42
chặn thiệt hại có thể xảy ra có thể xảy ra, bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình. Nếu người có thẩm quyền mà khơng giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Quy định này vừa có ý nghĩa trong việc bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo bị tạm giam, vừa thể hiện mối quan hệ dân giữa Nhà nước và công dân. Thông qua những quyết định về quyền khiếu nai, mỗi bị can, bị cáo có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng, tố cáo. Ngoài ra, hoạt động khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo cũng giúp đỡ cho cơ quan có thẩm quyền phát hiện những sai sót, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ để kịp thời uốn nắn, khắc phục, chấn chỉnh đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm. Qua đó đảm bảo cho hoạt động tố tụng được chính xác, chặt chẽ, có căn cứ pháp luật, trật tự pháp luật được bảo vệ nhưng cũng không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
43
Chương 3: THỰC TIỄN ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI CỦA BỊ CAN BỊ CÁO TRONG BIỆN PHÁP TẠM GIAM VÀ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN.
3.1 Thực tiễn việc thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giam
Trong những năm vừa qua, thực tiễn đảm bảo quyền con người của bị can bị cáo trong biện pháp tạm giam của Việt Nam ngày càng cải thiện rõ rệt. Dù chưa thể gia nhập đầy đủ vào tất cả các công ước song về mặt cơ sở pháp lí và thực tiễn, Việt Nam đã uyển chuyển trong việc nội hóa các qui định của một số cơng ước quốc tế có qui định riêng biệt về đối xử với tù nhân chưa bị kết án( người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam) như ; đặc biệt thời gian qua khi BLTTHS 2003 ra đời và quá trình cải cách tư pháp cũng như chú ý xây dựng các tiêu chuẩn đáp ứng với những yêu cầu cơ bản trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế dù Việt Nam chưa là thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại khơng ít những bất cập xảy ra trong quá trình thực hiện xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo có thể xác định như sau:
Bất cấp đầu tiên đó là tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam. Các cơ quan tiến
hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giam một cách tùy tiện, không trên cơ sở quy định của luật. Quy định biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp tạm giam là cần thiết, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được thuận lợi, ngăn chặn người phạm tội tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng, những người có thẩm quyền trong tố tụng quá lạm dụng biện pháp tạm giam, xem nó như là một biện pháp nghiệp vụ, đi ngược với mục đích của biện pháp này với tư cách là một biện pháp ngăn chặn Biểu hiện của nó là tỷ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam là rất cao mà căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể nhất là quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để đảm bảo cho cơng tác điều tra, xử lí”, “thấy rằng cần thiết tạm giam bị can, không thể để bị can trốn”, không đưa ra những căn cứ cụ thể. Cũng không ngoại trừ Cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là cơ quan điều tra sử dụng biện pháp tạm giam như một biện pháp nghiệp vụ để buộc bị can, bị cáo khai,nhận tội. Tình trạng quá lạm dụng biện pháp tạm giam nhiều khi gây sức ép tâm lí khơng đáng có đối với hoạt động xét xử của Tịa án. Tình trạng tạm giam là một trong những lí do Tịa án ngại tun vơ tội khi xét xử mặc dù có đủ căn cứ để làm điều đó. Do ngại tuyên bố vơ tội nên Tịa án thường trả hồ sơ để điều tra lai, điều tra bổ sung hoặc để Viện kiểm sát đình chỉ vụ án. Đáng ngại hơn là trường hợp nhiều lúc Tòa án phải “sửa sai” bằng cách tuyên án bị cáo một bản án vừa khít với thời hạn tạm giam. Do đó có nhiều bản án tịa tun vừa có đủ cả “ngày, tháng, năm”, tuyên xong là bị cáo được thả ngay lập tức. Đứng về mặt lí luận, chính hành động này vi phạm nghiêm trọng đến các nguyên tắc cơ bản của bộ luật TTHS cũng trong thực tế như gây bất trong dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân vào cơ quan tư pháp. Tạm giam cũng cũng là nguyên nhân dẫn đến người bị kết án tù giam của nước ta là khá cao. Tòa án rất hạn chế cho bị cáo hưởng án treo hoặc các hình phạt khác khơng phải là
44
hình phạt tù mặc dù có đủ các điều kiện để theo quy định của pháp luật. Việc quá lạm dụng biện pháp tạm giam còn thể hiện ở trường hợp áp dụng Khoản 2 Điều 228 BLTTHS bắt giam bị cáo ngay sau khi tuyên án. Nhiều trường hợp Hội đồng xét xử Hội đồng xét xử quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án chỉ với nhận định chung chung như xét thấy bị cáo có thể trốn, xét thấy cần thiết để đảm bảo thi hành án …mà khơng có căn cứ cụ thể. Tạm giam có ưu thế là tạo điều kiện thuận lợi nhìn được một thực tế hiện nay là hiện tượng áp dụng biện pháp tạm giam là rất phổ biến, nhiều trường hợp nhân thân bị can, bị cáo tốt, có nơi cư trú rõ ràng, khơng có biểu hiện bỏ trốn, xóa dấu vết nhưng vẫn tạm giam. Các cơ quan tiến hành tố tụng cái thuận lợi cho mình mà xem nhẹ vấn đề quyền con người. Cơ quan nào cũng muốn tạm giam để thuận lợi về phía mình. Đã có những trường hợp dù trong các vụ án điểm nhưng không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam lại hiệu quả hơn là khi áp dụng. Xin đơn của ví dụ trong vụ án oan "xuyên thế kỷ”, ơng Nguyễn Đình Chiến, người bị oan sai, mặc dù bị truy tố tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ bị tạm giam 28 ngày. Phần lớn thời gian gần 10 năm còn lại trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử ông Chiến được tại ngoại. Nhờ vậy, ơng Chiến có điều kiện kiếm tiền để trả nợ ngân hàng hàng chục tỉ đồng, có điều kiện tìm tài liệu, chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình39. Hoặc trong vụ án Tăng Minh Phụng cách đây 10 năm, bị can, bị cáo Trần Thị Thương, vợ của Tăng Minh Phụng, cũng đã được tại ngoại trong thời gian điều tra, truy tố và chờ xét xử với mục đích tạo điều kiện để bà Thương tiếp tục quản lý, điều hành, không để cho Công ty may Minh Phụng sụp đổ.40