Dùng tiểu khí hậu hồn tồn như ni chim cút hậu bị để đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ, khơng khí thích hợp.
Hình 8.8. Thân thịt chim cút
Bảng 8.12. Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút và bồ câu
Tên chất dinh dưỡng Thịt chim cút Thịt bồ câu Nước (g) 69,65 56 Chất khô (g) 30,35 44 Protein (g) 19,63 18 Khoáng tổng số (g) 0,9 1 Năng lượng (Kj) 803 1230 Mỡ tổng số (g) 12,05 23
Tổng số axits béo không no đơn (g) 4,18 9
Tổng số axits béo không no đa (g) 2,98 3
Tổng số axits béo no (g) 3,38 8
acit aspartic (g) 1,652 1
Axit folic (microgam) 8 6
Đường tổng số - 0g Cholesterol (mg) 76 95 Ca (mg) 13 12 Phosphorus, P (mg) 275 248 Alanine (g) 1,26 1 Arginine (g) 1,279 1 Axit glutamic (g) 2,53 2 Glycine (g) 1,542 1 Histidine (g) 0,696 Isoleucine (g) 1,013 Leucine (g) 1,613 Lysine (g) 1,645 Phenylalanine (g) 0,826 Methionine (g) 0,591 Niacin (mg) 7,538 6 Thiamin (mg) 0,244 0 Threonine (g) 0,945 Tryptophan (g) 0,288 Tyrosine (g) 0,849 Valine (g) 1,033 Proline (g) 0,866 Serine (g) 0,937 Cystine (g) 0,34 Retinol (mcg) 73 73 Axit pantothenic (mg) 0,772 0 Cu (mg) 0,507 0 Fe (mg) 3,97 3 Mg (mg) 23 22 Mn (mg 0,019 0 K (mg) 216 199 Na (mg) 53 54 Zn (mg) 2,42 2,00 Se (mcg) 16,6 13 Vitamin A (IU) 243 243 Vitamin B-12 (mcg) 0,43 0 Vitamin B-6 (mg) 0,6 0 Vitamin C (mg) 6,1 5 Riboflavin (mg) 0,26 0
Nguồn: www//: nutrriadvice. com Nutrition facts for 100g of Quail, meat and skin, raw;
www //: recipetips.com. Squab, (pigeon), meat and skin, raw
8.7. KẾT QUẢ CHĂN NUÔI CHIM CÚT TRONG NƠNG HỘ
Các tác giả Bùi Hữu Đồn, Nguyễn Quang Hiệu đã tiến hành nuôi nhằm đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế khi nuôi chim cút trong nông hộ ở Từ Sơn, Bắc Ninh với quy mô 3000 chim cút đẻ và 5000 chim cút thịt thương phẩm, kết quả cho thấy:
a. Ngoại hình chim cút Nhật Bản tương đối đồng nhất. Khi mới nở chim trống và mái giống nhau; sau 3 tuần tuổi, ở vùng diều và trước ngực con trống có lơng màu nâu đỏ; lúc trưởng thành (trên 6 tuần tuổi) có bầu tinh trịn, đường kính khoảng 1 cm, cạnh lỗ huyệt, màu đỏ, chứa đầy tinh dịch; chim thường hay gáy. Cút mái khơng có vùng lơng như trên, tồn thân đồng nhất
b. Tỷ lệ nuôi sống của đàn chim đẻ trứng thương phẩm đến 12 TT đạt 93,56%.
c. Khi trưởng thành, cút trống nhỏ hơn cút mái, nặng trung bình 141,1g/con, cút mái 170,2g/con.
d. Chim cút có tuổi thành thục sinh dục trung bình 41,1 0,29 ngày. Sau 10 tháng đẻ, tỷ lệ đẻ vẫn còn khá cao 81,60 %; sản lượng trứng trung bình là 244,8 quả/mái/10 tháng đẻ.
e. Khối lượng trứng trung bình là 11,71g. Trong đó, tỷ lệ vỏ 9,6 %, lịng trắng 58,1%, lịng đỏ 33,3 %, chỉ số hình dạng là 1,31; đơn vị Hu là 82,32; tiêu tốn thức ăn cho10 trứng ăn là 326,02 g; cho 10 trứng giống là 419,73 g.
f. Tỷ lệ trứng có phơi/trứng ấp đạt 94,76%, tỷ lệ trứng nở/trứng ấp 85,37%, tỷ lệ chim loại I/trứng ấp 82,63%.
g. Nuôi 3000 cút đẻ trứng thương phẩm, sau 10,5 tháng đẻ lãi 36 938 000 đồng, bình quân là 3.292.000 đ/hộ/tháng.
8.7.2. Trên đàn cút thịt
a. Vào tuần tuổi thứ 5, khối lượng chim cút là 122,81g, sinh trưởng tương đối là 28,45 %, tuyệt đối là 4,37 g/con/ngày. Sau thời điểm đó, các chỉ tiêu này giảm xuống rất nhanh, vì vậy nên giết thịt chim cút thương phẩm khi 5 tuần tuổi. Khi đó, tiêu tốn 3,69 kg thức ăn/kg tăng trọng.
b. Chất lượng thân thịt của chim cút Nhật Bản: tỷ lệ thân thịt của con trống là 72,14 %, con mái là 74,59 %, trung bình là 73,36 %. Tỷ lệ thịt lườn của chim cút trung bình đạt 33,43 % (trống: 32,85 %; mái: 34,02 %), tỷ lệ thịt đùi trung bình đạt 27,01 % (trống 26,72 %; mái 27,28 %). Trung bình thịt đùi + lườn là 54,40 % (trống 51,42; mái 57,42%).
c. Nuôi 5000 con thương phẩm thịt, sau 5 tuần thu lãi là 2 174 000 đ, bình qn lãi 1.864.000 đ/tháng/hộ.
8.8. PHỊNG BỆNH CHO CHIM CÚT
Nhìn chung, chim cút ít bị bệnh hơn gà, đó là một thuận lợi cơ bản cho người chăn ni, tuy nhiên chính ưu điểm này lại dễ gây tâm lý chủ quan, dẫn đến coi thường các quy trình phòng chống dịch bệnh cho đàn chim. Để đảm bảo chăn ni chim cút có hiệu quả cao, cần phải áo dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y (có thể tham khảo thêm chương trình phịng bệnh cho gà cơng nghiệp)
8.8.1. Bệnh newcastle, còn gọi là bệnh dịch tả chim, đây là bệnh nguy giểm số một của
những trại ni gà, chim (vì chim cút rất mẫn cảm với bệnh này, chỉ sau gà mà thôi), bệnh do virus gây ra nên phải phòng bằng cách nhỏ vacxin lasota vào lúc chim được 1 và 3 tuần tuổi, sau đó, cứ 3-5 tháng sau phải tiêm phịng nhắc lại vacxin newcastle hệ I cho chim.
Ngồi ra, chim cút cịn dễ mắc một số bệnh sau đây:
8.8.2. Ngộ độc thức ăn
Chim cút rất nhạy cảm với các loại thức ăn bị nhiễm nấm mốc, thức ăn cũ, ôi thiu. Khi ăn phải thức ăn này, biểu hiện là chim bị gầy còm, ỉa chảy, mất nước, yếu, chậm, buồn bã, đi lảo đảo hoặc đứng lì một chỗ với tư thế đầu chúc xuống. Chim đẻ thì sẽ giảm năng suất trứng. Chim ít ăn, đầu chúc xuống, co giật, đầu quay lia lịa, đi thụt lùi hoặc xoay quanh một chỗ.
Phòng: lựa chọn nguyên liệu thức ăn tốt, mới, có mùi thơm và hàm lượng dinh dưỡng thích
hợp để trộn thức ăn. Thức ăn trộn xong chỉ nên dùng trong 3-5 ngày.
Tiêm bắp hỗn hợp: strychnin 1mg + vitamin B1 50 mg + vitamin B12 1000γ dùng cho 3-5 cút đẻ. Đối với cút con cho uống 10-15 cc, ngày uống hai lần.
8.8.3. Suy dinh dưỡng