Cơ cấu xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 43 - 49)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG XKLĐ Ở VIỆT NAM

2.5 Cơ cấu xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Giai đoạn 2001 đến nay xuất khẩu lao động nước ta đã đạt được khá nhiều thành tựu với số lao động được đưa đi làm việc tại nước ngoài cao hơn nhiều lần so với những năm trước. Số liệu thống kê dưới đây sẽ thể hiện điều đó

Bảng 2.4: Số liệu về tình hình XKLĐ của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014

(Đơn vị: người) NĂM SỐ LAO ĐỘNG 2001 36.168 2002 46.122 2003 75.000 2004 68.600 2005 70.594 2006 85.000 2007 80.000 2008 87.000 2009 75.000 2010 85.546 2011 88.298 2012 80.320 2013 88.155 2014 106.840 TỔNG 1.072.643

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ta có thể thấy giai đoạn này xuất khẩu lao động Việt Nam tăng trưởng khá rõ rệt, từ 36.168 người năm 2001 thành 70.594 người năm 2005, tức tăng gần gấp đôi chỉ sau 5 năm. Số lượng lao động xuất khẩu tăng đều qua các năm, riêng năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu nên tình hình xuất khẩu lao động bị giảm nhưng khơng đáng kể. Đến năm 2010, tình hình xuất khẩu lao động đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trở lại. Năm 2012 và 2013 XKLĐ Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, các thị trường chính như Đài Loan, Hàn Quốc,… bị thu hẹp do hiện tượng lao động bỏ trốn, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt đến từ các nước trong khu vực nên đã không đạt được mục tiêu xuất khẩu 90.000 lao động. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2014 vừa qua XKLĐ Việt Nam đã đạt mức kỷ lục hơn 100.000 lao động sang làm việc tại nước ngoài. Việt Nam hiện cũng xếp thứ 7 trong số các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Hàng năm người Việt Nam đi lao động ngồi nước gửi về khoảng 1,6 đến 2 tỷ đơ la Mỹ.

- Thời kỳ này cũng cho thấy sự biến chuyển rõ rệt về cơ cấu lao động có nghề xuất khẩu. Cơ cấu lao động có nghề cung đã tăng lên đáng kể so với 2 thời kỳ trước:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.5: Thống kê LĐXK của Việt Nam có nghề và khơng có nghề giai đoạn 2001 – 2010 (Đơn vị: ngƣời) NĂM LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CÓ NGHỀ LAO ĐỘNG KHÔNG NGHỀ 2001 36.168 18.426 17.742 2002 46.122 26.875 19.247 2003 75.000 33.128 41.872 2004 68.600 42.085 26.515 2005 70.594 43.582 27.012 2006 85.000 56.230 28.770 2007 80.000 52.580 27.420 2008 87.000 59.032 27.968 2009 75.000 58.658 16.342 2010 85.546 65.409 20.137 TỔNG 709.030 461.005 248.025

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) Qua bảng số liệu trên ta thấy giai đoạn này nước ta đã chú ý nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Năm 2001, nước ta chỉ có 18.426 lao động có tay nghề, chiếm 50,9% trong tổng số lao động xuất khẩu, thì đến năm 2005 tỷ lệ này đã tăng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lên thành 61,7%, và năm 2010 là 76,5%, tức gấp hơn 1,5 lần so với năm 2001. Có thể thấy được cơng tác xuất khẩu lao động ở nước ta thời kỳ này chú trọng về chất lượng nhiều hơn là số lượng, với mục tiêu khai thác hết tiềm năng của các thị trường cao cấp và củng cố chất lượng tại các thị trường truyền thống, giúp người lao động nâng cao thu nhập, cùng với đó nâng cao khả năng cạnh tranh của người lao động Việt Nam với người lao động cùng khu vực và trên toàn thế giới trong bối cảnh hoạt động XKLĐ đang ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt.

- Cơ cấu lao động cho xuất khẩu của nước ta cũng có nhiểu thay đổi rõ rệt, nó thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu ngành nghề của LĐXK Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

(Đơn vị: người)

NGÀNH NGHỀ SỐ LAO ĐỘNG

Công nghiệp 512.611

công nghiệp nặng 128.965

công nghiệp nhẹ 383.646

Xây dựng và vật liệu xây

dựng 45.987 Dịch vụ 25.960 Nông ngiệp 21.674 Lâm nghiệp 13.680 Các ngành khác 89.118 TỔNG 709.030

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cơ cấu lao động xuất khẩu của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Thời kỳ này LĐXK nước ta tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ do đây là những ngành cung cấp hàng hóa tiêu dùng với đặc thù yêu cầu số lượng lao động làm việc rất lớn, các ngành này rất phát triển ở nước ngoài do chúng ít tác động đến môi trường hơn các ngành công nghiệp nặng nhưng lại tạo ra những sản phẩm có giá trị khá cao so với khối lượng của chúng. Đặc biệt các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp cũng đã được các doanh nghiệp nước ta tập trung khai thác. Sở dĩ các lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp có số lao động nước ta tham gia nhiều là vì những lĩnh vực này không địi hỏi phải có chun mơn kỹ thuật và phù hợp với trình độ lao động của lao động Việt Nam.

Cơ cấu xuất khẩu lao động theo giới tính thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu LĐXK Việt Nam theo giới tính giai đoạn 2001 – 2010

(Đơn vị: %)

Năm Tỷ lệ nam giới Tỷ lệ nữ giới

2001 78,70 21,30 2002 77,10 22,90 2003 75,90 24,10 2004 44,10 55,90 2005 65,20 34,80 2006 65,73 34,27 2007 66,74 33,26 2008 67,12 32,88 2009 69,85 30,15 2010 66,60 33,40

(Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Qua bảng số liệu ta thấy lao động ngoài nước chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, số phụ nữ đi lao động ngoài nước đã dần tăng lên từ 21,3% năm 2001 lên 33,4% năm 2010, tức tăng hơn 1,2% mỗi năm. LĐXK nữ có xu hướng tăng là do nhu cầu về người giúp việc gia đình, người trơng trẻ, người chăm sóc người già ở các nước phát triển như Nhật Bản, Đài Loan,… ngày một tăng cao. Việc xuất khẩu lao động

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nữ sang nước ngồi làm việc vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do nạn bn bán người, phụ nữ dễ bị lạm dụng, quấy nhiễu tình dục,…

- Chia theo thị trường xuất khẩu lao động:

Bảng 2.8: Cơ cấu XKLĐ Việt Nam theo thị trƣờng giai đoạn 2001 – 2010

(Đơn vị: người)

Năm Đài Loan Malaysia Nhật Bản Hàn Quốc Nƣớc khác Tổng 2001 7.782 23 3.249 3.910 21.204 36.168 2002 13.191 19.965 2.202 1.190 9.574 46.122 2003 29.069 38.227 2.256 4.336 1.112 75.000 2004 37.144 14.567 2.272 4.779 8.205 67.447 2005 22.784 24.605 2.955 12.102 8.148 70.594 2006 14.127 37.941 5.360 10.577 10.850 78.855 2007 23.640 26.704 5.517 12.187 16.972 85.020 2008 31.631 7.810 6.142 18.141 23.266 86.990 2009 21.677 2.792 5.456 7.578 35.525 73.028 2010 28.499 11.741 4.913 8.628 31.765 85.546 Tổng 229.544 184.375 40.802 83.428 166.621 704.770

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục QLLĐNN – Bộ LĐ & TBXH, 2011)

Từ số liệu trên ta thấy Đài Loan vẫn là thị trường lớn nhất tiếp nhận lao động Việt Nam, tính đến 2010, số lao động xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 32,6% trong tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam. Đứng thứ hai là thị trường Malaysia chiếm 26,2% tổng số lao động xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc tuy có u cầu cao và khá khó tính nhưng vẫn nhận lượng lao động Việt Nam tăng đều qua các năm do đây là thị trường có mức thu nhập khá cao trong khu vực. Ta có thể thấy thị trường NKLĐ Việt Nam đa số vẫn là các nước trong khu vực do có những tương đồng về văn hóa, tơn giáo, tập qn, các nước này cũng chấp nhận LĐNK với trình độ phổ thơng, bên cạnh đó ở những thị trường có thu nhập cao như châu Âu hầu như Việt Nam gửi đi được rất ít hoặc thậm chí là khơng có lao động nào.

Như vậy, gần 30 năm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nước ta đã

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

người lao động. Có thể nói xuất khẩu lao động là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt mang lại lợi nhuận kinh tế tương đối cao cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này và góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế trong 30 năm qua. Tuy nhiên xuất khẩu lao động ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần được khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)