Quản lý chim

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 107)

Cần có đầy đủ sổ sách theo dõi đàn chim về các vấn đề như trạng thái sức khoẻ; thức ăn, nước uống; thời tiết, khí hậu; chu chuyển đàn, khả năng sinh trưởng, lịch dùng thuốc thú y v.v… .

Từ tuần thứ ba, hệ tiêu hoá của chim đã phát triển mạnh, cần bổ sung thêm máng sỏi có kích thước 1-2 mm nhằm làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn cho chim.

- Máng ăn

Để chống hiện tượng chim bới thức ăn, người ta đặt lên trên bề mặt thức ăn các tấm lưới ơ vng mà mắt lưới có kích thước 10 x 10 mm.

Từ tuần thứ hai, thay dần khay ăn bằng máng ăn tròn hoặc máng ăn dài. Tất cả các hệ thống máng ăn tự động hay bán tự động cần phải đảm bảo tối thiểu 2 cm chiều dài máng ăn cho một chim.

Khi dùng khay ăn, thức ăn rải dày từ 0,5 – 1,0 cm. Khi đã dùng máng ăn, chỉ nên đổ thức ăn 1/2 máng ăn để tránh rơi vãi.

Hàng ngày cần sàng thức ăn còn lại trong khay hay máng ăn từ 3 – 4 lần để loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn vào.

Nên có số lượng máng ăn gấp đơi số lượng cần dùng để có thể thường xuyên cọ rửa và sát trùng theo qui định trước khi dùng.

- Nước uống

Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường cho uống nước sạch, mát tự do. Trong điều kiện bình thường, lượng nước uống thường gấp 2-3 lần lượng thức ăn tiêu thụ. Khi trời nóng, tỷ lệ này tăng lên rất nhiều, có thể là đến 4-5 lần.

Các máng uống phải đặt sao cho nước không rơi vãi xuống tầng dưới, không làm bẩn nước trong máng.

Mỗi ngày cần thay nước mới cho chim con 6 lần, rửa máng cũ để đảm bảo vệ sinh. Sau 3 tuần tuổi thì phải phân biệt trống mái để ni riêng.

c. Nuôi chim mái hậu bị giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)