Đảm bảo về quyền được bồi thường

Một phần của tài liệu ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI của bị CAN (Trang 36 - 39)

36 Khoản 2 Điều 120 BLTTHS

2.5 Đảm bảo về quyền được bồi thường

Quyền con người là vấn đề thiêng liêng cần được bảo vệ và tôn trọng , mọi hành vi xâm phạm một cách bất hợp pháp đến quyền con người cho dù hành vi đó là của cá nhân, cơ quan, tổ chứ nào cũng bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật và nếu những hành vi ấy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường khắc phục thiệt hại. Các biện pháp ngăn chặn mà đặc biệt là biện pháp tạm giam là biện pháp rất nhạy cảm, khả năng xâm phạm quyền con người là rất cao. Để nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và cao hơn nữa là đảm bảo quyền con người của bị can, bị cáo- những người đang ở vào thế yếu, thế bị động. Tại điều 72 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã ghi nhận ngun tắc suy đốn vơ tội và vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan “Khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật.Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử

33

trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.”

Quy định có tính chất hiến định này đã xác định thiệt hại cho người bị oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để cụ thể hóa nguyên tắc này BLTTHS cũng đã chính thức ghi nhận nguyên tắc đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của bị oan tại điều 29 BLTTHS

“Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi

Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan, người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật’’

Hơn nữa với sự ra đời của Nghị quyết 388/2003-UBTVQH và sau này được

thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm có 1 tháng 1 năm 2010 đã thể chế hóa nguyên tắc bồi thường trong Luật thành những quy định cụ thể. Trong phạm vi đề tài của mình trong mảng bồi thường thiệt hại nhóm tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại đối với những bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam

Thứ nhất về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường theo Khoản 2 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường được quy định như sau

“Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:

a. Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp bồi thường theo Điều 26 của Luật này

b. Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng gây ra đối với người bị thiệt hại” Như vậy căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường trong biện pháp tạm giam đó là có bản án quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng xác định bị can, bị cáo bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội và người bị tạm giam nhưng bản án lại quy định mức hình phạt ít hơn thời gian tạm giam

Về mặt lí luận thì bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động cụ thể của Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại trong Bộ luật dân sự, do vậy nó phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau đây :

Thứ nhất là có thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại được bồi thường ở đây bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

Những thiệt hại về vật chất có thể xảy ra do việc áp dụng biện pháp tạm giam sai đó là những tổn thất về vật chất thực tế, tính được bằng tiền do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra cho người bị tạm giam oan bao gồm

Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảmsút trong quá trình tạm giam, bị can, bị cáo không thể tiến hành các hoạt động kinh tế bình thường được vì vậy thu nhập thực tế chắc chắn sẽ bị mất hoặc giảm sút nhất là những bị can, bị cáo là những người trụ cột trong gia đình, những người có vai trị, ảnh hướng lớn của doanh nghiệp bởi vì

34

trong điều kiện tâm lí xã hội ở nước ta hiện nay thì khi một người bị tạm giam thì uy tín, danh dự của họ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn rất khó đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thiệt hại về vật chất do người bị tạm giam chết, bị tổn hại về sức khỏe. Trong điều kiện tạm giam như nước ta hiện nay cịn q thâp thì việc tổn hại sức khỏe là điều khó tránh khỏi, thậm chí do nhiều người khơng thể…. Đã xảy ra hiện tượng bị can, bị cáo bị chết trong trại tạm giam. Vì vây việc bồi thường thiệt hại cho bị can, bị cáo bị tạm giam oan phải được tiến hành kịp thời và nhanh chóng

Thiệt hại về tinh thần được hiểu là những thiệt hại do sự xâm hại về các giá trị tinh thần, tình cảm như bị xấu hổ do uy tín, danh dự, bị xâm hại, bị ban bè, gia đình xa lánh, ruồng rẫy…Có thể nói những thiệt hại về tinh thần đối với họ trong nhiều trường hợp trong nhiều trường hợp còn nặng nề hơn thiệt hại về vật chất, bởi lẽ nhiều khi người bị buộc tơi nói chung, người tạm giam nói riêng họ bị lên báo, lên truyền hình, bị cịng tay, bị lên án bởi xã hội và nhất là bị buộc tội trong khi bản thân họ vô tội, làm cho người bị oan cảm thấy mình cảm thấy bị xã hội ruồng bỏ, bị xét nét, ngờ vực. Áp lực tinh thần của những người này là rất lớn, thậm chí nhiều người bị khủng hoảng tâm lí nghiêm trọng sau khi bị tạm giam và để lại hậu quả lớn cho xã hội.

Mặc dù những thiệt hại về tinh thần không thể bù đắp được bằng tiền vì tinh thần thì khơng thể cân đo đong đếm bằng tiền được nhưng khoản tiền đó cũng phần nào bù đắp những thiệt hại về tinh thần, an ủi những người bị oan. Thiệt hại về tinh thần bao gồm thiệt hại do nhân phẩm, danh dự bị xâm hại và thiệt hại do nhân phẩm, danh dự bị xâm hại và thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Do vậy mà mức bồi thường cũng có sự khác biệt. Chúng tơi cho rằng những thiệt hại về tinh thần do uy tín, danh dự bị xâm phạm thì việc bồi thường một khoản tiền chỉ có tính chất tượng trưng. Bên cạnh đó, hình thức thích hợp nhất của việc bồi thường đó là cải chính, xin lơi cơng khai sẽ giúp những người bị tạm giam oan nguôi ngoai phần nào, bởi cái họ cần nhất sau khi bị tạm giam sai khơng phải là khoản tiền địi bồi thường mà là chứng minh được sự vơ tội của mình.

Thứ hai là có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử xự của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Hành động traí pháp luật diễn ra rất phong phú, đa dạng. Có thể là tạm giam quá han, áp dụng các biện pháp tạm giam khơng có căn cứ gây thiệt hại cho bị can, bị cáo. Tính trái pháp luật phải dựa trên cơ sở luật định

Thứ ba là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra. Dấu hiệu về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy được lí giải trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về mối quan hệ nhân quả, theo đó thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

35

Thứ tư phải có lỗi cuả người gây thiệt hại. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố y hoặc lỗi vơ ý. Lỗi là thái độ tâm lí của một người, theo đó một người thực hiện hành vị được xem là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi đó chủ thể có đủ điều kiện về chủ quan cũng như khách quan để lựa chọn và quyết định một xử sự khác với đòi hỏi của xã hội .

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình là có thể gây thiệt hại cho người khác và vẫn mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra. Biểu hiện của lỗi này trong hoạt động tố tụng mà cụ thể là trong biện pháp tạm giam đó là cố tình tạm giam khi chưa có căn cứ rõ ràng, đánh đập bị can, bị cáo trong khi tạm giam, biết là tạm giam quá hạn nhưng vẫn tiếp tục tạm giam…

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người khơng thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại có thể xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra nhưng có thể ngăn chặn được.

Một phần của tài liệu ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI của bị CAN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)