NUÔI CÁC LOẠI ĐÀ ĐIỂU 1.Nuôi đà điểu con

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 39 - 43)

- Từ 8 ngày tuổi trở lên: cho đà điểu ăn thức ăn dạng khô của nó.

1 Ổ rải không được sử dụng cho con non dưới 3 tuần tuổi.

6.5. NUÔI CÁC LOẠI ĐÀ ĐIỂU 1.Nuôi đà điểu con

a. Chọn lọc con non mới nở

Điểm quan trọng hàng đầu là đà điểu giống phải có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, trứng được ấp đúng kỹ thuật. Chim non có ngoại hình đẹp: màu lơng đặc trưng, lơng tơi xốp, to, khỏe, phản xạ nhanh nhẹn, mỏ và chân thẳng, mắt sáng; khơng có dị tật. Vì là một giống chim quý, rất đắt nên phải hết sức cẩn thận khi mua giống, chú ý đến tỷ lệ trống mái thích hợp.

b.Vận chuyển đà điểu

Quá trình vận chuyển (dù bằng đường bộ hay đường hàng không) làm cho đà điểu bị stress, nhất là vào mùa hè nóng nực. Có thể làm giảm bớt stress bằng cách:

+ Trước khi vận chuyển một ngày, trộn thêm vitamin, nhất là vitamin C, chất điện giải và chất khoáng vào nước uống.

+ Vận chuyển vào ban đêm hay sáng sớm, trời mát, yên tĩnh.

+ Mật độ trên xe vừa phải, tránh xếp chật, đảm bảo 0,8 - 1,0 m2 cho mỗi con trưởng thành (0,5 - 0,6 m2 cho con non). Các thanh ngăn giữa chúng cần được thiết kế bằng vật liệu mềm.

+ Nhốt con non trong các hộp nhỏ bằng nhựa hoặc bìa carton có đáy chắc chắn.

+ Có hệ thống lưu thơng khơng khí thật tốt khi vận chuyển. Nếu có điều kiện, lắp quạt trên xe.

+Nếu phải đi hơn 10 tiếng, phải dừng lại ít nhất 1 lần, cho ăn uống, nghỉ 15 - 20 phút rồi mới đi tiếp.

+ Khi đến nơi phải cho đà điểu uống ngay nước mát, sạch. Phải che mát cả ngày cho đà điểu, ít nhất là 7 ngày sau (hoặc cho lâu hơn, nếu có thể). Đặt các máng đựng thức ăn và nước uống ở trong bóng râm.

+ Nếu là đà điểu nhập khẩu thì sẽ phải nhốt cách ly một thời gian trong môi trường đã kiểm dịch với các tiêu chuẩn vệ sinh cao.

Khi mới chuyển đà điểu tới trang trại, tốt nhất nên nhốt chúng trong chuồng từ 3-4 ngày, sau đó mới thả vào các bãi qy để chúng có thời gian làm quen với mơi trường mới. Đà điểu mới thả hay bị hoảng loạn, chạy lung tung, đập vào hàng rào... gây tự chấn thương. Hàng năm có rất nhiều con đà điểu đang ở độ sinh sản tốt nhất đã bị chết do nguyên nhân này. Trong các bãi chăn, khơng được có đá to hoặc những vật lạ, khi bị chúng ăn vào sẽ gây nguy hiểm cho hệ tiêu hố.

c.Quy trình ni dưỡng đà điểu non (úm đà điểu)

Hình 6.7. Ni đà điểu con trong cũi úm

Đà điểu non được úm trong cũi úm, trong mỗi cũi có chụp sưởi, máng ăn, uống. Nền trải thảm chuyên dụng, được thay hay vệ sinh hàng ngày. Rải sỏi nhỏ và tròn lên trên thảm 1 tuần 1 lần, kích cỡ tăng theo sự lớn lên của đà điểu.

Trong những ngày đầu tiên, con non sử dụng lòng đỏ cịn lại trong xoang bụng, tuy nhiên, trong thời gian đó, khối lượng cơ thể giảm 20 - 30%. Nên cho chúng ăn uống 2 - 3 ngày sau khi nở. Đà điểu thường rất thích các loại thức ăn màu mè, nhất là nhấm nháp thức ăn có màu xanh lá cây - khoảng 15 lần/phút. Nên đưa những con lớn hơn vào để “dạy” chúng cách ăn uống.

Bảng 6.21. Tần suất ăn đối với các màu cỏ của đà điểu non

Màu sắc Số lần ăn TB/phút

Xanh lá cây 15,5

Trắng 1,5

Đỏ, xanh, đen, vàng < 0,5

Nguồn: Deeming và cs., 2002

Đầu tiên, thức ăn được đưa vào 4 lần/ngày vào các giờ ổn định, 30 phút sau khi cho ăn, ta nên dọn tất cả thức ăn thừa đi. Sau 2 tháng tuổi, chỉ 3 lần/ngày. Trong vài ngày đầu, nên cho chúng ăn loại thức ăn quen thuộc, trên 7 ngày sau mới thả dần cho đà điểu ăn loại thức ăn mới. Thay thức ăn một cách từ từ, tránh đột ngột, sau 4 ngày thì thay hồn tồn thức ăn cũ bằng thức ăn mới (mỗi ngày thay 25%).

* Mật độ nuôi

Trong vài tuần đầu tiên, những con đà điểu non cần được giữ ở trong nhà, trừ khi nhiệt độ khơng khí q cao.

Mật độ q đơng có thể làm cho chúng chậm lớn, sinh bệnh tật, mổ cắn nhau.... Nuôi đà điểu con chật sẽ khiến chúng bị khèo chân, xác lông và chậm lớn. Không gian sàn tối thiểu/cá thể (cho đến cuối tuần tuổi thứ 3) là 0,25 - 1,2 m2 và 10 m2 đường chạy.

Tuần đầu tiên

- Đà điểu được nuôi trong cũi ở trong nhà. - Buông bạt cả hai bên chuồng.

-Chú ý: khi di chuyển đà điểu, dùng tay đặt dưới bụng, không bao giờ được nắm cổ chúng. - Cần phân đàn thành từng lô: khỏe, yếu, to, nhỏ để có chế độ chăm sóc thích hợp.

* Nhiệt độ: sử dụng chụp sưởi sưởi nhân tạo, thường xuyên quan sát phản ứng nhiệt của đàn

chim non để điều khiển cho phù hợp. Khi con non mới nở, chúng phải được giữ trong môi trường nhiệt độ từ 33 tới 340C, sau đó giảm xuống dần (khoảng 2oC/ tuần) tới khoảng nhiệt độ xung quanh từ 21 đến 230C là được. Quan trọng nhất không phải là đọc nhiệt kế trong nhà úm mà là quan sát tình trạng và hoạt động của chim: nếu nhiệt độ trong nhà úm quá thấp thì chúng sẽ tụ tập xung quanh đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao thì chúng lại tản ra những nơi mát mẻ hơn, duỗi cánh và há mỏ để tự làm mát. Vào buổi tối, phải đưa chim non vào phòng sưởi. Vào những ngày mưa, con non khơng được phép ra ngồi cho đến cuối tháng tuổi thứ 3.

*Ẩm độ

Ẩm độ tương đối trong chuồng nuôi con non nên dao động từ 55 - 70%; ẩm độ có quan hệ chặt chẽ với độ thơng thống, mật độ và độ ẩm của ổ rải (không được rải rơm cho đến khi con non được 30 ngày tuổi).

- Cung cấp nước đầy đủ với nhiệt độ 22 – 240C. Có thể bổ sung đường, vitamin hoặc chất khoáng vào nước uống, việc này rất cần thiết với những con đà điểu non khi vận chuyển xa hoặc những con bị mất nước. Cứ mỗi 4,5 lít nước thì thêm vào khoảng 0,25kg đường, các chất khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

- Thùng đá sỏi được rải 1 lần/tuần.

*Ánh sáng

Trong những ngày đầu tiên, chiếu sáng 24/24 giờ. Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn thu nhận. Trong ngày thứ 3 và 4, giảm số giờ chiếu sáng xuống còn 18 giờ và ngày thứ 5 và 6 còn 16 giờ/ngày. Tương tự, cường độ chiếu sáng cũng giảm - trong ngày đầu tiên là 90 - 100 lux, sau 7 ngày - 40 lux và sau 14 ngày cho đến kết thúc quá trình là 20-25 lux.

Trong những tháng mùa hè, ánh sáng chỉ được phép bổ sung vào những ngày đầu tiên (ban ngày là 16 tiếng). Vào cuối thu, sử dụng ánh sáng nhân tạo 4 - 6 giờ/ngày để duy trì 16 giờ ánh sáng/ngày. Ánh sáng được tắt vào ban đêm, lúc 21 giờ và bật lại vào 6 giờ hơm sau.

*Khơng khí và sự thống khí

Trong nhà úm, khơng khí cần phải sạch và đủ oxy, nếu khơng đủ độ thơng thống và mật độ q dày thì nồng độ các khí CO2, NH3... tăng cao, gây hại cho chim. Mức CO2 tối đa là 0,2%, ammonia tối đa là 18 - 20 ppm. Cần chú ý, thơng thống nhưng khơng được để gió lùa, vì sẽ rất nguy hiểm cho con non dưới 3 tháng tuổi. Tốc độ gió tốt nhất là 0,3 - 0,4 m/giây.

Phân đàn: khi mới nở, đà điểu được nuôi chung, không tách riêng đực, cái. Nhưng nếu đà

điểu được ni lấy thịt và da thì phải ni riêng đực cái vì con đực lớn nhanh hơn, cần có mức dinh dưỡng cao hơn.

Tuần thứ 2

- Đà điểu non ngủ trong quây, trên thảm, dùng chụp sưởi, bạt che để điều chỉnh nhiệt độ. - Thức ăn khởi động, cỏ được rắc bên trên.

- Phân nhóm theo khối lượng cơ thể của đà điểu.

Vào ban ngày, khi trời ấm chúng được ở ngoài sân chơi (bãi cỏ) cùng với bảo mẫu, ban đêm chúng được tách ra và ngủ trong phòng sưởi ấm. Đà điểu được ni kiểu đó trong vài tháng cho đến khi trở nên độc lập hoàn toàn. Phương thức này hướng tới tạo ra những điều kiện càng giống với môi trường tự nhiên càng tốt.

Tuần thứ 3 và thứ 4

- Ngủ ở chuồng khơng có các tấm thảm trải, các thùng thức ăn được đặt vào các góc chuồng, nơi đà điểu ngủ. Nhiệt độ được điều chỉnh bởi rèm che. Nhiệt độ thích hợp 18 – 200C.

- Thức ăn khởi động .

- Không cần thảm, cho đà điểu nằm trên rơm. Tiếp tục cho vận động khi thời tiết tốt.

Tuần thứ 5 và thứ 6

- Đà điểu được chuyển sang quây rộng hơn. - Ngủ trong các lều hoặc nhà với 50con/ngăn. - Thức ăn, nước uống đầy đủ

- Kích thước sỏi lớn hơn

- Tại tuần thứ 6: Chủng vacxin để đề phòng bệnh dịch tả.

Các điểm cần chú ý

- Khơng để cho đà điểu non q nóng hoặc q lạnh.

- Đảm bảo khu vực ngủ của đà điểu trong lành và thống khí

- Các nhân viên mặc quần áo bảo hộ lao động và đi giầy cùng màu sẽ hạn chế stress cho đà điểu.

- Phát hiện sớm các sự cố, bệnh tật để điều trị.

- Chân dễ biến dạng, chủ yếu do thiếu vitamin nhóm B, khống, cân bằng Ca, P; cần tránh các nguyên nhân đó.

Đặt chíp điện tử (ở cơ quan nghiên cứu): dùng chíp điện nhỏ cấy vào dưới da phía sau gáy

của đà điểu, dùng máy chủ thu tín hiệu để nhận biết từng con nhằm quản lý chặt chẽ và chính xác dà điểu giống. Biện pháp này được tiến hành tại các trung tâm giống hiện đại.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 2 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)