Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (Trang 55 - 58)

2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Agribank Đồng Tháp

2.4.3.2. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng

Theo kết quả thống kê mô tả, các biến đều có giá trị trung bình lớn hơn 2,7; điều này cho thấy các biến khảo sát đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trong đó các biến có ảnh hưởng tương đối nhiều và nhiều đến chất lượng tín dụng (giá trị trung bình lớn hơn 3) bao gồm

Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc Ngân hàng

Nhân tố Giá trị

trung bình

Quy trình tín dụng hợp lý 3.04

Cơng nghệ hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật, chất lượng cao 3.07

Cơng tác Kiểm tra kiểm sốt nội bộ 3.11

Tình hình huy động vốn và cơ cấu kỳ hạn vốn của ngân hàng 3.12 Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay 3.23 Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng 3.27 Việc xét duyệt cho vay phụ thuộc vào ý muốn chủ quan 3.31 Công tác thẩm định, việc chấp hành các quy định cho vay 3.35 Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 3.55 Phẩm chất, đạo đức của cán bộ tín dụng 3.75

Nguồn: Phụ lục 05

Quy trình tín dụng: hiện Agribank chưa có quy trình tín dụng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng riêng lẻ, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, các chi nhánh vẫn đang tự làm theo quy trình chung chung chưa theo một chuẩn mực thống nhất trong toàn hệ thống. Hiện tại Agribank TSC chỉ mới ban hành văn bản 909/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 22/07/2010 là Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình cá nhân trong hệ thống Agribank, cịn quy trình cho vay DN đang được dự thảo. Trong quy trình tín dụng một cán bộ tín dụng làm phần lớn các khâu, các công việc của một hồ sơ vay vốn như vậy rất dễ xảy ra tình trạng CBTD có mối quan hệ q mật

thiết với khách hàng sẽ dẫn đến việc đưa ra các kết quả thẩm định cũng như quyết định cho vay theo ý kiến chủ quan.

Công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật: Với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, trong thời gian qua, các NHTM trong đó có Agribank đã hiện đại hóa hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố cơng nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, nhưng để có được nền tảng cơng nghệ hiện đại, địi hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với các NHTM VN (Nguyễn Thị Mùi, 2010).

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: tại mỗi chi nhánh của Agribank đều có phịng kiểm tra kiểm tốn nội bộ nhưng hiệu quả công tác kiểm tra tại mỗi chi nhánh chưa thật cao. Lực lượng phục vụ công tác này không nhiều, chủ yếu là kiểm tra phát hiện những sai sót nhỏ trong hồ sơ vay vốn như kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa các hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng từ kế toán, giải ngân mà chưa thật đi vào chiều sâu đánh giá chất lượng của khoản vay tín dụng. Việc tham mưu cho lãnh đạo về quy trình, quy chế tín dụng cịn hạn chế.

Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn: Vốn vay của TSC tăng hằng năm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn cho vay của Agribank Đồng Tháp, làm chi phí đầu vào tăng vì lãi suất vay TSC thường cao hơn lãi suất huy động, phí sử dụng vốn cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh đồng thời không chủ động được nguồn vốn nên cũng hạn chế trong hoạt động cho vay.

Đối với công tác giám sát kiểm tra sau cho vay: đa phần các NHTM trong đó có Agribank Đồng Tháp thường có thói quen tập trung nhiều vào công việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Biên bản kiểm tra sau cho vay còn sơ sài, kết quả kiểm tra chung chung. Việc quá lỏng lẻo trong khâu kiểm tra sử dụng vốn vay của Ngân hàng, và CBTD thường xem nhẹ việc kiểm soát sau khi cho vay (chỉ thực hiện kiểm tra hình thức và khơng thường xuyên trong suốt quá trình vay vốn) do đó khó tránh khỏi RRTD do KH sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến tình trạng NH mất kiểm sốt nợ vay.

Năng lực quản trị rủi ro có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, do đó nếu chiến lược quản trị rủi ro chưa tốt cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như những năm vừa qua và với tình hình kinh tế những năm gần đây diễn biến theo tình huống bất lợi đã làm cho khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Cơng tác kiểm tra, giám sát kế hoạch tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn, đánh giá chất lượng tín dụng trong thời gian qua của Agribank ĐT nói riêng và Agribank VN nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của văn phòng đại diện khu vực miền Nam chưa tương xứng là một cơ quan kiểm tra giám sát của Agribank VN đối với các chi nhánh khu vực mà chỉ mang tính điều hành, báo cáo số liệu hoặc thông qua một số chuyên đề kiểm tra định kỳ.

Cơng tác thẩm định có vai trị rất quan trọng trong tín dụng, làm tốt cơng tác thẩm định sẽ góp phần rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng món vay, hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện tại Agribank Đồng Tháp chưa thành lập phòng Thẩm định, nên CBTD là người phụ trách tồn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu nợ. Nội dung thẩm định tại một số khoản vay của chi nhánh chưa thực hiện theo đúng quy trình, kết quả báo cáo thẩm định của CBTD cịn sơ sài. Do đó có thể dẫn đến rủi ro là việc thẩm định có thể bị ảnh hưởng bới ý kiến chủ quan của CBTD, của cán bộ xét duyệt khoản vay, đánh giá không đúng về năng lực của KH, cho vay sai mục đích sử dụng vốn, dẫn đến khó thu hồi nợ, phát sinh nợ xấu.

Trình độ, năng lực một số nhân viên còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến RRTD. Một số CBTD khơng tn thủ chặt chẽ quy trình tín dụng của NH. Hiện nay Agribank đã ban hành QĐ 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 về việc quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, vì thế nếu làm đúng các bước của quy trình sẽ hạn chế rất nhiều về khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế, một số CBTD trong q trình thực hiện nghiệp vụ đơi lúc bỏ qua một số bước hoặc thực hiện không đầy đủ, thiếu chặt chẽ theo quy định, quy trình để dẫn đến khoản vay kém chất lượng, rủi ro cho Ngân hàng.

Phẩm chất, đạo đức của cán bộ tín dụng: Rủi ro đạo đức của nhân viên mà đặc biệt là nhân viên tín dụng là một trong những nguy cơ xảy ra RRTD của các NHTM nói chung và NHTM NN nói riêng ở nước ta.

Bên cạnh các nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng, một số các nhân tố khác cũng cần được xem xét như:

Khâu bố trí, tổ chức cơng việc khơng khoa học, thiếu tính khách quan cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Ví dụ cán bộ chuyên về lĩnh vực tín dụng nhưng lại bố trí vào làm khâu kế tốn và ngược lại, từ đó làm giảm chất lượng tín dụng và nguy cơ làm khoản vay kém chất lượng.

Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng tín dụng của NH. Nếu NH chỉ tập trung vào một số ngành kinh tế nhất định, vì vậy, dư nợ cho vay các ngành này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của toàn danh mục. Nếu các ngành này suy thối hoặc gặp nhiều khó khăn do các ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, pháp lý, chắc chắn sẽ kéo theo những món nợ khó địi rất lớn cho Ngân hàng.

Bên cạnh vốn, thông tin là yếu tố quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Sự thành cơng của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu thập và xử lý thơng tin để có thể chọn lọc và kiểm sốt khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w