn. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã có thể đáp ứng hồn tồn nhu cầu phân Urê, phân lân, phân NPK. Riêng phân Kali thì vẫn phải nhập khẩu hồn tồn, vì trong nước chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu để sản xuất; còn phân DAP mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, cịn lại vẫn phải nhập khẩu.

Hiện tại, có hai nhà máy sản xuất phân DAP với công suất tương đương nhau khoảng 330 nghìn tấn là nhà máy DAP Đình Vũ ở Hải Phịng đang hoạt động và nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai đang được xây dựng (Bộ NN&PTNN, 2014). Khi nhà máy này được hoàn thành dự kiến và đi vào sản xuất vào năm 2015 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Tập đồn Hóa chất Việt Nam cũng đang đầu tư triển khai các dự án khai thác mỏ để sản xuất Kali công suất 320 nghìn tấn mỗi năm tại nước láng giềng Lào.

Những lồi cơn trùng phá hại lúa sẽ làm giảm năng suất, chất lượng lúa. Do đó thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng không thể thiếu được trong ngành trồng trọt của Việt Nam để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh. Nguồn cung chính cho thị trường

thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hóa chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng sẽ làm giảm đa dạng sinh học và tiêu diệt một số lồi có ích. Phịng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học đã làm giảm chỉ số đa dạng sinh học của côn trùng và là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của biện pháp phịng trừ bằng thuốc hóa học (Nguyễn Vĩnh Phúc và các cộng sự, 2014). Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc cũng ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cây trồng và gây ngộ độc cho người sử dụng. Người tiêu dùng bắt đầu nhạy bén hơn trong việc lựa chọn sản phẩm có chứa thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, để phát triển nơng nghiệp bền vững thì khơng nên quá lạm dụng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Công nghiệp sản xuất máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến

Đến nay, phần lớn các máy nông nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã sản xuất ra được chiếc máy kéo. Sử dụng máy móc thiết bị có thể giúp tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian. Các máy móc chất lượng cao giúp tạo ra sản phẩm tiêu chuẩn, tăng năng suất. Sản phẩm đã qua chế biến ln có giá trị cao hơn sản phẩm thơ. Do đó, cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong nơng nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

2.3.1.4. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành

Khối lượng xuất khẩu gạo hàng năm của Việt Nam ln cao (Hình 2.2), do đó phương hướng chính trong hoạt động xuất khẩu gạo khơng cịn là tập trung vào số lượng mà là tập trung vào chất lượng để nâng cao lợi thế cạnh tranh với các quốc gia khác. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với nông dân tập trung tiến hành hoạt động thâm canh, tạo ra lúa chất lượng cao và đồng đều qua việc đầu tư áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã ý thức hơn trong việc tạo dựng hình ảnh, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, marketing bán hàng.

Trên một thửa ruộng, nếu trồng quá nhiều loại lúa khác nhau sẽ gây ra hiện tượng lai tạo làm thối hóa giống, năng suất cũng từ đó mà giảm dần. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long đang tập trung hình thành các vùng chuyên canh lúa. Hai vùng đồng bằng này có điều kiện thổ nhưỡng, hệ thống kênh mương cũng như kinh nghiệm trồng lúa tốt nhất cả nước. Vì thế vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất gạo xuất khẩu chủ lực của nước ta. Còn vùng đồng bằng sơng Hồng tuy diện tích gieo trồng lúa hạn chế hơn nhưng trình độ thâm canh cao, là nơi có nhiều giống lúa ngon, đặc sản như gạo Tám thơm Hải Hậu, Kim Kê, Nàng Thơm Chợ Đào, Khẩu Mang. Ngoài ra, đối với các vùng trồng lúa khác, đặc biệt là Đồng bằng ven biển miền Trung, khơng có các tiềm năng sản xuất lúa xuất khẩu thì cũng được đầu tư chú trọng sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực.

Cơng nghệ có vai trị quan trọng trong hỗ trợ sản xuất, tiết kiệm sức lao động và thời gian. Do đó, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ cơng nghệ là một trong những mục tiêu được chú trọng. Đặc biệt phải kể đến tỉnh Vĩnh Long, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định cấp giấy cho một dự án đầu tư nhà máy xát gạo lên tới 120 tỷ đồng. Là tỉnh có thế mạnh về ngành chế biến lương thực, tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 650 nhà máy xay xát, với sản lượng xay xát và lau bóng gạo trên 1,2 triệu tấn/năm (Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, 2014). Tỉnh Vĩnh Long khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các mơ hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khai thác hợp lý các nguồn năng lượng gắn với bảo vệ môi trường.

Áp dụng thử nghiệm và canh tác giống lúa mới là quy luật vận động tất yếu để đa dạng nguồn cung, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang triển khai thí điểm trồng giống lúa mới. Song song với đó là hoạt động khôi phục những giống lúa truyền thống, đặc sản để phục vụ cho xuất khẩu, nâng cao giá trị hạt gạo.

Gạo Việt Nam hiện nay chịu sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ và Thái Lan. Nếu gạo Thái nổi tiếng với giá cao, có thương hiệu thì gạo Ấn Độ tương đối rẻ với số lượng lớn. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp rất

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) triển vọng xuất khẩu gạo của việt nam sang các quốc gia tham gia TPP mai thị ngân hà 8,9 (top 13 BTA2015) (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)