3.1.1. Mục tiêu và định hướng chung
Trong thời gian qua, bằng những văn bản pháp luật và chính sách, Nhà nước đã đưa ra những chiến lược phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà chủ đạo là thanh toán điện tử. Mục tiêu chung của những chiến lược này là:
Thứ nhất, giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng giao dịch thanh toán của nền kinh tế, tăng tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán trong thương mại điện tử và số lượng DN áp dụng thanh toán điện tử.
Thứ hai, đa dạng hóa các phương thức thanh tốn trong TMĐT và các dịch vụ tiện ích NH điện tử, đồng thời áp dụng kịp thời các thành tựu CNTT, thúc đẩy sự phát triển công nghệ nội dung số gắn với hoạt động thanh toán trong TMĐT
Thứ ba, hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Từ đó mở rộng các hoạt động và phạm vi thanh tốn điện tử để góp phần kiểm soát, giám sát các giao dịch trong nền kinh tế
Với những mục tiêu như vậy, định hướng phát triển thanh toán trong TMĐT Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 là:
- Phát triển thanh toán trong TMĐT phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ và hệ thống thanh tốn
- Phát triển thanh toán trong TMĐT đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và DN
- Phát triển thanh tốn trong TMĐT với những giải pháp mang tính kinh tế là yếu nhằm huy động các nguồn lực của toàn xã hội để thúc đẩy hoạt động thanh toán điện tử trong nền kinh tế.
3.1.2. Giai đoạn 2006 - 2010
Đầu năm 2007 một văn bản quan trọng liên quan tới thanh tốn điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu của Đề án là hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đồng thời thúc đẩy phát triển các phương thức thanh toán điện tử trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, Đề án vạch ra 6 nhóm đề án nhánh như sau:
Nhóm đề án 1: Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của
nền kinh tế theo hướng tạo lập môi trường cơng bằng, hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt, ứng dụng công nghệ trong thanh tốn.
Nhóm đề án 2: Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực công. Giải pháp này bao gồm quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt và trả lương, trợ cấp ưu đãi xã hội qua tài khoản.
Nhóm đề án 3: Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực
doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tập trung xây dựng và ứng dụng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
Nhóm đề án 4: Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân
cư thông qua phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tăng lượng tài khoản cá nhân, mở rộng mạng lưới máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ.
Nhóm đề án 5: Phát triển hệ thống thanh tốn thơng qua việc hồn thiện và
phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng; xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.
Nhóm đề án 6: Các giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền
mặt. Nếu 6 đề án nhánh nêu trên được triển khai thành công, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh tốn có thể giảm xuống khơng q 18% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020. Đồng thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán cũng tăng lên 20 triệu vào năm 2010 và 45 triệu vào năm 2020, số thẻ phát hành đạt mức 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30 triệu cho tới năm 2020. Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai Đề án xây dựng Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chỉ đạo cụ thể để các liên minh tăng cường hợp tác với nhau, cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng thanh tốn thẻ, qua đó chi phí sẽ giảm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ thẻ trong giao dịch cá nhân.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Theo báo cáo của NHNN, đến nay, một số chỉ tiêu cụ thể của Đề án TTKDTM đã hoàn thành như: đến cuối năm 2010, đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, đến nay đã đạt hơn 15 triệu thẻ, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh tốn khơng q 18%, đến năm 2008, đã đạt 14,6%, vượt cả chỉ tiêu đến năm 2020 là 15%, điều này cho thấy hoặc thực hiện đề án mang lại hiệu quả, hoặc xây dựng các chỉ tiêu của để án không phù hợp với thực tiễn và cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.
3.1.3. Giai đoạn 2011 - 2015
Ngày 30/5/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký Quyết định số 1131/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Theo Kế hoạch này, để đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả và đạt mục tiêu của Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011), NHNN xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, xác định các nhiệm vụ, lộ trình, thời hạn hồn thành và trách nhiệm của các đơn vị tổ chức có liên quan thuộc NHNN trong việc thực hiện triển khai Kế hoạch. Chi tiết nhiệm vụ trong năm 2015 và toàn bộ giai đoạn như sau:
Nhiệm vụ trong năm 2015:
- Tiếp tục triển khai và hồn thành thí điểm ứng dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại trên một số địa bàn nông thôn.
- Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các quy định về giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế để thúc đẩy phát triển POS và đánh giá kết quả ban đầu.
- Tổ chức tổng kết kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ thường xuyên triển khai trong giai đoạn 2012 – 2015:
Ngoài các nhiệm vụ đã được xác định cho từng năm như trên, một số nhiệm vụ được thường xuyên triển khai trong giai đoạn 2012-2015, cụ thể như sau:
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán điện tử; phát triển, nâng cấp các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
- Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán thẻ qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS thực sự đi vào cuộc sống; phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng; đẩy mạnh phát triển các phương thức thanh toán qua điện thoại di động, qua internet…; phát triển các hình thức thanh tốn điện tử trong việc thanh tốn các loại cước, phí định kỳ; rà sốt, bổ sung quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an ninh, an tồn trong thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, phấn đấu đạt chỉ tiêu 65% số đơn vị thực hiện vào cuối năm 2012 và 80% vào năm 2015.
- Thường xuyên thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn trong toàn xã hội nhằm giúp cho công chúng, người sử dụng và các tổ chức trong xã hội hiểu, tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt một cách đầy đủ, kịp thời, tạo được sự chuyển biến căn bản về thói quen sử dụng tiền mặt.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, học hỏi kinh nghiệm, mơ hình dự án đã triển khai thành cơng và nguồn tài chính cần thiết phục vụ phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
- Tăng cường số lượng và nâng cao năng lực cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là những cán bộ tham gia xây dựng chính sách, chiến lược, định hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán, bảo đảm hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích đối với người tiêu dùng để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
- Xây dựng và áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ; áp dụng các hình thức khen thưởng thích đáng, kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong triển khai Đề án.
- Đối với từng nhiệm vụ, Thống đốc NHNN đã giao trách nhiệm cụ thể cho các Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan thuộc NHNN phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện, có quy định thời hạn hồn thành đối với từng nhiệm vụ trên. Đồng thời, các đơn vị được giao nhiệm vụ định kỳ báo cáo Thống đốc NHNN về tình hình kết quả thực hiện các nội dung được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Có thể nhận xét định hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, mà trọng tâm là thanh toán điện tử của Nhà nước là tương đối rõ ràng và đúng đắn. Bên cạnh đó cũng đã đạt được những thành quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn những giải pháp đẩy mạnh thanh toán điện tử trong những năm tới.
3.2. Giải pháp vĩ mô nhằm đẩy mạnh thanh toán trong TMĐT