43 Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 6 năm 2006, trang
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan.
Tập trung chủ yếu trong hai nguyên nhân sau:
- Do những bất cập trong pháp luật tố tụng hình sự.
Đầu tiên có thể kể đến việc quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo qui định tại điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự là quá rộng – bị can, bị cáo bị phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng là có thể bị tạm giam. Mặc dù điều luật chỉ ra khả năng lựa chọn cho người tiến hành tố tụng nhưng quy định trên đã vơ hình chung khiến cho những người tiến hành tố tụng lạm dụng biện pháp tạm giam. Không cần biết bị can, bị cáo có ý định cản trở điều tra, truy tố, xét xử hay không, không cần biết họ có tiếp tục phạm tội hay không cứ bị truy tố về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị tạm giam như vậy việc áp dụng biện pháp tạm giam như một biện pháp nghiệp vụ của cơ quan điều tra đã đi ngược lại với mục đích, bản chất biện pháp tạm giam-chỉ là biện pháp ngăn chặn hoặc việc quy định về thời hạn tạm giam trong BLTTHS như hiện nay là quá dài, việc tạm giam bị can, bị cáo q dài khơng ít thì nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo nhất là trong điều kiện hiện nay . Nếu bị tuyên vơ tội hoặc áp dụng các hình phạt khác nhẹ hơn phạt tù thì đó là uy tín, danh dự của họ bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là trong điều kiện tâm lí xã hội nước ta hiện
54
nay , khi một người vì lý do nào đó mà bị bắt, tạm giữ, tạm giam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự, và vì vậy rất khó để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội. Cịn nếu họ bị phạt tù thì họ sẽ bị thiệt thịi vì pháp luật của chúng ta hiện nay tồn tại một nghịch lí chế độ tạm giam cịn thấp hơn cả chế độ phạt tù.
Về đảm bảo thực hiện quyền bào chữa, BLTTHS cho phép sự tham gia rộng rãi của những chủ thể khác nhau để đảm bảo quyền của bị can, bị cáo : luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Về mặt pháp lí thì bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo là một chủ thể có tư cách người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, việc xem xét thủ tục chứng nhận người bào chữa, các nguyên tắc, các phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ giống và khác luật sư bào chữa thế nào
Sự quy định quá chung chung không cụ thể của BLTTHS cũng đã làm cho những điều luật mang bản chất nhân đạo của Nhà nước trở thành những điều luật chết, chẳng hạn khơng có hướng dẫn cụ thể nào từ BLLTH cũng như các văn bản pháp luật liên quan giải thích người bao nhiêu tuổi là người già yếu, tình trạng bệnh như thế nào được coi là bệnh nặng cơ quan nào có thẩm quyền xác minh…để khơng áp dụng biện pháp tạm giam hoặc là trong quy định về chỉ định người bào chữa thì khơng có quy định như thế nào là người có nhược điểm về tâm thần và thể chất và mức độ như thế nào để được quyền hưởng quyền bào chữa theo chỉ định vì khơng phải bị can, bị cáo nào cũng có tiền để th người bào chữa cho mình.
Một số quy định của BLTTHS quy định còn chung chung, chưa cụ thể,rõ ràng về thời hạn tạm giam nên các cơ quan tiến hành tố tụng đang lúng túng trong việc áp dụng thời hạn tạm giam trong trường hợp đồng phạm mà các bị can, bị cáo phạm tội thuộc các loại khác nhau, cho nên thời hạn tố tụng cũng được quy định khác nhau. Thực tiễn hiện nay đi theo hướng thời hạn tố tụng nói chung, tạm giam nói riêng được thực hiện theo tội nặng nhất trong vụ án đó. Ví dụ: hai bị can A và B đồng phạm cố ý gây thương tích cho người khác với mức độ thương tật là 45%, B phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm; như vậy A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 BLHS (tội nghiêm trọng), B bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 BLHS (tội rất nghiêm trọng). Trong trường hợp này, thường thì cơ quan điều tra căn cứ vào Điều 120 BLTTHS, Toà án căn giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với cả hai bị can trên cơ sở tội mà B thực hiện (tức là tội rất nghiêm trọng). Như vậy, A chỉ phạm tội nghiêm trọng, nhưng lại phải bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng về tội rất nghiêm trọng. Điều này, theo chúng tơi là khơng hợp lý từ góc độ pháp chế cũng như bảo đảm quyền tự do dân chủ của cơng dân. Chúng tơi rất nhất trí với hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là trong trường hợp này “thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố”.
55
-Do quan điểm, trình độ nhận thức của những người tiến hành tố tụng.
Dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt, trong BLTTHS nhiều quy định được áp dụng hay không lại tuỳ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay đội ngũ những người tiến hành tố tụng đặc biệt là cán bộ trong ngành điều tra phần lớn chỉ nặng về đào tạo về nghiệp vụ, làm sao phá án cho nhanh mà coi nhẹ đào tạo về pháp luật, nên trong nhiều trường hợp cơ quan điều tra, người có thẩm quyền trong cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp tạm giam không dựa trên những căn cứ của pháp luật, tình trạng tạm giam quá hạn vẫn còn diễn ra phổ biến.
Ngồi ra, đó cịn do quan điểm nhận thức của những người tiến hành tố tụng, những người bị tạm giam theo ngun tắc suy đốn vơ tội, họ mới chỉ bị nghi là phạm tội. Nhưng dưới rất nhiều con mắt của người tiến hành tố tụng họ là những tên tội phạm chỉ chờ ngày ra tịa, nên có thái độ xúc phạm danh dự, nhân phẩm những người bị tạm giam và nguy hiểm hơn nữa, đó là việc chứng minh phạm tội sẽ diễn ra theo xu hướng chỉ tìm những chứng cứ buộc tội mà khơng tìm những chứng cứ gỡ tội, chỉ chú trọng đến những tình tiếng mà khơng chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ làm ảnh hưởng tới tính khách quan vụ án. Nhiều trường hợp khác, đó là những người tiến hành tố tụng cịn cố tình làm khó người bào chữa. Mặc dù theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLTTHS người bào chữa có quyền gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng trên thực tế, quyền này khơng phải thực hiện một cách dễ dàng gì như đã phân tích ở trên bởi sự địi hỏi, hạch sách quá lớn từ phía người tiến hành tố tụng.