nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân gửi đến theo quy định; lượng quà không được vượt quá 2 lần tiêu chuẩn ăn hàng ngày” 44 là hồn tồn khơng phù hợp, qui định này có thể thay thế bằng việc có thể nhận đồ tiếp tế tùy theo điều kiện bảo quản trong trại tạm giam và phòng tạm giam của bị can, bị cáo.
Về nhu cầu thơng tin, giải trí cần luật hóa rộng hơn nữa quyền tiếp cận thông tin của người bị tạm giam. Qui định như hiện nay mới chỉ dừng ở chỗ nhà tạm giữ, Trại tạm giam được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, tạm giam được cấp một số báo Nhân dân hoặc báo địa phương. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh hoặc truyền thanh địa phương, đọc báo Nhân dân hoặc báo địa phương. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem một số chương trình truyền hình Trung ương và địa phương. Chúng tôi kiến nghị nên thay bằng việc mỗi buồng tạm giam phải có một tivi màu kèm theo hệ thống đầu đĩa nếu điều kiện cho phép có thể xem được một số băng đĩa xuất bản theo giấy phép của Bộ Văn hóa thơng tin. Thêm vào đó phải có ít nhất một hệ thống truyền thanh trang bị để theo dõi các tin tức hoặc phục vụ nhu cầu giải trí. Người bị tạm giam có quyền phải được phát ít nhất một số báo theo yêu cầu của họ, trường hợp nếu nhiều hơn thì họ tự chịu chi phí; báo mà họ yêu cầu phải theo ý chí của mỗi người khơng được áp đặt, trường hợp nếu điều kiện tại nơi tạm giam khơng đáp ứng được thì mới khơng cung cấp cho họ. Trường hợp nếu có các sự kiện văn hóa giải trí lớn trại tạm giam cần tạo điều kiện cho họ tham gia theo dõi nếu không làm ảnh hưởng đến nội qui hoặc ảnh hưởng đến người khác. Về nhu cầu tôn giáo phải đáp ứng nhu cầu tâm linh ở mức tối thiểu cho các đối tượng có nhu cầu và tùy theo điều kiện từng nơi cho phép.
44 Điều 26 NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/1998/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TẠM GIỮ, TẠM GIAM. TẠM GIỮ, TẠM GIAM.
60
Trong q trình tạm giam khơng được qui định bắt người bị tạm giam lao động nếu họ không muốn. Nếu họ tự nguyện lao động thì khơng được cho họ làm các công việc lao động nặng nhọc, nguy hiểm, môi trường làm việc không được để cho họ tiếp xúc với bị cáo đang chấp hành hình phạt tù.
Bỏ ngay hình phạt cùm chân đang qui định, thay vào đó có thể là các biện pháp cảnh cáo hoặc biệt giam riêng trong một số ngày.
Về cơng tác tái hịa nhập cộng đồng: cơng tác tái hòa nhập cộng đồng hiện nay dành cho các đối tượng sau khi chấp hành xong biện pháp ngăn chặn tạm giam cần phải được luật hóa. Bên cạnh đó cần chú ý tác động đến các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể nơi địa bàn họ cư trú phải có biện pháp hỗ trợ cho họ trong cơng tác tái hịa nhập cộng đồng. Đồng thời trong luật phải qui định quá trình điều trị tâm lý là bắt buộc cho người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam khi họ được thả ra bởi không ai đo lường hết được các tác động tâm lí mà biện pháp ngăn chặn nghiên khắc này mang lại. Nhà nước ta không thể vô trách nhiệm chỉ đề ra một mức bồi thường tổn thất tinh thần bằng tiền (mà chỉ tối đa bằng 36 tháng lương tối thiểu). Mức kinh phí điều trị phải do nhà nước chi trả.
Về phía các qui định về bồi thường thiệt hại : Đồng thời nên tăng mức bồi thường thỏa đáng hơn phù hợp với tình hình hiện nay.
Về các quyền lợi chính đáng khác như quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được tự do kết hơn… thì chính tại nơi tạm giam phải có biện pháp đảm bảo các quyền cơ bản này theo yêu cầu của họ.
Về phía các cơ quan truyền thông đại chúng : cùng với sự ra đời của luật báo chí, chúng ta cần có biện pháp quản lí ngành truyền thồng sao cho vừa đáp ứng với nhu cầu thông tin nhanh nhậy, song phải đảm bảo tính chính xác, hướng dư luận xã hội vào việc tìm ra sự thật khách quan đồng thời phải xây dựng thêm những cơ chế xử lí thích đáng cho những tổ chức đưa tin theo kiểu “lá cải”, “chụp giật”; nhất là trong vấn đề bồi thường về danh dự nhân phẩm.
61
KẾT LUẬN
Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn có vị trí quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam . Tạm giam cùng với các biện pháp khác thể hiện rõ nét cưỡng chế của Nhà nước đồng thời là công cụ hiệu quả để Cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ của mình góp phần nhiệm vụ đấu tranh phịng chống tội phạm.
Với tư cách là biện pháp ngăn chặn, bị can, bị cáo khi bị áp dụng biện pháp tạm giam khơng có nghĩa là họ bị áp dụng trách nhiệm pháp lý hay phải chịu hình phạt. Họ vẫn là những người chỉ bị nghi ngờ phạm tội theo nguyên tắc suy đốn vơ tội. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với những cá nhân cụ thể sẽ hạn chế các quyền cơ bản của công dân được pháp luật thừa nhận trong một thời gian khá dài . Những hạn chế này ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, uy tín của người bị tạm giam bởi. Những vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo từ phía những người tiến hành tố tụng trong thời gian qua là một yêu cầu bức xúc trong việc sửa đổi những thiếu sót, sơ hở của BLTTHS nói chung, của chế định tạm giam nói riêng trong việc đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo bị tạm giam. Đồng thời với đó là nâng cao trách nhiệm, nhận thức, cách nhìn của những người tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam…để có thái độ, hành vi đúng đắn trong việc đảm bảo quyền con người cho bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Đảm bảo quyền con người trong đó có việc đảm bảo quyền con người của bị can, bị cáo ngay cả khi họ đã bị tạm giam là góp phần vào mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng, tránh để các đối tượng phản động, xấu xa tuyên truyền xun tạc tình hình chung của đất nước, đó cũng chính là việc góp phần khơng nhỏ vào cơng tác an ninh tổ quốc, giữ gìn nền độc lập tự chủ của nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001
2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam 1999
3. Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2003 4. Bộ Luật dân sự năm 2005.
5. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2006 6. Luật Luật sư 2006.
7. Pháp lệnh tổ chức Luật sư 2003
8. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
9. Nghị quyết 388/2003/ UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền tố tụng hình sự gây ra
10. Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/1/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm”
11. Nghị quyết số 05/2004/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm”
12. Nghị định số 89/1998/NĐ – CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành về quy chế về tạm giữ, tạm giam
13. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ngày 2 tháng 1 năm 2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”
14. Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”
SÁCH VÀ GIÁO TRÌNH
15. Giáo trình luật tố tụng hình sự trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân
16. Giáo trình luật dân sự trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 17. Tập bài giảng Luật tố tụng hình sự trường Đại học luật thành phố Hồ Chí
Minh
18. TS Võ Khánh Vinh( chủ biên) Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Cơng an nhân dân
19. Nguyễn Mai Bộ-Biện pháp ngăn chăn, khám xét và kê biên tài sản. thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ, NXB Tư pháp
20. Trần Quang Tiệp-Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia
21. Nguyễn Ngọc Điệp-Những điều cần biết về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, NXB Công an nhân dân.
22. Nguyễn Mai Bộ- Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
NGỒI RA CỊN CĨ MỘT SỐ BÁO VÀ TẠP CHÍ CHUN NGÀNH CÙNG NGUỒN TƯ LIỆU LÀ CÁC WEBSIDE CHỦ YẾU THAM KHÁO ĐƯỢC CHÚ THÍCH TRỰC TIẾP TRONG CƠNG TRÌNH. CÁC WEBSIDE CHỦ YẾU THAM KHÁO ĐƯỢC CHÚ THÍCH TRỰC TIẾP TRONG CƠNG TRÌNH.