36 Khoản 2 Điều 120 BLTTHS
2.3 Đảm bảo quyền con người trong trình tự, thủ tục tạm giam.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người của bị can, bị cáo khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tịa án. Vì vậy so với các biện pháp tạm giam ngăn chặn khác, trình tự thủ tục của biện pháp tạm giam được quy định khá chi tiết và chặt chẽ, việc tuân theo trình tự thủ tục trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
Biện pháp bắt bị can,bị cáo để tạm giam khơng quy định căn cứ áp dụng nhưng mục đích của biện pháp ngăn chặn này là bắt để tạm giam. Thẩm quyền của người ra lệnh tạm giam đối với bị can, bị cáo và bắt bị can, bị cáo là như nhau, đó là : Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tịa, Phó Chánh tịa Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử sơ thẩm ; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, trong trường hợp này lệnh bắt và lệnh tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp sau khi thi hành. Vì vậy, chúng ta có thể xác định rằng, căn cứ áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam là căn cứ ra lệnh tạm giam đối với bị can, bị cáo tuy điều luật quy định không rõ ràng, cụ thể, chúng tôi thiết nghĩ với tư cách là một biện pháp ngăn chặn độc lập các nhà lập pháp nên quy định cụ thể căn cứ áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam để có tạm giam tạo cơ sở pháp lí vững chắc khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
Vấn đề về mối quan hệ giữa tạm giam và bắt tạm giam có hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng : phải có hai lệnh là lệnh bắt và lệnh tạm giam vì cho rằng đây là hai thủ tục pháp lí được quy định trong hai điều luật khác nhau. Vì vậy, phải có hai lệnh mới đầy đủ và đúng với quy định của BLTTHS khi tạm giam bị can, bị cáo.
Những người theo quan điểm thứ hai cho rằng chỉ cần dẫn ra một lệnh bắt là bị can, bị cáo để tạm giam là đủ mà khơng phải có hai lệnh là lệnh bắt tạm giam và lệnh tạm giam vì mục đích của chúng đều là tạm giam
Quan điểm tiếp theo khẳng định chỉ cần một lệnh tạm giam là đủ vì theo thơng tư 02/TTLT ngày 12/11/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an, Bộ Tư pháp; Công văn số 86/NCPL ngày 9/5/1989 của Tịa án nhân dân tối cao; Cơng văn số 481/NCPL ngày 18/11/1992 đều hướng dẫn chỉ lệnh tạm giam mà không cần lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo.
Theo chúng tơi thì vấn đề này phải xem xét trong từng trường hợp. Đó là bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam đang được tại ngoại hay đang bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam mà Cơ quan có thẩm quyền , người có thẩm quyền cấn phải
30
ra lệnh tạm giam và lệnh bắt tạm giam hay chỉ cần ra lệnh tạm giam là đủ. Đối với trường hợp tại ngoại, nghĩa là bị can, bị cáo đang được tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác mà khơng phải tạm giữ, tạm giam thì sau khi Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam thì phải ra lệnh bắt để tạm giam. Như vậy phải có đồng thời hai kện tạm giam và lệnh bắt tạm giam, thời hạn tạm giam tính từ khi kết thúc việc bắt tạm giam bị can, bị cáo.
Trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cần ra lệnh tạm giam đối với họ khi áp dụng lệnh tạm giam và tống đạt lệnh tạm giam cho bị can, bị cáo và giao cho trại tạm giam, những người này phải thi hành lệnh tạm giam. Không cần ra lệnh bắt để tạm giam là vì lúc này bị can, bị cáo khơng hồn toàn tự do, họ bị một cơ quan, mơtj chủ thể có thẩm quyền quản lí –họ thực tế đang bị hạn chế tự do, nếu ra lệnh bắt là khơng thực tế, hồn tồn khơng cần thiết.
Để việc áp dụng được thống nhất các cơ quan hữu quan cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chấm dứt tình trạng mỗi nơi áp dụng một cách khác nhau vì pháp luật quy định khơng rõ ràng, thống nhất không thực tiễn.
Biện pháp chặn bắt bị can, bị cáo bị tạm giam và tạm gim bị can, bị cáo có mối quan hệ mật thiết với nhau, trường hợp bắt bị can, bị cáo đang tai ngoại chỉ có thể tạm giam đối với họ sau khi bắt và mục đích bắt để tạm giam, nếu khơng có tạm giam thì khơng có biện pháp bắt để tạm giam.
Thủ tục tạm giam được ghi nhận qua nhiều văn bản pháp luật tố tụng hình sự cụ thể : Lệnh tạm giam là văn bản pháp lí để thực hiện việc tạm giam bị can, bị cáo. Trong lệnh ghi rõ ngày, tháng, năm ra lệnh; họ tên, chức vụ của người ra lệnh; người bị tạm giam họ, tên gì, ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo,li do họ bị tạm giam, thời hạn tạm giam; trại tạm giam hoặc người có trách nhiệm thi hành lệnh tạm giam, lệnh tạm giam phải có chữ kí người ra lệnh hoặc đóng dấu. Việc quy định chặt chẽ nội dung trong lệnh tạm giam như vậy tránh tình trạng tạm giam nhầm đối tượng và góp phần nâng cao trách nhiệm của người ra lệnh tạm giam.
Lệnh tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi xét phê chuẩn.
Khi tiến hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải lập biên bản. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắ, nơi lập biên bản, những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lênh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải đọc to cho những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắ và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản, nếu ai có có ý kiến khác hoặc khơng đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và kí tên.
Ngay sau khi bắt người, người thi hành lệnh tạm giam phải giải ngay bị can, bị cáo và bàn giao cho nhà tạm giữ hoặc nhà tạm giam có trách nhiệm thực hiện việc tạm giam. Khi giao và nhận người bị bắt hai bên phải lập biên bản.
31
Nếu bị can, bị cáo đang bị tạm giam thì thì lệnh tạm giam của những người có thẩm quyền được chuyển tới trại tạm giam; Ban giám thị trại tạm giam tống đạt lệnh tạm giam cho bị can, bị cáo.
Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của bị can, bị cáo bị tạm giam và thông báo cho người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc Cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biế, Nếu người tạm giam là người chưa thành niên thì phải thơng báo cho người đại diện hợp pháp của họ
Nếu người bị tạm giam là có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và than nhân là người tàn tật, già yếu khơng co ai chăm sóc thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao cho những người thân thích chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giam khơng có người thân thích thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao cho những người thân thích chăm nom. Trường hợp người bị tạm giam có nhà hoặc tài sản mà khơng có người chăm nom, bảo quản thì Cơ quan ra lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp cần thiết để trông nom, bảo quản thích đáng và thơng báo cho người bị tạm giam những biện pháp đã được áp dụng.