2.1.1. Tổng quan thị trường TMĐT tại Việt Nam
a. Quy mô thị trường TMĐT B2C phát triển ổn định
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác.
Bảng 2.1: Một số chỉ số về thị trường TMĐT B2C của Việt Nam
Năm Dân số (Triệu người) Tỷ lệ dân số sử dụng Internet Ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của 1 người Tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến Ước tính doanh thu từ TMĐT B2C (USD) 2012 87 36% 30 USD Nguồn VISA 71% 667 triệu Nguồn IDC 58% 545 triệu
2013 90 36% 120 USD 57% 2,2 tỷ
2014 90,73 39% 145 USD 58% 2,97 tỷ
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam các năm
Có thể thấy qua 3 năm, thị trường TMĐT Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số luợng người tham gia cũng như doanh thu đem lại. Đặc biệt là trong năm 2013, một người dân Việt Nam sử dụng trung bình 120 USD để mua hàng trực tuyến, gấp 3 lần con số này một năm trước đó. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ người sử dụng Internet cũng như tỷ lệ truy cập Internet có tham gia mua sắm trực tuyến gần như khơng đổi nhưng giá trị doanh thu thì tăng mạnh, gấp tới 3 lần. Từ 2013 đến 2014, một yếu tố khác có sự tăng trưởng đáng kể là tỷ lệ dân số sử dụng internet, từ 36% lên 39%. Điều này góp phần giúp cho doanh thu trong năm 2014 đạt mức gần 3 tỷ USD.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Theo báo cáo chỉ số TMĐT năm 2014 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, chỉ số thương mại điện tử cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các địa phương về hiện trạng ứng dụng và mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử. Năm 2014, trong khi điểm EBI trung bình của tất cả các tỉnh là 56,5 thì điểm trung bình của nhóm năm địa phương dẫn đầu là 68,3 và điểm trung bình của nhóm năm địa phương đứng cuối là 48,0. Sự khác biệt về thương mại điện tử giữa các địa phương năm 2014 đã tăng lên so với năm 2013. Điểm trung bình của Chỉ số Thương mại điện tử năm 2013 là 55,7, trong đó điểm trung bình của nhóm năm địa phương dẫn đầu là 66,0.
Tên miền là một trong các yếu tố phản ảnh mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử. Bức tranh về phân bổ tên miền quốc gia “.VN” năm 2014 phản ảnh một cách rõ ràng về sự chênh lệch trong lĩnh vực thương mại điện tử giữa các địa phương. Tp. Hồ Chí Minh có số lượng tên miền .VN cao nhất. Hà Nội có số lượng tên miền xấp xỉ với Tp. Hồ Chí Minh nhưng đứng thứ nhất về tỷ lệ số dân có một tên miền lẫn tỷ lệ số doanh nghiệp có một tên miền. Trong khi đó, phần lớn các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, Tây Ngun và Tây Nam Bộ có mức độ duy trì tên miền .VN thấp nhất theo mọi tiêu chí.
Tên miền cũng là tài nguyên quan trọng của Internet và được coi là một phần cốt yếu của hạ tầng thương mại điện tử. Tại Việt Nam, tên miền quốc gia .VN có vị trí ngày càng quan trọng. Theo Trung tâm Internet VIệt Nam (VNNIC), tới tháng 10 năm 2014 có 291.103 tên miền đang duy trì, trong đó 46,5% là ở miền Bắc, 47,5% ở miền Nam và 6,0% ở miền Trung. Đáng chú ý là 5 địa phương có số lượng tên miền .VN duy trì cao nhất đã chiếm tới xấp xỉ 85% toàn bộ tên miền của cả nước, trong khi đó 5 địa phương có số lượng tên miền thấp nhất chỉ chiếm có 0,14% (theo Báo cáo Tài nguyên Internet Việt Nam năm 2014 của VNNIC và Niên giám thống kê 2013 của Tổng cục Thống kê).
Với tên miền quốc tế, cơ cấu phân bổ theo địa phương khá tương đồng với tên miền quốc gia. Số liệu từ một số nhà đăng ký tên miền như P.A Việt Nam, Mắt Bão, Nhân Hòa cho thấy Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng rất cao và vượt xa tất cả các địa phương khác.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Sự khác biệt này cũng có thể thấy rõ qua một ngày mua sắm trực tuyến điển hình và lớn nhất trong năm 2014. Ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 năm 2014, VECOM đã phối hợp với Bộ Công Thương triển khai Ngày mua sắm trực tuyến. Theo thống kê trên website chính thức của chương trình www.OnlineFriday.vn, tỷ lệ truy cập chủ yếu từ Hà Nội (33%) và Tp. Hồ Chí Minh (36%). Tỷ lệ truy cập từ địa phương đứng thứ ba là Đà Nẵng chỉ có 5%. Tồn bộ lượng truy cập từ 60 địa phương còn lại chỉ chiếm khoảng 21%. Bên cạnh sự chênh lệch lớn giữa các địa phương với nhau, đặc biệt là giữa hai địa phương dẫn đầu với các địa phương cịn lại, có thể có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Cơng cụ EBI khơng lượng hóa được nhận định này nhưng có thể suy luận gián tiếp qua tỷ lệ dân đô thị ở các địa phương. Hơn nữa, tỷ lệ dân thành thị ở Việt Nam trong nhiều năm qua hầu như không thay đổi. Nếu cơ cấu 33% dân thành thị và 67% dân nông thôn của năm 2014 khơng thay đổi nhanh chóng thì đây sẽ là một yếu tố tiêu cực cản trở lớn tới sự phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn tới. Yếu tố này có thể giảm bớt tác động khi người dân nơng thơn có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận Internet và tham gia thương mại điện tử nhờ các thiết bị di động thông minh.
c. Chính phủ điện tử được doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn
Tình hình các doanh nghiệp truy cập website của các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh có xu huớng tăng trong những năm qua.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên tra cứu thông tin trên website nhà nước
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam các năm
Năm 2014 có 42% doanh nghiệp cho biết thường xuyên tra cứu thông tin trên các website của các cơ quan nhà nước tại địa phương, 53% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới truy cập và 5% doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập các website này. Các tỷ lệ này cho thấy tình hình truy cập website của các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự tiến bộ đáng kể so với năm 2013 và 2012, khi mà số doanh nghiệp thuờng xuyên tra cứu thông tin trên website các cơ quan nhà nuớc chỉ vào khoảng trên 30% và có tới gần 15% tổng số doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập.
Sự tiến bộ cũng được thể hiện rõ ở tỷ lệ các doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục thơng báo, đăng ký, cấp phép… Năm 2014 đã có 57% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cao hơn tỷ lệ 48% của năm 2013.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam các năm d. Pháp luật liên quan tới thương mại điện tử được chú ý hơn
Năm 2013 môi trường pháp luật cho thương mại điện tử tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường sự quản lý nhà nước, quy định chi tiết hơn các hành vi kinh doanh bị cấm, các hoạt động kinh doanh cần thơng báo, đăng ký hay có giấy phép. Hai văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn nhất tới lĩnh vực thương mại điện tử là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Ngày 15/12/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử. Có hiệu lực từ 20/01/2015, Thơng tư này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng Mặt khác, trong năm 2014 nhiều hình thức kinh doanh trực tuyến như gọi xe qua ứng dụng di động, các nghĩa vụ của người bán trên các mạng xã hội, tiền ảo bitcoin hay bán sản phẩm thay thế sữa mẹ trên website… đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người bán, người mua cũng như các cơ quan quản lý nhà nước và các phương tiện truyền thơng. Có thể thấy các văn bản pháp luật hiện tại chưa phản ảnh đầy đủ thực tiễn kinh doanh trực tuyến. Rõ ràng tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thơng làm thay đổi nhanh chóng hành vi và phương thức mua sắm của xã hội, trong khi đó việc ban hành và thực thi pháp luật dường như chưa theo kịp thực tiễn kinh doanh. Việc ban hành
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
mới cũng như diễn giải và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành sẽ có tác động trực tiếp tới một số lĩnh vực kinh doanh trực tuyến trong tương lai.
e. Dịch vụ chuyển phát chưa đáp ứng nhu cầu của thương mại điện tử
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính trong những năm gần đây liên tục tăng, tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính và xác nhận thơng báo hoạt động bưu chính năm 2013 là 110, tăng mạnh so với con số 79 của năm 2012.
Biểu đồ 2.3: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát
Nguồn: Sách trắng Cơng nghệ thơng tin và Truyền thông Việt Nam 2014
Mặc dù số luợng các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực bưu chính tăng nhanh trong các năm qua và một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát đã xác định thương mại điện tử sẽ chiếm thị phần ngày lớn và bước đầu có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nhưng nhìn chung, dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng trực tuyến. 23 31 38 63 82 25 29 40 56 83 32 40 50 79 110 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013
Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính
Số lượng doanh nghiệp được xác nhận thơng báo hoạt động bưu chính
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển phát năm 2014
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014
Năm 2014, có khoảng 50% doanh nghiệp đánh giá dịch vụ chuyển phát chưa tốt, trong đó có 9% đánh giá là kém. Theo khảo sát người tiêu dùng trực tuyến của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2014, chất lượng thấp của dịch vụ chuyển phát là trở ngại đứng thứ hai trong số các trở ngại đối với việc mua sắm trực tuyến. Có thể thấy dịch vụ bưu chính và chuyển phát có sự biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc thị trường nhưng chính sách và chiến lược cho lĩnh vực này chậm được ban hành (khác với lĩnh vực viễn thơng, từ năm 2001 tới nay có rất ít chính sách và pháp luật liên quan tới dịch vụ bưu chính và chuyển phát. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thơng đến năm 2020 được ban hành từ ngày 22/01/2001). Sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách và các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan tới dịch vụ chuyển phát chưa chặt chẽ. Cũng chưa thấy sự liên kết thỏa đáng giữa các doanh nghiệp chuyển phát với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp chuyển phát với các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến.
2.1.2. Hạ tầng thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam
a. Tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần qua các năm (từ 31,6% năm 1991 xuống
Tốt 52% Trung bình 39% Kém 9%
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
còn 12,1% vào tháng 12 năm 2014). Đây là một tiền đề quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán
Đơn vị : %
Nguồn: Tổng hợp từ website Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ sử dụng tiền mặt đang có xu hướng chững lại ở con số khoảng 11-12% tổng phương tiện thanh toán. Điều này chứng tỏ các chính sách và Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Một vấn đề khác đó là để đánh giá mức độ thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì
Việt Nam thời gian qua thường lấy tỷ lệ giữa thanh toán bằng tiền mặt với tổng phương tiện thanh toán để làm thước đo. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay thì nhiều nước lại sử dụng tiêu chí tiền mặt trong lưu thơng tính trên GDP để đánh giá tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong lưu thơng của nền kinh tế. Và nếu tính theo tiêu chí này thì tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt của VN trong những năm gần đây ở mức khoảng 20%, tức là cao gấp gần 2,5 lần Thái Lan, gấp gần 4 lần Malaysia và gấp hơn 5 lần các nước châu Âu. Rõ ràng, để hạ dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong những năm tới đây đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn. 20.3 19 17.2 16.4 14.1 14 14.2 11.7 12.3 11.5 12.1 0 5 10 15 20 25
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nhìn chung, tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ cũng như giá trị thanh toán bằng thẻ ngân hàng trong tương quan với các phương tiện khác vẫn còn rất thấp, chiếm khoảng 0,2% tổng giá trị thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
b. Hệ thống ngân hàng phục vụ hoạt động thanh toán
Bảng 2.2: Thống kê số lượng ngân hàng
Loại ngân hàng Số lượng 31/12/2011 Số lượng 31/12/2014
NH Thương mại nhà nước 5 1
Nh chính sách 1 2
NH thương mại cổ phần 35 37
NH liên doanh 4 4
NH 100% vốn nước ngoài 5 5
Tổng 50 49
Nguồn: Website của Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn
Trong tổng thể chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2015, có khá nhiều thương vụ mua lại - sáp nhập nhằm tái cơ cấu, có thể kể đến một số thương vụ sau:
- Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Ficombank và NH Việt Nam Tín Nghĩa vào ngày