Thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử.

Một phần của tài liệu ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI của bị CAN (Trang 29 - 33)

36 Khoản 2 Điều 120 BLTTHS

2.2.3 Thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử.

Điều 177 BLTTHS quy định: Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 176 BLTTHS. Và quy định này được Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003( sau đây gọi tắt là NQ 04 của HĐTP) có hướng dẫn chi tiết về thời hạn áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Đối với bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam gần hết ( thời hạn tạm giam cịn lại khơng q 5 ngày) và xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị can thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa đề nghị Chánh tịa hoặc Phó Chánh tịa án ra lệnh tạm giam. Thời hạn được tính từ tính từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và kéo dài tối đa khơng q 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng , khơng q 2 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 2 tháng 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 3 tháng 15 ngày.

Đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đang cịn, thì thời hạn tạm giam gần hết ( thời hạn tạm giam cịn lại khơng q 5 ngày ) cần phải xem xét có cần tiếp tục tạm giam nữa hay không. Nếu việc tiếp tục tạm giam là cần thiết thì thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án ra lệnh tạm giam đối với bị can, bị cáo. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính như trên trừ đi thời hạn tạm giam đối với bị can đối với bị can từ lúc nhận hồ sơ vụ án.

26

Đối với bị can, bị cáo đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa xét thấy cần áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án ra lệnh bắt và tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính cho đến khi kết thúc thời hạn xét xử sơ thẩm – vì quy định của pháp luật về thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử sơ thẩm, cho nên thời hạn tạm giam này tối đa là thời hạn xét xử sơ thẩm trừ đi thời gian lúc Tòa án nhận hồ sơ vụ án cho đến khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Đối với vụ án phức tạp cần tiếp tục tạm giam bị can trong thời gian chuẩn bị xét xử thì thì khi thời hạn tạm giam gần hết ( thời hạn tạm giam cịn khơng q 5 ngày ) Chánh án có thể ra quyết định gia hạn thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử. Thời hạn này được tính như sau: tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng khơng quá 15 ngày; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không quá 30 ngày. Vụ án được coi là phức tạp khi có nhiều bị can, phạm tội có tổ chức hoặc phạm nhiều tội , hoặc liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc nhiều địa phương, cũng có thể vụ án có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có nhiều thời gian để nghiên cứu tổng hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án hoặc để tham khảo ý kiến của các cơ quan chun mơn

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội khác nhau ( tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn nêu trên đối với tội nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.

Nếu thời hạn chuẩn bị xét xử kéo dài thêm 15 ngày ( theo hướng dẫn tại NQ 04 của HĐTP) do khơng mở được phiên tịa trong thời hạn 15 ngày mà phải tiến hành kéo dài trong 30 ngày hoặc tại thời điểm mở phiên tòa hoặc đang xét xử mà thời hạn tạm giam đã hết , thì trước khi thời hạn tạm giam gần hết ( thời hạn tạm giam cịn lại khơng q 5 ngày ) thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa đề nghị Chánh tịa hoặc Phó Chánh án tịa ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tòa.

Thời hạn tạm giam trong thủ tục xét xử phúc thẩm

Điều 243 BLTTHS quy định thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 242 BLTTHS, vậy thời hạn tạm giam được quy định như sau: Đối với vụ án do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử : khơng q 60 ngày

Đối với vụ án do Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa quân sự cấp quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm : khơng q 90 ngày.

Thời hạn này được tính từ khi nhận hồ sơ vụ án

Tương tự như trong xét xử sơ thẩm, luật quy định đối với đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết , nếu thây cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành xét xử phúc thẩm thì Tịa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa .

27

Đây là thời hạn tạm giam nhằm đảm bảo cho phiên tòa xét xử phúc thẩm nên thời hạn này kéo dài cho đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm

Việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn được quy định tại Nghị quyết số 05/2005/ NQ-HĐTP ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể. Trong đó quy định được thực hiện tương tự các hướng dẫn tương ứng về việc áp dụng, thay đổi , hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm và đảm bảo xét xử sơ thẩm. Thời hạn tạm giam trong trường hợp hủy bản án, quyết định của tạm giam để điều tra lại hoặc xét xử lại

Trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và việc tạm giam và việc tiếp dụng áp dụng biện pháp tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tịa án cấp sơ thẩm thụ lí lại vụ án. Thời hạn này là 15 ngày, vì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hủy bản án sơ thẩm thì Tịa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Khi Viện kiểm sát hoặc Tịa án thụ lí thụ lí lại vụ án thì việc tạm giam bị cáo giải quyết theo thủ tục chung. Khi có căn cứ luật định thì Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại. Nếu xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tịa án thụ lí lại vụ án. Thời hạn này được quy định tại Điều 289 BLTTHS là 15 ngày kể từ ngày hủy bản án, quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại ở cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.

Để đảm bảo thi hành án luật tố tụng hình sự quy định thời hạn tạm giam đối với người bị kết án. Điều 228 BLTTHS quy định :

“1. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù mà nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 227 bộ luật này ( là bị cáo được hưởng án treo, thời hạn phạt tù ngắn hơn thời hạn tạm giam) 2. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hơi đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội

3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 điều này là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án

4. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án”

NQ 04 của HĐTP hướng dẫn thi hành Điều 288 BLTTHS về thời hạn tạm giam sau khi tuyên án được thực hiện như sau:

Việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án khi bị cáo chịu hình phạt tù ( khơng thuộc trường hợp khoản 4 và khoản 5 Điều 227 BLTTHS ) đang bị tạm giam nhưng thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án

Thời hạn tạm giam đã hết : là trường hợp thời hạn tạm giam đã thực sự hết tại ngày kết thúc phiên tịa do Chánh án , Phó Chánh án ra lệnh tạm giam cho đén khi kết thúc

28

phiên tòa để hòan thành việc xét xử. Bên cạnh đó, cũng được coi là thời hạn tạm giam đã hết nếu thời hạn tạm giam cịn nhưng khơng đủ thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo như kháng cáo, kháng nghị, ra quyết định thi hành án phạt tù quy định tại Khoản 1 Điều 234 và Khoản 1 Điều 256 BLTTHS.

Cần phân biệt các trường hợp sau:

Trường hợp hình phạt tù cịn lại là từ 45 ngày trở lên thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày

Trường hợp hình phạt tù cịn lại dưới 45 ngày, thì thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù cịn lại, kể từ ngày tuyên án và cần ghi thêm : hết thời hạn tạm giam này trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo nếu họ không bị giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác .

Đối với bị cáo đang bị tạm giam thì thời hạn tạm giam mà bị xử phạt tử hình thì trong bản án phải ghi : tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án” mà không phải ra quyết định tạm giam.

Trên cơ sở quy định tại Điều 300 BLTTHS và quy định về thời hạn tạm giam khi hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại khi xét xử phúc thẩm và xét xử giám đốc thẩm Tòa án phúc thẩm và Tòa án giám đốc thẩm có quyền ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn tối đa 15 n ngày nếu xét thấy việc tạm giam là cần thiết, sau đó việc tạm giam bị cáo sẽ do Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng theo thủ tục chung.

2.2.4Thời hạn tạm giam trong thủ tục rút gọn

Cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 25/5/2005 về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ việc cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hồn thiện BLTTHS, nâng cao chất lượng cơng tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn cũng cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung, áp dụng thủ tục rút gọn góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự và tránh tình trạng tồn đọng án. Quá trình tố tụng theo thủ tục rút gọn được quy định tại BLTTHS năm 2003 chỉ kéo dài ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, giúp cơ quan tố tụng nhanh chóng giải quyết vụ án hình sự; bị can, bị cáo khơng phải chờ lâu, không bị tạm giam kéo dài… Mặt khác, việc áp dụng thủ tục này cịn tiết kiệm được thời gian, chi phí… trong q trình giải quyết vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 319 BLTTHS thì, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đầy đủ bốn điều kiện người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang ; sự việc phạm tội đơn giản rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cứ , lai lịch rõ ràng.

Thủ tục rút gọn là thủ tục rút ngắn về thời gian giải quyết và giản lược một số hành vi tố tụng nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng. Chương XXXV BLTTHS quy định về thủ tục rút gọn từ khi khởi tố vụ án cho đến khi mở phiên tòa xét xử vụ án là 30 ngày. Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với các giai đoạn khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử sơ thẩm. Tại điều 322 BLTTHS quy định về thời hạn

29

tạm giam để điều tra không quá, truy tố không quá 16 ngày, thời hạn tạm giam ở giai đoạn xét xử là không quá 14 ngày. Như vậy thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo trong thủ tục rút gọn không quá 30 ngày.

Một phần của tài liệu ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI của bị CAN (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)