3.3. Giải pháp vi mô nhằm đẩy mạnh thanh toán trong TMĐT
3.3.2. Đối với doanh nghiệp
a. Lựa chọn phương thức thanh toán trong TMĐT phù hợp
Thanh toán là một trong những bước quan trọng nhất trong việc triển khai TMĐT và phương án thanh tốn phụ thuộc khơng chỉ vào DN cung cấp các dịch vụ TMĐT mà còn phụ thuộc vào NH cũng như những cơ sở cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Khi tham gia TMĐT, DN cần lựa chọn hình thức thanh tốn phù hợp và trên cơ sở xác định hình thức thanh tốn, DN sẽ thống nhất với NH hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ trung gian thanh tốn về quy trình thanh tốn.
Đối với khách hàng trong nước:
- Cả giao dịch B2B và B2C đều có thể áp dụng hình thức thanh tốn tiền mặt hoặc giao hàng – thu tiền (Cash on delivery). Hình thức này đang rất phổ biến bởi vừa có thể giúp khách hàng thực hiện mua hàng qua mạng, vừa tận dụng thói quen
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
dùng tiền mặt của đa số khách hàng Việt Nam hiện nay. Hình thức này thường được sử dụng hiệu quả cho khách hàng có vị trí gần DN. Tuy nhiên, hình thức này có khá nhiều rủi ro cho phía DN và khó quản lý.
- Chuyển khoản hoặc thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng cũng là hai hình thức tương đối phù hợp khi áp dụng cho những khách hàng ở xa. Thực tế cho thấy rằng có tới 77% website chấp nhận thanh toán qua chuyển khoản. Tuy vậy, hình thức này mang lại rủi ro lớn hơn cho khách hàng và do đó, chỉ thực sự hiệu quả trên những website có thương hiệu và uy tín.
Đối với khách hàng nước ngồi:
- Giao dịch B2C: có thể thanh tốn bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ của DN, sau đó DN gửi hàng đã đặt cho khách. Một phương thức khác là sử dụng các cổng thanh tốn trực tuyến phạm vi tồn cầu như Paypal.
- Giao dịch B2B: có thể thực hiện chuyển tiền điện tử hoặc thư tín dụng điện tử. Tuy nhiên, các NH Việt Nam hiện nay chưa có cơng nghệ cho phép các DN thực hiện thanh toán qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Cịn thư tín dụng điện tử là một phương thức thanh tốn cịn tương đối mới đối với các DN Việt Nam, việc sử dụng nếu nhầm lẫn có thể dẫn đến những thiệt hại lớn. Như vậy, đối với giao dịch B2B, phương thức truyền thống thường là lựa chọn khả thi nhất.
b. Đầu tư hợp lý cho thanh toán điện tử
Sau khi xác định được mơ hình thanh tốn điện tử, DN phải cân nhắc tới việc đầu tư cho thanh toán trong TMĐT một cách hợp lý. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị cho thanh toán trong TMĐT, cần lưu ý đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thay đổi tổ chức và những yếu tố thay đổi khác do việc ứng dụng thanh toán điện tử mang lại.
Để triển khai thanh toán trong TMĐT, đầu tiên, DN phải đầu tư cho mua sắm trang thiết bị phục vụ cho thanh toán trực tuyến như trang bị hệ thống máy tính, kết nối mạng Internet.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 3.1 : Quy trình thanh tốn qua Payment Gateway và Merchant Account Account
Nguồn: Ogawa Design Agency
Để có thể bán hàng và chấp nhận thanh tốn qua mạng, DN cần có tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway). DN có thể đăng ký Merchant Account ở một số nhà cung cấp sau:
Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ thanh toán trong TMĐT
Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ thanh toán là các NH hoặc các tổ chức tín dụng. Những đơn đặt hàng đã hoàn tất sẽ được gửi từ Website của người bán đến NH thông qua Payment Gateway. Tuy nhiên, NH thường là những nhà cung cấp rất thận trọng trong việc chứng nhận cho bất kỳ thương nhân nào chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì người bán hồn tồn có khả năng biết các thơng tin về thẻ tín dụng của người mua. Để đảm bảo an toàn, các NH thường yêu cầu người bán khi mở tài khoản Merchant Account phải thực hiện một khoản đặt cọc lớn, thêm vào đó là chi phí tối thiểu hàng tháng và các phí thu trên những giao dịch được thực hiện. Do vậy, các DN khơng có khả năng tài chính khơng nên trực tiếp mở Merchant Account.
Nhà cung cấp trung gian dịch vụ thanh toán trong TMĐT
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trung gian thanh toán gồm: Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (gồm dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử) và dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (gồm dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử, dịch vụ Ví điện tử). DN có thể sử dụng dịch vụ này và chỉ phải trả một tỷ lệ chiết khấu nhỏ – khoản tiền mà DN phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đối với từng giao dịch. Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2015) của NHNN đã có những hướng dẫn cụ thể về dịch vụ trung gian thanh tốn, bổ sung và hồn thiện về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho NH và DN có thể phát triển dịch vụ này.
Bên thứ ba cung cấp dịch vụ thanh toán trong TMĐT
Nhà cung cấp thứ ba chuyển q trình thanh tốn thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên trang web của DN bằng chính tài khoản của họ. Khi DN ký kết với nhóm các nhà cung cấp này, việc thanh tốn của khách hàng sẽ được thực hiện thơng qua tài khoản của nhà cung cấp Merchant Account. DN sẽ không cần quan tâm đến tính chân thực của những người sở hữu thẻ tín dụng vì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ là những người bán hàng trực tiếp, còn DN trở thành đại lý cung cấp hàng.
c. Đa dạng hóa các phương thức thanh tốn
Việc đa dạng hóa các phương thức thanh tốn trong TMĐT đem lại cho các DN rất nhiều lợi ích như có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các phương thức thanh tốn trong TMĐT địi hỏi các DN phải có khả năng tài chính đầu tư cho từng phương thức thanh toán khác nhau. Hiện nay, một số website bán hàng trực tuyến của Việt Nam đã hợp tác với các cổng thanh toán nội địa, có thể ví dụ như Công ty cổ phần Pico và sàn mua bán Chợ Điện Tử cho phép thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng, Lazada chấp nhận thanh toán qua cổng thanh toán nội địa Smartlink. Đây là giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng các DN chỉ liên kết với một vài ngân hàng dẫn đến việc khách hàng phải có thẻ tại NH đó mới có thể thanh toán. Tuy nhiên, số lượng các DN triển khai các hình thức này cịn tương đối ít, hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở phương thức chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Các DN cần chủ động hơn trong việc liên kết với các NH để có thể đa dạng hóa các hình thức thanh tốn cho Website của mình.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
d. Đảm bảo an toàn và bảo mật
An toàn và bảo mật là vấn đề quan trọng mà DN phải tính đến khi xây dựng phương án thanh toán trong TMĐT, bao gồm bảo vệ các giao dịch thanh tốn và thơng tin cá nhân của người tiêu dùng. CNTT phát triển ngày càng đưa ra các phương án bảo đảm độ tin cậy và bảo mật cao cho các giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, DN cần chú ý các vấn đề sau:
- Sự an toàn của hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu phục vụ cho các hoạt động thanh toán trong TMĐT phải được đảm bảo, hoạt động tin cậy, có phương án dự phịng, chống mất điện, chống virus, chống sự truy cập bất hợp pháp.
- DN lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp bảo mật cho các giao dịch thương mại trên mạng của mình, đặc biệt là giao dịch liên quan đến thanh toán điện tử. Kỹ thuật bảo mật phụ thuộc vào phương pháp mã hóa và độ dài từ khóa cho phép.
- Vấn đề bảo mật phải được chú ý ngay từ khâu tổ chức của DN để đảm bảo nội bộ DN không để lộ danh sách khách hàng, tính riêng tư của khách hàng ra bên ngồi, ảnh hưởng đến uy tín của DN.
- Thường xuyên giữ mối quan hệ với khách hàng cũng là một biện pháp tăng cường kiểm tra chéo, phát hiện dấu hiện mất an ninh của hệ thống để từ đó có biện pháp kịp thời.
Vấn đề bảo mật là vấn đề quyết định đến uy tín của DN trong TMĐT. Nếu làm tốt, uy tín của DN với khách hàng tăng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thanh tốn điện tử phát triển.