48
Điều 56 BLTTHS thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa thì Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện quyền bào chữa . Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa phải nêu rõ lí do. Thế nhưng rất ít luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong khoảng thời gian nói trên, những lí do mà cơ quan tiến hành tố tụng thường đưa ra là người bào chữa đi vắng, bị can, bị cáo đã nhận tội nên không mời luật sư bào chữa nữa. Trong vụ án hình sự giấy chứng nhận bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng nhất là những vụ án bị can, bị cáo bị tạm giam. Nếu khơng được cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì bị can, bị cáo thì luật sư sẽ khơng được gặp bị can, bị cáo, không được tiếp xúc với hồ sơ vụ án, không tiến hành các hoạt động khác nhằm thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình. Ấy vậy mà mỗi giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử muốn gặp mặt bị can, bị cáo thì luật sư phải được từng cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án cấp “Giấy chứng nhận bào chữa”. Đôi khi đến giai đoạn truy tố, xét xử các trại tạm giam còn yêu cầu luật sư phải có ý kiến của thủ trưởng cơ quan điều tra thì mới cho luật sư gặp bị can, bị cáo. Liệu chăng đây có phải là một cái “hành” mới đẻ ra trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Hài hước hơn ở chỗ, tham gia tố tụng thì luật sư phải có đơn của bị can, vậy mà trên thực tế người bị tạm giam khơng được gặp luật sư thì họ nhờ bằng cách nào. Đặt ra trường hợp có thể nhờ qua cơ quan tiên hành tố tụng hay bản thân gia đình người bị tạm giam chăng ? Trường hợp gia đình nhờ thì cơ quan tố tụng có phải bắt buộc thơng báo cho bị can ? Thời gian thông báo là bao lâu?...Luật chưa có hướng giải quyết cụ thể trong trường hợp này. Thực tế nếu không cho bị can, bị cáo ra ngoài tiếp xúc làm sao họ có thể tìm ra luật sư thích hợp nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ấy là chưa nói đến trường hợp khơng thể tìm ra luật sư. Càng bất cập ở chỗ, nếu họ có hành vi phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng thì trong giai đoạn điều tra khơng thể tiếp xúc với người thân, hay nếu như là một người độc thân, khơng anh em, bà con, họ hàng.. thì ai sẽ giúp đỡ cho nhu cầu chính đáng tìm luật sư cho họ ?
Như đã trình bày ở trên, theo quy định tại điểm e Điều 58 BLTTHS năm 2003 thì luật sư có quyền gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Song từ “gặp” này theo phản ánh của các luật sư được hiểu theo đúng nghĩa đen của nó; bởi thực tế thời hạn trao đổi giữa luật sư với thân chủ bị giới hạn, luật sư không được tiếp cận với hồ sơ vụ án (chỉ được tiếp cận sau khi kết thúc điều tra) nên cũng khơng biết thân chủ của mình bị quy kết tội như thế nào, nếu biết thì cũng chỉ là thơng tin mà thân chủ thông báo lại cho họ. Do đó mà những cuộc tiếp xúc của luật sư chỉ chủ yếu dành để củng cố , động viên tinh thần cho bị can, bị cáo và sau đó là lấy một số thơng tin từ họ. Đúng như một luật sư của đoàn luật sư Hà Nội phản ánh: “ Khi được gặp bị cán thì những nội dung quan trọng đã được hoàn tất trong hồ sơ vụ án, luật sư chỉ hỏi bị can những vấn đề không quan trọng”. Mặt khác qui định quá trình gặp mặt trao đổi giữa luật sư với thân chủ trong luật cũng được qui định quá chung chung. Gặp riêng hay gặp chung,
có được một khoảng thời gian được tiếp xúc bí mật giữa luật sư và thân chủ hay không ? Theo nhận xét của một số luật sư thì đây là một bước “thụt lùi” trong qui định của BLTTHS 2003 so với bộ luật trước, bởi hiện nay khi luật sư trao đổi với thân
49
chủ gặp rất nhiều ảnh hưởng khi có sự hiện diện của điều tra viên. Một trong những khó khăn cũng phải được nhắc đến là vấn đề thu thập tài liệu, chứng cứ. Trên thực tế có những chứng cứ chỉ khi bị cáo tại ngoại mới có thể thu thập được. Đây cũng là một nguyên nhân của tình trạng “án tại hồ” sơ khi xét xử và việc bị cáo “phản cung ngay tại giờ G”. Nếu khơng khéo léo khắc phụ tình trạng này sẽ là một lỗ hổng rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền của bị can, bị cáo, gây cản trở cho công tác cải cách tư pháp tại Việt Nam.
Thứ tư đó là chế độ tạm giam như hiện nay là không đảm bảo. Tuy chúng ta đã
nội hóa một số qui định của pháp luật quốc tế, đồng thời chế độ tạm giam đang được xem xét cải cách song điều đó chưa thể đáp ứng được với thực tế mà Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian qua. Trước hết về nơi giam giữ; hiện nay hầu hết số lượng các trại tạm giam của nước ta khá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Số lượng trại tạm giam chuyên biệt ít ỏi, hầu như tình trạng ghép chung trại giữa trại tù giam và tạm giam còn phổ biến. Tổ chức, hoạt động tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam cơ bản vẫn theo Nghị định 89 ban hành từ năm 1998 và có sửa đổi một chút vào năm 2002. Lúc ấy, cơ quan điều tra các cấp vẫn hoạt động theo luật tố tụng cũ. Tuy nhiên, từ năm 2004, khi tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện thì số lượng vụ án hình sự mà cơ quan điều tra cấp huyện thụ lý tăng mạnh. Việc này gây quá tải cho các nhà tạm giam của công an quận, huyện. Điều kiện sinh hoạt trong các trại tạm giam cịn khá khó khăn. Theo qui định của pháp luật, mỗi bị can, bị cáo đều được sử dụng diện tích nằm là 2 m2 song khơng hề qui định về mỗi phịng tạm giam được phép giam tối đa bao nhiêu phạm nhân, tức là không hạn chế số lượng tạm giam trong một phịng; do đó một phịng tạm giam có thể giam đến 20; 30 phạm nhân là chuyện bình thường. Diện tích phịng tạm giam chặt chội khiến người bị tạm giam nóng bức, ngột ngạt, khó chịu, các loại bệnh ngồi da rất dễ phát sinh nhất là trong diễn biến thời tiết nóng bức như hiện nay. Trời nóng bức một số bị can,bị cáo, kể cả nữ quên hết xấu hổ không mặc quần áo cho mát. Bên cạnh đó với diễn biến tội phạm ma túy như hiện nay- một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát căn bệnh HIV/AIDS thì việc giam chung giữa bị can, bị cáo đã nhiễm bệnh với người thường là rất nguy hiểm. Hơn thế nữa, do giam chung nhiều bị can, bị cáo trong một phịng thường dẫn đến tình trạng các “đại bàng”, “đầu gấu” quấy nhiễu phòng giam. Hiện tượng ngày càng có nhiều hơn những cái chết cái bí ẩn như cái chết của anh Nguyễn Văn Long tại trụ sở Công an xã Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), cái chết "uẩn khúc" của anh Nguyễn Mạnh Hùng tại Công an quận Hà Đông (Hà Nội); anh Nguyễn Quốc Bảo tại Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội () đang gây báo động lớn cho xã hội.Theo số liệu mà nhóm nghiên cứu mà Phịng thống kê tội phạm Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, số người bị chết trong các trại tạm giam trong năm 2009 là 127 trường hợp, trong đó nguyên nhân chết do tự sát là 1 trường hợp, chết do bệnh lý là 125 trường hợp, cịn 1 trường hợp chết vì ngun nhân khác khơng giải thích lí do.
50
Một điểm đáng lưu ý nữa là chế độ của dành cho bị can, bị cáo rất thấp, làm một phép so sánh cụ thể có thể thấy chế độ ăn, mặc cho tù nhân hiện còn cao hơn những người bị giam do tình nghi phạm tơi. Cụ thể, Nghị định 89 chỉ cho phép mức ăn mỗi tháng của người bị tạm giam gồm 15 kg gạo, 3 kg thịt,0,5 kg cá, 0,5 kg muối, 0,5 kg nước chấm, 0,2 kg xà phòng giặt. Còn chế độ trại giam sau đợt điều chỉnh theo chủ chương cải cách tư pháp đã được Nghị định 113 ban hành năm 2008 nâng lên khá cao: 17 kg gaọ, 0,5 kg thịt,0,8 kg cá, 0,75 lit nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 0,3 kg xà phịng. Điều đáng nói ở đây những bị can đang chấp hành biện pháp tạm giam chỉ là những người đang tình nghi phạm tội, ngay cả những bị cáo dù đang trong giai đoạn kháng cáo vẫn chưa thể tính là tội phạm, song nếu áp dụng chế độ hiện nay như nhà nước đang dành cho họ là quá hà khắc. Thậm chí trong Luật và nghị định không hề thấy ban hành chế độ ăn riêng cho người bệnh .Vậy nếu khi một bệnh nhân bị mắc các căn bệnh như tiểu đường, tim mạch… nhận được khuyến cáo của bác sĩ thì trại tạm giam phải làm sao ? Cùng với đó, theo qui định tại khoản 1 Điều 26 NĐ 89 năm 1989 qui định “Một tháng không quá hai lần người bị tạm giữ, tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân gửi đến theo quy định; lượng quà không được vượt quá 2 lần tiêu chuẩn ăn hàng ngày” dường như khơng cịn phù hợp. Một trong những điểm bất cập đề cập về chế độ dành cho người bị tạm giam là chỉ phát chăn mền cho bị can, bị cáo giữ ấm mà quên không phát cho họ quạt để đuổi cái nóng, do đó mà dẫn đến trường hợp trong những ngày nóng bức mà chúng tơi trinhg bày ở trên. Một trong những hạn chế là quyền được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng, tri thức dành cho bị cán, bị cáo, NĐ 89 dành cho Nhà tạm giữ, Trại tạm giam được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, tạm giam được cấp một số báo Nhân dân hoặc báo địa phương. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh hoặc truyền thanh địa phương, đọc báo Nhân dân hoặc báo địa phương. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem một số chương trình truyền hình Trung ương và địa phương. Người nước ngoài bị giam, giữ tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam được nhận sách, báo bằng tiếng nước họ mang quốc tịch khi được cơ quan thụ lý vụ án cho phép. Những qui định như vậy cho đến nay là khơng hề cịn phù hợp. Người mới bị tình nghi phạm tội phải bị biệt giam, trong khi đó phạm nhân ở tù cịn được học tập, lao đơng, cải tạo, sinh hoạt ngoài trời, mỗi tháng còn được 0,5 kg đường do ngân sách chi trả. Đáng chú ý, Nghị định 113 ban hành Quy chế trại giam chỉ quy định chung là phạm nhân vi phạm nội quy có thể bị giam ở buồng kỉ luật trong khi quy chế tạm giam ghi nhận hẳn biện pháp phạt cùm chân, kéo dài hành vi vi phạm nội quy, điều này hoàn toàn trái với qui định cấm tra tấn tù nhân mà Liên Hiệp Quốc đã ban hành.
Những bất cập trên được Bộ Công an chỉ ra trong đợt tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 89 của Chính phủ. Hiện đang có dự kiến xây dựng một pháp lệnh mới thay cho Nghị định này nhưng trước mắt Chính phủ cần sửa đổi Nghị định hiện hành theo hưởng chế độ người bị tạm giam phải tốt hơn chế độ của người bị chấp hàng hình phạt tù. Đồng thời Quốc hội cần lên kế hoạch xây dựng luật riêng về tạm giữ và tạm giam và sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng chặt chẽ hơn các căn cứ được
51
bắt, giữ người qua đó hạn chế tới mức thấp nhất việc tạm giữ, tạm giam mà vẫn đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả. Đây cũng là một biện pháp góp phần giảm tải các nhà tạm giữ, tạm giam hiện nay
Thứ năm về vấn đề bồi thường khi tạm giam oan sai chưa thỏa đáng và kịp thời.
Oan sai thường do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra nhưng việc bồi thường, khắc phục hậu quả lại để dây dưa, kéo dài gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự là vấn đề rất quan trọng, nó thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công dân. Mối quan hệ nhà nước và công dân thể hiện sự dân chủ và bản chất của nhà nước đó. Cơng dân có nghĩa vụ đối với nhà nước thì ngược lại nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đối với cơng dân. Trong trường hợp gây oan sai thì nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã gây ra oan sai, thiệt hại cho bị can, bị cáo bị tạm giam oan sai. Mặt khác, chính nhà nước( chủ thể tiến hành tố tụng luôn nhân danh nhà nước) là người gây oan sai thì nhà nước phải là người khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không bồi thường, khắc phục thiệt hại kịp thời, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cơng dân, có trường hợp gây khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội và uy tín của nhà nước. Trường hợp ông Lâm Văn Hào ngụ tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là một ví dụ. Ơng Hào bị bắt oan, trong quá trình đánh đập ơng bị bỏ đói nhiều ngày. Sau 4 năm bị tạm giam, không đủ chứng cứ buộc tội ông được trả tự do. Ông liên tục làm đơn kêu oan nhưng “dưới chỉ lên, trên chỉ xuống, cơ quan này chỉ sang cơ quan kia cuối cùng là rơi vào im lặng” và cho đến nay hành trình đi tìm cơng lí của ơng đã là 24 năm.43 Thực tế cho thấy trách nhiệm của người bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai chưa kịp thời nhiều trường hợp để kéo dài gây thiệt thò, bức xúc cho người dân. Mặt khác, tinh thần trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng gây oan sai chưa thể hiện thái độ vì nhân dân, tơn trọng lợi ích của nhân dân, đơi khi cịn có thái độ thờ ơ, né tránh. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân. Ngay trong những qui định về cách tính bồi thường về tổn thất thu nhập và tinh thần theo nhóm nghiên cứu hiện nay cũng là chưa phù hợp. Cổ nhân từng đúc kết “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại (một ngày trong tù bằng ngàn thu ở ngoài tự do)” cũng chỉ có thể ngồi tù mới thấu hiểu được đi tù là thế nào, những người chưa bao giờ đi tù thì khơng bao giờ có thể thấu hiểu được cảm giác đó, nhất là cảm giác ấy lại xuất hiện trên những người tự do bỗng nhiên bị giam lỏng có khi đến cả hàng chục năm trời, do đó mà vấn đề xác định mức bồi thường tổn thất về tinh thần như hiện nay theo các nhà làm luật và lí luận là vơ cùng chủ quan và không ổn thỏa. Tương tự như vậy, dù chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể mà nhóm nghiên cứu được tiếp xúc, song có một thực tế mà ta có thể dễ dàng suy luận được biện pháp ngăn chặn tạm giam khi sử dụng với người dưới tuổi vị thành niên sẽ gây những hậu quả khác với người đã thành niên, sử dụng đối với thanh niên – mà đặc