Chính sách tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) CHÍNH SÁCH THU hút FDI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 51 - 53)

2.3 Hệ thống các chính sách thu hút FDI vào thị trường bất động sản của

2.3.4 Chính sách tín dụng ngân hàng

Thị trường BĐS phụ thuộc khá nhiều vào tín dụng ngân hàng, ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng cần được tiếp cận với nguồn vốn này, bởi khơng phải 100% vốn đăng kí là vốn của nhà đầu tư nước ngồi bỏ ra khi thực hiện dự án nên cũng cần có một chính sách tín dụng ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngồi đồng thời cũng phải có quy định cho vay với một tỷ lệ nhất định, giám sát các khoản nợ để đảm bảo vốn FDI thực sự là nguồn vốn nước ngồi là chính chứ khơng phải tiền vay của ngân hàng và huy động từ dân.

Trong khi pháp luật đất đai cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thế chấp tài sản gắn với đất được thuê (cả quyền sử dụng đất nếu được giao đất có thu tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2014) tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thì Chính phủ cũng tích cực phát triển mối quan hệ với nhiều tổ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chức tín dụng quốc tế khác khuyến khích nhiều ngân hàng nước ngồi thành lập chi nhánh ở Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản như DBS, OCBC, HSBC, Maybank,..thường khi dịng vốn FDI ln chuyển đến đâu thì ngân hàng của nhà đầu tư đó cũng di chuyển theo, vì vậy chính phủ Việt Nam hiện nay cũng khá mở của cho các ngân hàng trong khu vực ASEAN, châu Á bởi phần lớn FDI đổ vào BĐS Việt Nam cũng đến từ các quốc gia ở khu vực này. Tính đến cuối tháng 6-2013, có 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi, và 50 văn phịng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

Về lãi suất: lãi suất cho vay quyết định cả đầu vào và đầu ra của thị trường bất động sản bao gồm lãi suất cho vay xây dựng bất động sản quyết định chi phí ban đầu của nhà đầu tư ảnh hưởng đến nguồn cung bất động sản nói chung và lợi nhuận của nhà đầu tư nói riêng, thứ hai là lãi suất cho vay mua bất động sản ảnh hưởng đến cầu của thị trường bất động sản, khả năng tiêu thụ hàng hóa bất động sản. Mức lãi suất cơ bản ở Việt Nam giai đoạn vừa qua cũng thay đổi khá nhiều. Có lúc rất cao có lúc lại khá thấp. Theo quy đinh của ngân hàng nhà nước năm 2008, lãi suất cơ bản bằng đồng việt nam giảm từ 14%/năm trước đó xuống 13%/năm. Cịn thời gian gần đây, ghi nhận cho thấy, nhiều ngân hàng đưa ra những chương trình cho vay với lãi suất cố định khoảng 8-11%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động đã giảm đáng kể trong thời gian qua, giúp các ngân hàng có thể cho vay với lãi suất hạ hơn trước rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Dự báo, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới do lãi suất huy động dự kiến giảm hơn nữa, từ đó kéo theo lãi suất cho vay bất động sản giảm.

Hạn mức cho vay: tùy theo diễn biến của thị trường BĐS, khả năng thanh khoản của hàng hóa BĐS, tiềm lực tài chính của tổ chức tín dụng, năng lực của nhà đầu tư, ...số tiền cho vay không quá một phần trăm nhất định tổng mức đầu tư dự án.

Thời gian cho vay kinh doanh BĐS trước đây chỉ tầm 7-10 năm, nay đã cởi mở hơn lên đến 15 năm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhìn chung, ảnh hưởng chính sách tín dụng-ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS nước ta còn khá hạn chế, tác động chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp trong nước chứ chưa thực sự có ảnh hưởng lớn đến thu hút FDI kinh doanh BĐS.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) CHÍNH SÁCH THU hút FDI vào LĨNH vực bất ĐỘNG sản của VIỆT NAM GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)