CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG XKLĐ Ở VIỆT NAM
3.2 Triển vọng của XKLĐ Việt Nam thời gian tới
Trong thời gian tới, XKLĐ Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ.
Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong quý I năm 2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 25.766 lao động (7.733 lao động nữ) đạt 27,12% kế hoạch năm 2015 và bằng 110,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ trong tháng 3 vừa qua Việt Nam 8.560 lao động sang làm việc ở nước ngoài (2.573 lao động nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 5.953 lao động (1.678 lao động nữ), Nhật Bản: 1.618 lao động (563 lao động nữ), Hàn Quốc: 262 lao động (20 lao động nữ), Malaysia: 328 lao động (210 lao động nữ), Ả rập - Xê út: 256 lao động (102 lao động nữ), Cộng hịa Síp: 30 lao động (0 lao động nữ) và các thị trường khác.
Năm 2015 mở ra nhiều cơ hội với XKLĐ Việt Nam. Cụ thể, sẽ có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam tại các nước trong khối. Thị trường lao động Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản tiếp tục được coi là thị trường trọng điểm XKLĐ. Đặc biệt ở thị trường Nhật Bản, nhu cầu lao động với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ năm 2015 đến 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây. Ngồi thực tập sinh, Nhật Bản cịn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý.
Cùng với việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống, Bộ LĐ-TBXH sẽ tiếp tục nghiên cứu, hướng đến việc mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, trong đó, ưu tiên vẫn là lao động đã qua đào tạo, có trình độ. Đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý có nhiều cơ hội đi làm việc ở nhiều nước hơn khi Cục Quản lý Lao động ngoài nước được Bộ LĐ- TBXH giao trực tiếp thực hiện hai chương trình hợp tác với Nhật Bản và CHLB
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Đức trong việc tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam sang làm việc tại hai quốc gia này. Thực hiện chủ trương của Nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng, Bộ LĐ & TBXH ln định hướng cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, khai thác các hợp đồng tiếp nhận lao động kỹ thuật cao, lao động có trình độ, tay nghề; quan tâm, chú trọng cơng tác đào tạo nguồn lao động trình độ cao để đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, Bộ đang triển khai Dự án Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có Chương trình Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngồi theo thỏa thuận quốc gia hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngồi. Bên cạnh đó, cùng với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi dự báo sẽ có mức tăng đáng kể.
3.3 Giải pháp thúc đẩy XKLĐ Việt Nam