Số lượng máy ATM và POS

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thanh toán trong thương mại điện tử tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước qua các năm

Để thống nhất thị trường thanh tốn nói chung và thị trường thanh tốn thẻ nói riêng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo thực hiện sáp nhập ba liên minh thẻ hiện nay, đó là CTCP Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn), cơng ty CP dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) và Công ty CP thẻ thơng minh VINA (VNBC). Trong đó, Banknetvn ra đời với sự chủ trì của 3 NHTM vốn nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam - Agribank, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV). Liên minh thẻ thứ hai - Smartlink cũng ra đời trong năm 2007, với sự tham gia của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và 15 ngân hàng cổ phần.

Ngày 25/12/2014, Banknetvn và Smartlink đã đồng tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng sáp nhập chính thức sau khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 2327/ QĐ-TTg chấp thuận cho hưởng miễn trừ tập trung kinh tế sau sáp nhập đối với hai liên minh thẻ này. Như vậy, doanh nghiệp sau sáp nhập có cổ đông lớn nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với mục tiêu phát triển hạ tầng phục vụ ngân hàng bán lẻ và thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam. Thống nhất 2 liên minh thẻ được kỳ vọng giúp các ngân hàng tiết kiệm nguồn lực, chi phí đầu tư hạ tầng. Các giao dịch thanh tốn, chuyển tiền của khách hàng sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khơng cịn tình trạng phân biệt nội mạng và ngoại mạng. Khách hàng cũng có cơ hội hưởng nhiều tiện ích thanh tốn hiện đại hơn.

d. Các hình thức chấp nhận thanh tốn trên website

Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Việt Nam trong năm 2014, khoảng 30% các doanh nghiệp sở hữu website cung cấp dịch vụ TMĐT đã hỗ trợ và tích hợp chức năng thanh tốn trực tuyến. 27% chấp nhận thanh toán qua thẻ Visa, Master Card, 25% qua đơn vị thanh toán trung gian và 10% tin nhắn SMS. 45% website hỗ trợ dịch vụ giao hàng và thu tiền sau (Cash on delivery - COD). Hình thức chấp nhận thanh tốn khi mua hàng trực tiếp tại công ty là phổ biến, chiếm 75%. Trong khi đó, hình thức thanh tốn bằng chuyển khoản vẫn được nhiều doanh nghiệp triển khai với tỷ lệ là 77%.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thanh toán trong thương mại điện tử tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)