Cải cách tư pháp và những giải pháp chung nhằm hoàn thiện đảm bảo quyền con người trong biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI của bị CAN (Trang 59 - 63)

43 Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 6 năm 2006, trang

3.3.1 Cải cách tư pháp và những giải pháp chung nhằm hoàn thiện đảm bảo quyền con người trong biện pháp tạm giam

quyền con người trong biện pháp tạm giam

Những kẽ hở trong Bộ luật tố tụng hình sự và những vi phạm pháp luật trong quá trình tạm giam từ phía các Cơ quan tiến hành tố tụng đã gây nên khơng ít tiêu cực đối với xã hội. Trước hết ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo bị tạm giam. Việc không tôn trọng quyền con người của bị can, bị cáo, gây oan sai trong tố tụng hình sự dù ở mức nào cũng khơng chỉ gây thiệt hại vật chất đối với những người bị tạm giam oan sai mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần, danh dự của họ ngay cả khi đã được minh oan. Việc không tôn trọng và bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự từ phía các Cơ quan tiến hành tố tụng cịn làm giảm uy tín của Nhà nước nói chung, của các cơ quan tư pháp nói riêng và làm mất lịng tin vào nhân dân vào pháp chế.

Nhận thức được vấn đề trên, những năm qua công cuộc cải cách tư pháp đã được Đảng và Nhà nước ta triển khai với quyết tâm cao. Từ Đại hội Đảng

56

lần thứ VIII, Đảng ta đã đề ra nhiêm vụ cải cách tư pháp Đảng ta đã triển khai nhiệm vụ cải cách và tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung và quyền con người của bị can, bị cáo nói riêng Đặc biệt đến khi Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ban hành ngày 2.1.2002 về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” thì chủ trương cải cách tư pháp được đẩy mạnh, trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể và toàn diện của tất cả các cơ quan tư pháp trong thời gian tới Đảng ta đặt ra yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra việc bắt, tạm giữ, tạm giam bảo đảm đúng pháp luật. Những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lí kịp thời các trường hợp oan sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không bắt, tạm giữ, tạm giam. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc thẩm quyền của mình” đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan tư pháp phải “ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp dụng các biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trong một số loại tộ. Đảng ta cũng chỉ rõ quan điểm nâng cao chất lượng hoạt động công tố của Viện kiểm sát trong suốt q trình tố tụng là khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngừời vô tội và đặc biệtlà xử lí nghiêm minh, kịp thời những sai phạm của ngừơi tiến hành tố tụng khi thihành công vụ, tăng cường yếu tố tranh tụng trong tố tụng. Phán quyết của Tòa án phải là căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa( NQ08 NQ/TW ngày 2.1.2002 của Bộ chính trị về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm của tư pháp trong thời gian tới”)

Hơn nữa Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng nhận định rằng cơng tác tư pháp nói chung và cơng tác bảo vệ quyền con người nói riêng ở nước ta hiện nay cịn nhiều vướng mắc, hạn chế, đồng thời đưa ra một số phương hướng cải cách tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Những giải pháp chung

Để việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, quyền của bị can, bị cáo nói riêng theo nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp sau :

Tiếp tục xây dựng và hồn thiện pháp luật nhanh chóng sửa đổi, bổ sung một số quy định một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của việc bảo đảm quyền con ngừơi trong biện pháp tạm giam. Hạn chế các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trong quá trình tạm giam bị can, bị cáo.

Tiếp tục cải cách tổ chức cơ quan tư pháp theo hướng tinh gọn đầu mối theo tinh thần cải cách tư pháp theo hướng tinh gọn ở đầu mối theo tinh thần cải cách tư pháp, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức tổ chức kỉ luật của người tiến hành tố tụng, kiên quyết loại trừ các hành vi vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nâng

57

cao năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đồng thời phải xây dựng một cơ chế chịu trách nhiệm thỏa đáng thay cho hiện nay. Về lâu dài, Việt Nam nên tham gia thêm một số các công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó đặc biệt là các cơng ước liên quan đến những vấn đề áp dụng các biện pháp giam giữ tù nhân chưa qua xét xử. Điều này sẽ càng tăng thêm uy tín của Việt Nam đồng thời cũng là cơ chế kiềm chế sự lạm quyền của các cơ quan tư pháp. Việc tham gia các cơng ước quốc tế cũng góp phần chuẩn mực hóa các văn bản pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng tạo nên cơ chế kiềm chế cho quốc hội trong lĩnh vực lập pháp, nhất là khi nước ta chưa có một mơ hình bảo hiến phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Những giải pháp cụ thể

Từ thực tiễn và yêu cầu của việc bảo đảm đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, trong biện pháp ngăn chặn nói riêng chúng tơi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định tạm giam trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền con ngừơi của bị can, bị cáo như:

Bỏ đi căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 88 BLTTHS. Như chúng tơi đã phân tích ở trên việc áp dụng biện pháp tạm giam phải có cái nhìn tồn diện, tức là khơng thể căn cứ vào tính chất tội phạm mà bị can, bị cáo thực hiện mà cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác như: nhân thân bị can bị, bị cáo, những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như có tiêu hủy chứng cứ, trả thù, mua chuộc người bị hại, người làm chứng hay khơng chứ khơng chỉ dựa vào tính chất mà tội phạm thực hiện uy chứ khơng chỉ căn cứ vào tính chất tội phạm mà họ bị nghi ngờ. Việc quy định như trên đã phạm mở ra phạm vi những đối tương bị áp dụng biện pháp tạm giam quá rộng dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam như chúng tơi vừa phân tích.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam nên giao cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử quyết định chứ khơng nên giao cho Chánh án hoặc Phó Chánh án quyết định như quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 38 BLTTHS và Điều 177 BLTTHS vì chúng tơi thiết nghĩ Thẩm phán là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, biết những tình tiết quan trọng của vụ án, về nhân thân của bị can, bị cáo và đặc biệt Thẩm phán là những người có trình độ am hiểu pháp luật hơn ai hết họ biết việc áp dụng biện pháp tạm giam có căn cứ pháp luật khơng, có cần thiết khơng…Và trên thực tế hiện nay việc áp dụng, hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam hiện nay phần lớn do Thẩm phán đề xuất với Chánh án Thẩm quyền điều tra được quy định trong bộ luật cũng gây "vướng". VKSND thành phố cho rằng, bị can phạm tội nhiều nơi nhưng đều ở vai trị đồng phạm, luật khơng cho nhập chung hành vi để giải quyết trong cùng một vụ, gây khó khăn trong q trình tố tụng; có trường hợp bị can phạm tội ở các địa phương khác nhau, cơ quan điều tra ở đâu phát hiện được thì chỉ khởi tố bị can về hành vi vi phạm ở địa phương mình, chứ khơng chuyển hồ sơ cho

58

các địa phương khác. Cũng có trường hợp, nhiều cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố khác nhau, nên không giải quyết triệt để được vụ án. Việc tách từng hành vi phạm tội sẽ gây khó khăn cho cơ quan tố tụng khi truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương.

Về phần thủ tục, khi VKS chuyển hồ sơ sang tịa, phải qua "cơng đoạn" nhận, kiểm tra, thụ lý hồ sơ sau đó chuyển cho Chánh án rồi mới phân cơng xuống thẩm phán xử. Thực tế, cơng đoạn này có khi kéo dài cả tuần nên khơng ít trường hợp thời gian tạm giam kết thúc trước cả chục ngày. Vụ môi giới mại dâm của Lâm Nhật Ánh là một ví dụ. VKS chuyển hồ sơ sang tịa, lệnh tạm giam vẫn còn thời hạn nhưng qua nhiều "khâu", khi hồ sơ chuyển đến thẩm phán đã mất gần một tuần. Vì vậy, lúc thẩm phán ra lệnh tạm giam thì đã q hạn tới 4 ngày. Do đó cần phải tiếp tục tinh giảm về thủ tục và thời gian thi hành.

Nên quy định thời hạn tạm giam bị can, bị cáo một cách hợp lí hơn. Cấm được để tình trạng xoay vịng thời hạn tạm giam như đề cập ở trên tạo ra vô số trường hợp tạm giam quá hạn.

Cần gỡ bỏ những rào cản khi Luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo. Hiện nay những rào cản khi luật sư tham gia bào chữa là rất lớn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng .Tiếp đó cần có một lộ trình để việc tham gia bào chữa cho bị can bị cáo trong vụ án hình sự được rộng hơn chứ khơng chỉ giới hạn ở những bị can, bị cáo chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần về thể chất và những người bị truy tố về tội có khung hình phạt tử hình, chẳng hạn như u cầu Đồn luật sư phân cơng văn phịng luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo có hồn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc phạm tội do vơ ý.

Tăng cường hướng dẫn về việc tham gia bào chữa của bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo vì như thực tế hiện nay việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là rất hạn chế một phần do việc quy định của luật quá chung chung, họ không biết thực hiện quyền của mình như thế nào nhất là người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo, mặc dù họ là những người không am hiểu pháp luật như luật sư bào chữa nhưng hơn ai hết họ là những người có mối quan hệ thân thiết với bị can, bị cáo, họ có thể biết được những tâm tư nguyện vọng, suy nghĩ của bị can, bị cáo, tại sao bị can, bị cáo lại hành động như vậy…

Về cơng tác nhân sự: ngồi việc tăng cường chất lượng cán bộ đồng thời nên đề ra các chính sách đãi ngộ cho cán bộ hợp lí hơn đề họ n tâm cơng tác. Bên cạnh đó cần triệt để bác bỏ căn bệnh đối xử phân biệt những người bị tạm giam như là phạm nhân mà những người công tác trong ngành tư pháp Việt Nam ta hiện nay đang mắc phải. Đồng thời phải đề minh bạch hóa cơ chế chịu trách nhiệm nếu xày ra sai phạm, đặc biệt phải có những hình thức kỉ luật thậm chí nên truy cứu trách nhiệm hình sự những

59

đối tượng thiếu trách nhiệm gây ra những bất cập khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.

Về phía cơ sở vật chất: cần tăng cường xây dựng thêm số nhà tạm giam và trại tạm giam, trong tương lai cần thiết phải đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ nhu cầu thiết yếu của bị can, bị cáo sao cho có thể đạt tới phịng giam đơi, phịng tạm giam hoặc khu tạm giam dành riêng cho trẻ vị thành niên. Đồng thời, đảm bảo vệ sinh, khơng gian thống mát cho người bị tạm giam, phòng chống dịch bệnh trong các nhà tạm giam, trại tạm giam. Công tác cơ sở vật chất càng cần phải tăng cường, chúng ta cần phải qui định rõ thêm trong luật các qui chuẩn tối thiểu về đèn, quạt, chăn giữ ấm… sao cho đáp ứng được với các nhu cầu tối thiểu. Trong Luật cần thay đổi khẩu phần ăn theo hướng tăng cường thêm khẩu phần ăn cho họ; đặc biệt với các đối tượng đang mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao… hoặc các bệnh khác cần có khẩu phần ăn riêng theo chỉ định của bác sĩ thì nhà nước phải đáp ứng cho họ. Về khẩu phần tiếp tế do gia đình gửi đến qui định hiện

Một phần của tài liệu ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI của bị CAN (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)