2.2.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động hết sức quan trọng đối với các NHTM nói chung và Agribank Đồng Tháp nói riêng hiện nay. Với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản của các NHTM giảm làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng với quyết tâm cao và nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn, Agribank Đồng Tháp luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là nguồn tiền gửi dân cư.
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank Đồng Tháp từ 2009-2012
ĐVT: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010 Năm2011 2012
1 Nguồn vốn huy động 2.383 2.953 3.658 4.575 2 Tốc độ tăng trưởng 13,40% 23,92% 23,87% 25,07%
Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012
Tại Hội sở tỉnh bên cạnh việc đẩy mạnh huy động vốn còn thực hiện giao chỉ tiêu cụ thể cho từng chi nhánh, xem đó là cơng tác trọng tâm. Agribank Đồng Tháp triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn đa dạng, các hình thức huy động vốn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhờ hình thức huy động hợp lý nên nguồn vốn huy động của Agribank Đồng Tháp luôn tăng qua các năm từ 2.383.313 triệu đồng (năm 2009) lên 4.574.864 triệu đồng (năm 2012) với tốc độ tăng trưởng bình quân là 24%. Hiện tại Agribank Đồng Tháp chiếm 26,04% thị phần tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Agribank Đồng Tháp từ 2009-2012
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nguồn vốn huy động 2009 2010Năm2011 2012
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
1 Khơng kỳ hạn 346 441 565 775
2 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.907 2.399 3.076 3.457
3 Từ 12 tháng trờ lên 130 113 17 343
Tổng 2.383 2.953 3.658 4.575
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động
1
Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu 1.877 2.344 3.020 3.795
Trong đó - Nội tệ 1.833 2.293 2.974 3.754
- Ngoại tệ 44 51 46 41
2
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 416 454 463 521
Trong đó - Nội tệ 415 444 460 517 - Ngoại tệ 1 10 3 4 3 Tiền gửi khác 90 155 175 259 Trong đó - Nội tệ 90 155 175 259 - Ngoại tệ - - - - Tổng 2.383 2.953 3.658 4.575
Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao (trên 75%) so với các hình thức khác. Nhìn chung tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng ln có tỷ trọng thấp do tình hình biến động khó lường của nền kinh tế và lãi suất thay đổi khiến người dân không gửi tiền với kỳ hạn dài mà chỉ gửi ngắn hạn.
Nguồn vốn huy động nội tệ tăng trưởng ổn định và đạt mức tăng trưởng rất tốt (bình quân 25%), chiếm tỷ trọng bình quân 98% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động ngoại tệ đến cuối năm 2012 đạt 45 tỷ, giảm so với năm 2010 và năm 2011, chiếm tỷ trọng 1% tổng nguồn vốn huy động. So với kế hoạch kinh doanh ngoại tệ năm 2012 chỉ đạt 81,65%
Nguồn vốn ổn định từ dân cư có tốc độ tăng trưởng khá (bình qn 25%) và chiếm tỷ trọng đáng kể (bình quân 81%) trong tổng nguồn vốn huy động, đã góp
Tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng 7.000 6.160 17,85% 6.000 5.260 17,11% 5.000 15,47% 4.563 3.872 15,28% 4.000 3.000 2.000 1.000 -
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
phần ổn định nguồn vốn tự huy động tại địa phương. Số liệu được trình bày tại Phụ lục 07)
2.2.2. Tổng dư nợ
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank Đồng Tháp từ 2009 – 2012
ĐVT: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010Năm2011 2012
1 Tổng dư nợ 3.871 4.563 5.260 6.160
2 Tốc độ tăng trưởng 15,47% 17,84% 15,28% 17,12%
Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng Agriabank ĐT 2009-2012
Tổng dư nợ cho vay tại Agribank Đồng Tháp tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009-2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 16,4%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Riêng năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, nên kinh tế VN bị lạm phát cao, chính phủ thắt chặt tiền tệ, lãi suất biến động và liên tục tăng cao, nên KH rất thận trọng trong việc vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ
Bảng 2.4. Kết quả thu ròng dịch vụ tại Agribank Đồng Tháp 2011-2012
ĐVT: Triệu đồng
T
T Thu dịch vụ
Năm 2012/2011 2009 2010 2011 2012 +/- +/- (%)Tỷ lệ
1 Thanh toán trong nước 5.390 6.530 7.007 7.852 845 12,06 2 Thanh toán quốc tế 1.589 1.645 1.703 1.732 29 1,69 3 Kinh doanh ngoại tệ 497 489 536 427 -109 -20,36
4 Dịch vụ thẻ 1.749 1.848 1.976 998 -978 -49,48
5 Dịch vụ bảo lãnh 432 490 540 809 269 49,78
6 Dịch vụ bảo hiểm 1.320 1.430 1.502 2.107 605 40,26
7 Thu khác 1.597 1.578 1.663 1.583 -80 -4,83
Tổng 12.574 14.010 14.927 15.508 581 3,88
Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012
Thu ròng dịch vụ năm 2012 đạt 15.508 triệu đồng, tăng 580 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng là 3,88%, thu rịng giảm ở nhóm kinh doanh ngoại hối, chứng khốn và sản phẩm thẻ.
Cơng tác phát triển sản phẩm dịch vụ năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt kết quả khả quan, đặc biệt các nhóm sản phẩm thanh tốn, bảo hiểm, số dư duy trì trên tài khoản tiền gửi ATM tăng một cách bền vững, Kết quả các chỉ tiêu về phát triển sản phẩm – dịch vụ mặc dù không đạt chỉ tiêu được giao, nhưng doanh thu và lợi nhuận ròng năm sau cao hơn năm trước, bổ sung cho kế hoạch tài chính.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012
ĐVT: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010Năm2011 2012 I Doanh thu 593 916 1.295 1.350
1 Thu từ hoạt động TD 509 882 1.256 1.314
2 Thu khác ngoài hoạt động TD 84 34 39 36
1 Chi từ hoạt động TD 426 739 1.030 999 2 Chi khác ngoài hoạt động TD 102 104 134 165
3 Trong đó chi lương 31 33 44 52
III Chênh lệch tài chính (I-II) 65 73 131 186 IV Quỹ thu nhập (III+3) 96 106 175 238
Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012
Theo bảng số liệu thể hiện, tình hình tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của Agribank Đồng Tháp rất tốt, tăng đều qua các năm. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong tất cả hoạt động của chi nhánh về công tác chỉ đạo điều hành, huy động vốn, tín dụng, phát triển sản phẩm dịch vụ, cơng tác tài chính.