Các bệnh ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 68 - 70)

- Từ 8 ngày tuổi trở lên: cho đà điểu ăn thức ăn dạng khô của nó.

4 Quả đầu tiên vào ngày 18/1 Nguồn: J O Horbanczuk ,

6.9.4. Các bệnh ký sinh trùng

a.Kí sinh trong

Sán dây (Houttuynia struthionis) - Sống trong đường tiêu hóa.

Phương pháp điều trị qua đường miệng gồm resorantel (130 mg/kg khối lượng cơ thể/ngày) và lặp lại sau 6 tuần.

b. Ký sinh ngồi

Rận lơng - Struthiolipeurus struthionis - gây hại rất nhiều đến lơng cũng như hình

dáng của lơng.

Ve lơng ống - Gabucinia spp - cũng gây hại tương tự không kém.

Cả 2 loại trên có thể điều trị bằng phương pháp phun dung dịch metylobromfenwinfos 0,1% và lặp lại sau 10 ngày.

6.9.5.Các bệnh khác

a. Bệnh suy dinh dưỡng hay những sai sót về dinh dưỡng có thể gây ra khèo chân, chủ

yếu ở những con đang phát triển do mất cân bằng về canxi - phospho, thiếu canxi hoặc vitamin D. Trong 2 tuần đầu sau khi nở, chân bị dạng ra theo chiều ngược nhau, nên buộc chân chúng lại bằng 1 dải băng với chiều dài bằng 1 bước chân trung bình. Chim sẽ khỏi sau vài ngày.

b. Ăn vật lạ. Đà điểu, do tính hiếu kỳ, có thể nuốt nhiều dị vật nhất: mảnh gỗ, miếng

sắt hoặc đinh, thậm chí là cả vỏ lon nước giải khát… thường gây ra những cái chết do tắc hay thủng thực quản hoặc ruột, vì vậy, trong khu vực sân chơi và chuồng nên được kiểm tra cẩn thận. Cần chiếu X quang để phát hiện và lấy bỏ dị vật.

c.Bệnh táo bón chủ yếu do thức ăn không phù hợp (ở con non hiện tượng này có thể

do thừa xơ hoặc thiếu sỏi để nghiền thức ăn) và thức ăn dính cát. Cho uống manhe sulphate (MgSO4).

Thức ăn không phù hợp sẽ khiến tiêu chảy thường xuất hiện sau khi thức ăn bị thay đổi đột ngột, mọi thay đổi trong khẩu phần ăn phải được thay đổi từ từ.

d.Bệnh do thời tiết. Vào những ngày mưa, chim khơng nên ở bên ngồi quá lâu, đặc biệt

khi đất bị bùn hóa. Nên nhớ rằng mặt đất ướt và lầy là kẻ thù đầu tiên của đà điểu, vì vậy, trong khu vực chuồng ni khơng được để có vũng nước hay bùn.

e. Mổ cắn lẫn nhau là một đặc tính cố hữu của đà điểu khi chúng được ni dưỡng

trong điều kiện stress, hay do thiếu các axit amin chứa lưu huỳnh, vitamin và khoáng chất, hoặc do chiếu sáng với cường độ quá mạnh.

Cách phòng chống: cung cấp đủ thức ăn về chất và lượng, chú ý vitamin và khống chất; dãn mật độ ni; cung cấp ánh sáng nhẹ, có màu đỏ; phân lại nhóm, đàn phù hợp với tuổi, khối lượng và tính tình đà điểu…

Chương VII

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)