38
cáo. Đó là các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS, khi những chủ thể quy định tại điều khoản này hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ yêu cầu người bào chữa cho họ. Những trường hợp này liên quan đến các bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, hoặc bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình.
Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong TTHS là quy định đầy tính nhân đạo của BLTTHS năm 2003 nước ta góp phần vào việc bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, quy định này càng có ý nghĩa thiết thực trong quá trình bị can, bị cáo đang bị tạm giam và không phải trong mọi trường hợp bị can, bị cáo cũng có đủ khả năng mời người bào chữa cho mình.
Về thời điểm thực hiện quyền bào chữa: Quy định về thời điểm bắt đầu và kết thúc việc tham gia bào chữa được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng hình sự từ khi bị can, bị cáo bị tạm giữ, khởi tố cho đến khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử và tuyên án tại phiên tòa. Nếu như trước đây, theo quy định của BLTTHS 1988 thì người bị buộc tội chỉ có thể thực hiện quyền bào chữa của mình kể từ khi có quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 1 Điều 36 thì đến BLTTHS cũng ghi nhận người bào chữa tham gia bào chữa từ khi có quyết đinh khởi tố bị can, đồng thời bổ sung thêm quy định “trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và 82 của bộ luật này thì người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ”. Như vậy BLTTHS hiện hành quy định quyền bào chữa có thể sớm hơn, ngay từ khi có quyết định tạm giữ. Đây là một điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Quy định này nhằm đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân một cách kịp thời, nhanh chóng nhất có thể, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần chống oan sai trong tố tụng hình sự
Về cách thức thực hiện quyền bào chữa của mình trong thời gian bị can, tạm giam thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa có quyền:
Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giam, khi hỏi cung bi can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giam, có mặt trong những hoạt động điều tra khác, xem biên bản về các hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa.
Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can
Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giam định,người phiên dịch theo quy định của BLTTHS
39
Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác;
Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần, thể chất quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 BLTTHS
Đây là những quy định có ý nghĩa hết sức quan trọng để người bào chữa có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Bằng hoạt động của mình , người bào chữa giúp người bị tạm giam thực hiện tốt hơn nữa quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lí vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Như vậy, có thể nói quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa là nội dung quan trọng của quyền bào chữa và quyền bào chữa là phương tiện pháp lý cần thiết để bị can, bị cáo có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thừa nhận quyền bào chữa là thừa nhận tính tranh tụng, nâng cao tính tranh tụng – một trong những yêu cầu quan trọng của cải cách tư pháp trong thời kì hiện nay
2.7Đảm bảo quyền con người trong việc giải quyết khiếu nại.
Đảm bảo quyền con người trong tố tụng bao gồm nhiều phương diện khác nhau và việc đảm bảo quyền khiếu nại của bị can, bị cáo trong quá trình tạm giam là một trong những biện pháp để đảm quyền của bị can, bị cáo. Nhằm thực hiện mục tiêu dân chủ và trách nhiệm dân chủ hóa trong hoạt động tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tại điều 31 BLTTHS, đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo đã được BLTTHS xem đó như là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.
40
Khác với BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 đã giành một chương riêng quy định về khiếu nai, tố cáo trong tố tụng hình sự ( chương XXXV ) các quy định của chương này thể hiện mối quan hệ rất rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và cơng dân trong tố tụng hình sự . Một mặt BLTTHS quy định quy định cho công dân những quyền hạn nhất định để phản ứng với những hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm hại đến quyền và ích hợp pháp của mình, mặt khác, BLTTHS cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước do người có thẩm quyền thay mặt ) trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại hoặc bồi thường thiệt hại cho họ. Các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự cũng là những đảm bảo pháp lí , những cơng cụ quan trọng tố tụng hình sự để cơ quan, tổ chức, công dân giám sát hoạt động của những người có thẩm quyền tố tụng hình sự, những người thay mặt nhà nước thực hiện lĩnh vực nhạy cảm đối với quyền tự do dân chủ của công dân. Theo quy định tại Điều 325 BLTTHS thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đế quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngồi ra người khiếu nại có quyền khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định của pháp luật.
Quyền khiếu nại của bị can, bị cáo trong biện pháp tạm giam là việc bị can, bị cáo dựa vào những quy định của pháp luật đề đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng đó trái pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy khiếu nại là quyền của bị can, bị cáo chứ không phải là nghĩa vụ của bị can, bị cáo cho nên họ có thể thực hiện quyền của mình bất cứ lúc nào khi thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại. Khiếu nại đựợc coi là là một trong những công cụ đảm bảo quyền con ngừơi, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo nhất là trong quá trình tạm giam . Hoạt động khiếu nại của những người tham gia tố tụng sẽ chỉ ra những sai sót, những vi phạm trong q trình tố tụng mà những người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải xem xét lại. Qua việc khiếu nại cơ quan chức năng sẽ kịp thời phát hiện những sai sót, những vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo để đề ra các biện pháp giải quyết, khắc phục.
Bị can là người bị khởi tố về hình sự. Bị can có những quyền mà pháp luật ghi nhận. Chẳng hạn, bị can có quyền biết mình khởi tố về tội gì theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, được trình bày lời khai, đưa ra tài liệu đồ vật và các yêu cầu. Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, được nhận những quyết định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quyền bào chữa…Chỉ khi bị can biết mình bị buộc tội gì thì bị can mới có thể sử dụng những quyền của mình để tự bảo vệ hoặc bác bỏ sự buộc tội đó. Việc trình bày lời khai của bị can đó là quyền và nghĩa vụ. Cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tôn trọng các quyền của bị can, nếu bị can bị ép buộc, bị hạn chế quyền, không được những quyền mà pháp luật quy định thì đó là sự vi phạm pháp luật của các chủ
41
thể tiến hành tố tụng và các bị can có quyền khiếu nại. Chẳng hạn, khi có cơ sở bị can cho rằng điều tra viên không vô tư, khách quan trong quá trình điều tra, lãnh đạo điều tra khơng đảm bảo lợi ích chính đáng của bị can, tạm giam khơng có căn cứ pháp luật… thì bị can có quyền yêu cầu thay đổi điều tra viên, điều tra lại, trưng cầu giám định lại và các cơ quan tiến hành tố tụng nếu xét thấy những u cầu này có cơ sở thì phải đáp ứng những yêu cầu của bị can. Bị can có quyền nhận các quyết định tố tụng như quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, kết luận điều tra.
Việc khiếu nại các quyết định, các hành vi tố tụng của nguời tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ bảo đảm cho các chủ thể tiến hành tố tụng, phải thận trọng, tôn trọng và tuân thủ pháp luật.
Bị cáo là người bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị can có các quyền do bộ luật tố tụng hình sự quyết định như nhận các quyết định tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự, được tiến hành các hành vi tố tụng như đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, đưa ra tài liệu và các yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, …được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng…các quyền mà pháp luật quy định cho bị cáo, các chủ thể tiến hành tố tụng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Khi có cơ sở cho rằng các quyền của mình bị vi phạm, lợi ích bị xâm hại thì bị cáo có quyền khiếu nại với chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.Khi bị tạm giam, bị cáo có quyền được nghe các chủ thể tiến hành tố tụng giải thích quyền và nghĩa vụ. Khi nghe giải thích về quyền và nghĩa vụ, bị cáo sẽ hiểu rõ hơn, chính xác hơn các quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu bị cáo khơng được giải thích dãn đến bị cáo thực hiện khơng hết các quyền của mình, làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng cùa mình. Bị cáo được khiếu nại tất cả các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng nếu những hành vi tố tụng hoặc quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng khơng có căn cứ pháp luật, ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của bị cáo.
Như vậy, bị can, bị cáo đều có quyền khiếu nại những quyết đinh, hành vi tố tụng của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là những quy định cần thiết và rất có ý nghĩa của bộ luật tố tụng hình sự để nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Ngoài những quy định về quy định về quyền khiếu nại của công dân, BLTTHS còn quy định về quyền tối cáo của cơng dân nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân một cách tốt nhất.
Theo quy định tại cơng dân có quyền cơng dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại, đe doa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và người bị thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.38).
Đồng thời BLTTHS quy định trách nhiệm của người tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, áp dụng những biện pháp ngăn chặn cần thiết nhằm ngăn chặn nhằm ngăn