CÁC GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NUÔI Ở VIỆT NAM 1 Đà điểu Zimbabwe

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 31)

- Máng uống tự động đơn giản

6 Với mỗi con mái thêm vào thì phải tăng thêm 200 m2; với mỗi con trống thêm vào thì phải tăng thêm 800 m2 Nguồn: Micheal Y Hastings,

6.3. CÁC GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NUÔI Ở VIỆT NAM 1 Đà điểu Zimbabwe

6.3.1. Đà điểu Zimbabwe

Đà điểu Zimbabwe sống ở vùng đồng bằng bán sa mạc rộng lớn châu Phi. Chúng thích ghi với vùng khí hậu từ 550C vĩ bắc đến 350C vĩ nam. Đà điểu trống nặng 120 – 140kg, cao 2,5 – 2,75m; con mái nặng 90 – 110kg và cao 1,75 – 1, 9m, thành thục khi 30 tháng tuổi. Con mái đẻ 60 – 80 trứng một năm, mỗi quả trứng nặng 1,3 – 1, 5kg. Nếu ấp và nuôi tốt, mỗi con mái cho 50 con đà điểu con, nếu nuôi sống 90%, tỉ lệ thịt xẻ là 50% thì có thể sản xuất 2 tấn thịt/mái, đây là một chỉ tiêu sản xuất cao.

Đặc điểm ngoại hình. Khi mới nở, thân đà điểu con phủ một lớp lông xoăn sọc xám,

đến ba tháng tuổi có một lớp lơng vũ màu xám mọc ra. Sau 6 tháng tuổi, ở đà điểu trống bắt đầu mọc những lông đen, mảng lông màu trắng ở cánh và đuôi. Con mái có màu lơng xám. Lơng ít thay đổi màu cho đến khi trưởng thành. Bộ lơng mọc hồn chỉnh ở tháng thứ 12 và ba tháng sau đà điểu thay lông lần đầu.

Mỏ và chân con trống có màu nâu nhạt và vàng đậm, con mái có màu xám đen.

Đặc tính thành thục. Con trống chín tháng tuổi có biểu hiện rõ đặc tính của con đực,

hăng hái hơn, có sự phân chia ngơi thứ trong đàn. Khoảng một năm tuổi nó có động tác đùa lượn gần con mái. Con mái đến tháng tuổi thứ 15 đã có biểu hiện tính dục: thích gần con trống, lơng mượt hơn, hai cánh dang rộng khi vận động, thu mình vươn cổ dài nằm chờ phối giống, vào lúc này, con mái nặng 130kg. Đà điểu Zimbabwe đẻ quả trứng đầu tiên vào lúc 16 tháng tuổi.

Khả năng phát triển cơ thể: khối lượng mới nở là 0,926kg; nuôi đến 13 tuần tuổi

nặng 22,18kg, độ đồng đều trong đàn không cao, cần hạn chế tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn này bằng cách cho chúng vận động để chân đủ khoẻ mới nâng được cơ thể lên, cần hạn chế bằng khẩu phần ăn hợp lý hơn. Đà điểu nặng 100kg vào khoảng 10 – 12 tháng tuổi, đến 16 tháng tuổi nặng 124 kg, trong đó con mái nặng 115kg; con trống nặng 130kg.

Kết quả mổ khảo sát đà điểu trống và mái ở 17 – 18 tháng tuổi cho thấy: đùi chiếm tới 80% tổng khối lượng thịt. Tỉ lệ thịt xẻ đạt 36 – 38%, tỉ lệ xương từ 16,7 – 20%.

Hàm lượng protein của thịt là 22%, mỡ thơ 0,34%, khống tổng số 1,15%.

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng đến 10 tháng tuổi: thức ăn tinh 3,7kg, thức ăn xanh 4,5kg; đến 16 tháng tuổi: thức ăn tinh 5,5kg, thức ăn xanh 5,4kg.

Tỉ lệ nuôi sống đến 16 tháng tuổi 72,9%, tỉ lệ mắc bệnh khớp xương liên quan đến xương ống chân rất cao, 41% (tỉ lệ chết do nguyên nhân này là cơ bản).

Số trứng nhập về có phơi là 65%; tỷ lệ nở chỉ đạt 38%, thời gian ấp kéo dài từ 41-45 ngày.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)