Các bệnh do vi khuẩn

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 67 - 68)

- Từ 8 ngày tuổi trở lên: cho đà điểu ăn thức ăn dạng khô của nó.

4 Quả đầu tiên vào ngày 18/1 Nguồn: J O Horbanczuk ,

6.9.2. Các bệnh do vi khuẩn

a. Salmonella - Nhiễm qua đường tiêu hóa mặc dù cũng có thể truyền dọc từ trứng

sang con non. Vỏ trứng có thể bị nhiễm khuẩn từ trong lỗ huyệt. Salmonella xâm nhập vào trong trứng và dẫn đến chết phôi. Các triệu chứng cơ bản là yếu ớt, tiêu chảy, buồn bã, ủ rũ, mất thăng bằng và phân ướt. Điều trị bằng Baytril, với liều lượng 10 mg/kg khối lượng cơ thể trong giai đoạn 8 - 10 ngày.

b. Mycoplasma - Do Mycoplasma synoviae và Mycoplasma gallisepticum gây ra.

Bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới những con dưới 1 năm tuổi, thường nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh thường bắt đầu với hiện tượng sổ mũi và sưng vùng xoang. Những con bị nhiễm bệnh yếu, khó và tắc thở. Phịng chống chính là duy trì vệ sinh nghiêm ngặt trong chuồng trại và đảm bảo cho chuồng nuôi luôn khô ráo. Điều trị gồm tylan (tylosin, tiamovet) với liều lượng

0,5 g/liều nước uống cho 5 ngày và 40 mg vitamin C cho 3 ngày, bổ sung vitamin A đến 3.000 I.U/con trong giai đoạn 5 ngày.

c.Nhiễm dây rốn và túi lòng đỏ

Ngay sau khi nở, dây rốn vẫn cịn ẩm ướt và khơng kín, thường do túi lịng đỏ tiêu rút chậm, dẫn đến nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây bệnh: E.coli, Klebsiella spp., hoặc

Pseudomonas spp... các vi khuẩn này xâm nhập vào túi lịng đỏ và sau đó vào máu. Con non

có thể bị chết sau 24 tiếng nhiễm. Sau khi nở, nên tẩy trùng dây rốn bằng iod 7%.

d.Nhiễm Clostridia - do thức ăn nhiễm độc, suy dinh dưỡng, các yếu tố thuộc hệ miễn

dịch, ký sinh trùng trong đường tiêu hóa trong tuần tuổi đầu tiên gây ra. Triệu chứng chủ yếu là loét đường ruột, sau đó tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)