Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (Trang 41 - 46)

2.3.1. Thị phần, danh mục sản phẩm tín dụng 2.3.1.1. Thị phần tín dụng Bảng 2.6. Thị phần tín dụng của một số NH tại Đồng Tháp Ngân hàng địa bàn tỉnh Đồng Tháp Năm 2011 Năm 2012 % +/- thị phần Dư nợ phầnThị (%) Dư nợ Thị phần (%) Agribank 5.260 22,91 6.160 22,35 (0,56) Công Thương 3.854 16,79 5.286 19,22 2,43 Ngoại Thương 2.078 9,05 3.200 11,63 2,58

Đầu tư Phát triển 1.792 7,80 2.150 7,81 0,01 Phát triển nhà 1.788 7,79 1.940 7,05 (0,74) Chính sách xã hội 1.595 6,95 1.732 6,29 (0,66)

Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012

Thị phần của Agribank Đồng Tháp năm 2012 giảm 0.56% so với năm 2011, trong khi các NH Công Thương, Ngoại Thương, và Đầu tư phát triển thị phần năm 2012 lại tăng so với năm 2011. Trước sự cạnh tranh gay gắt của việc xuất hiện ngày càng nhiều TCTD trên địa bàn (hiện tại là 26 NH và TCTD), thị phần dư nợ của Agribank trong giai đoạn hiện nay đang có sự sụt giảm trong khi trước đây vào giai đoạn 2000 -2005 thị phần của Agribank Đồng Tháp là hơn 40%

Bảng 2.7. Dư nợ, số lượng khách hàng tại Agribank ĐT 2010-2012Năm Năm Dư nợ Khách hàng Cuối năm Tăng trưởng Cuối năm Tăng/giảm 2009 3.871 15,47% 79.848 1.380 2010 4.563 17.84% 81.050 1.202 2011 5.260 15.27% 74.913 (6.137) 2012 6.160 17.11% 76.004 1.091

Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012

2.3.1.2. Danh mục sản phẩm tín dụng

Danh mục tín dụng tại Agribank của Đồng Tháp hiện nay chỉ bao sản phẩm cho vay thuộc loại hình cho vay trực tiếp

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn (thời hạn vay)

- Cho vay Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cá nhân (thành phần kinh tế) - Cho vay sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng (mục đích)

Trong đó tình hình cấp tín dụng đối với các chương trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương bao gồm: Cho vay theo Nghị định 41 của Chính phủ; Cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo QĐ 63/QĐ-TTg; Cho vay hiện đại hóa nơng nghiệp; Cho vay kinh doanh lương thực; Cho vay xây dựng nông thôn mới; Cho vay lưu vụ đối với bà con nông dân vùng chuyên canh trồng lúa.

2.3.2. Quy trình cho vay của Agribank Đồng Tháp

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh tốn hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng

Quy trình cho vay được thực hiện theo trình tự sau: - Thẩm định trước khi cho vay

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay

- Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay

Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

- Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay; dự án đầu tư, phương án vay vốn - Bước 3: Xét duyệt cho vay

- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng tín dụng (tín dụng, bảo đảm tiền vay)

- Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân

- Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

- Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

Tùy theo từng khoản vay và chức năng nhiệm vụ được giao, các cán bộ có liên quan sẽ thực hiện tồn bộ hoặc một phần quy trình cho vay. (Sơ đồ quy trình cho vay được trình bày tại Phụ lục 09)

2.3.3. Cơ cấu dư nợ tại Agribank Đồng Tháp

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ tại Agribank Đồng Tháp từ 2009-2012

ĐVT: tỷ đồng

TT Nội dung Năm

2009 2010 2011 2012

Theo thành phần kinh tế

1 DN Nhà nước 110 4 1 39

2 DN ngoài Nhà nước 206 288 391 400

3 DN có vốn đầu tư nước ngồi - - - -

4 Hợp tác xã 6 7 8 7

5 Hộ sản xuất, cá nhân 3.549 4.264 4.860 5.714

Theo ngành nghề

1 Nông nghiệp và lâm nghệp 2.178 2.091 2.436 2.791

2 Thủy sản 485 481 514 528

3 Công nghệp chế biến 72 99 114 121

4 Xây dựng 80 212 240 292

5 Thương nghệp dịch vụ 650 990 1.356 1.607

6 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 42 46 39 40 7 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 364 644 561 781

Theo thời hạn vay

1 Nợ ngắn hạn 3.429 3.798 4.448 5.266

2 Nợ trung, dài hạn 442 765 812 894

Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012

Qua bảng số liệu cơ cấu dư nợ, nếu xét theo thành phần kinh tế tại Agribank Đồng Tháp cho thấy Agribank Đồng Tháp đã thực hiện đúng với định hướng chung của Agribank Việt Nam là tập trung vốn cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cá thể, hạn chế cho vay doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình cho vay các doanh nghiệp hiện nay của Agribank Đồng Tháp chưa được chú trọng phát triển bởi vì tỉnh Đồng Tháp có hơn 2.054 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có 28 DN Nhà nước, 1.831 DN ngồi Nhà nước, 12 DN có vốn đầu tư nước ngoài, 183 hợp tác xã,. Hàng năm, các DN đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. (số liệu từ cục thống kê Đồng Tháp)

Được thành lập vào tháng 8/1988 với chức năng là hoạt động huy động vốn để cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn – nông dân, do vậy hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh – dịch vụ - cơ khí – xây dựng – giao thông vận tải và các ngành nghề khách trên địa bàn được chuyển giao cho các ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn hạn chế.

Sau khi được thành lập hầu như các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh thuộc Uỷ ban nhân dân Huyện có quan hệ tín dụng với các Agribank chi nhánh Huyện nhưng phần lớn là làm ăn khơng có hiệu quả và đây cũng là tình hình chung của nền kinh tế đất nước. Vì vậy Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định 315 – HĐBT ngày 01/09/1990 “Về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh”. Kết quả là nhiều doanh nghiệp bị giải thể, sáp nhập, nợ nần dây dưa lẫn nhau kéo theo nợ tín dụng Agribank Đồng Tháp với số tiền lớn kéo dài và chờ chủ trương xử lý nợ của Chính phủ (Thanh tốn cơng nợ, khoanh nợ, xóa nợ). Trong thời gian này các khoản huy động vốn vẫn phải trả lãi cho khách hàng, các khoản đầu tư tín dụng khơng thu được gốc và lãi, kết quả kinh doanh không hiệu quả ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân viên, vấn đề này có phần tác động đến tâm lý thận trọng dè dặt trong quan hệ giao dịch với các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tại các chi nhánh trực thuộc cũng như tại Hội sở tỉnh.

Khách hàng của Agribank Đồng Tháp chủ yếu là Hộ sản xuất với dư nợ bình quân/khách hàng không lớn nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn, dao động từ 80.000 đến 90.000 khách hàng. Bình quân một cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm đến 500 khách hàng. Việc này dẫn đến những hạn chế, khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng là doanh nghiệp (thời gian tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ cho vay doanh nghiệp mất nhiều thời gian và phức tạp hơn cho vay Hộ sản xuất).

Là một tỉnh thượng nguồn sơng Cửu Long, Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản, sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 2,6 triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Với đặc thù là tỉnh nơng nghiệp với hai lĩnh vực chính là lương thực và thủy sản, nên trong cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của Agribank Đồng Tháp, sản xuất nông nghiệp và thủy sản chiếm đa số

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay: Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm bình quân 86% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm bình quân 14% tổng dư nợ cho vay.

2.3.4. Trích lập dự phịng và thu nợ xử lý rủi ro 2.3.4.1. Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng Bảng 2.9. Trích lập dự phịng rủi ro 2009-2012 ĐVT: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2009 2010Năm2011 2012 1 Dự phòng chung 13 25 27 45 2 Dự phòng cụ thể 39 36 36 42 3 Tổng trích lập dự phịng RRTD 52 61 63 87 4 Tổng dư nợ 3.871 4.563 5.160 6.160 5 Tỷ lệ trích lập 1,34% 1,34% 1,22% 1,41%

Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012

Việc trích lập dự phịng chung và dự phòng cụ thể được Agribank thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN và các công văn chỉ đạo của Agribank Việt Nam, dự phịng cụ thể được tính dựa trên tỷ lệ dự phịng theo từng

nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc, sau khi trừ đi giá trị tái ản đảm bảo đã chiết khấu. Tỷ lệ trích lập dự phịng chung bằng 0,75% tổng số dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4

Tỷ lệ trích lập dự phịng tăng qua các năm, ngun nhân là do trích lập dự phịng chung tăng qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Việc khoản dự phịng được trích lập một cách đầy đủ, đúng quy định sẽ là nguồn dự phòng bù đắp cho những khoản nợ xấu được xử lý rủi ro đối với các khoản nợ nhóm 5. Với mức trích lập dự phịng hàng năm như trên đủ để bù đắp số dư nợ xấu cần xử lý rủi ro của chi nhánh.

2.3.4.2. Thu nợ xử lý rủi roBảng 2.10. Thu nợ xử lý rủi ro Bảng 2.10. Thu nợ xử lý rủi ro ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Thu nợ xử lý rủi ro 64,575 13,653 14,219 19,591

Nguồn: Agribank Đồng Tháp, Báo cáo kết quả hoạt động 2009-2012

Công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro giai của chi nhánh giảm so từ năm 2010- 2012 giảm so với 2009. Hầu hết các khoản nợ xấu có tài sản đảm bào khơng đủ điều kiện xử lý theo quy định, và việc xử lý bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn vì thị trường bất động sản đóng băng. Vì vậy mà cơng tác xử lý và thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro còn chậm, chưa xử lý được dứt điểm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w