Quy mơ tín dụng tăng hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẽ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Đối với Agribank Bến Tre quản lý khả năng thanh khoản do Trụ sở chính chịu trách nhiệm quản lý trên toàn hệ thống theo cơ chế quản lý và điều hành vốn tập trung. Trong đó quản lý kế hoạch huy động vốn và phân bổ vốn theo các tỷ lệ bảo đảm an toàn của NHNN là trong tâm, cốt lõi của việc quản lý khả năng thanh khoản và được quản lý hàng ngày, thực hiện đúng các chính
sách và quy định của NHNN và Agriank Việt Nam. Cần xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản thật hiệu quả để có thể đối phó với những tình huống khó khăn về nguồn vốn đảm bảo việc duy trì hoạt động liên tục thơng suốt trong bật kỳ tình huống nào. Khơng những quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn, Agribank Bến Tre còn phải quan tâm đến sự hợp lý giữa tài sản và nguồn vốn thông qua các kỳ hạn của nguồn vốn huy động và cho vay đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn là 23,7% thấp hơn với tỷ lệ tối đa cho phép là 30%.
Quản lý rủi ro tín dụng: thực tế tại Agribank Bến Tre tập trung chủ yếu là rủi ro tín dụng, được thể hiện qua việc khách hàng khơng có khả năng thực hiện những nghĩa vụ tài chính đã được Agribank Bến Tre bảo lãnh hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản vay.
Để phòng tránh rủi ro trong đầu tư tín dụng cùng với việc ban hành chính sách tín dụng làm cơ sở và tiến hành việc phân tích dư nợ, phân loại nợ, xác định các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ; xác định cơ cấu dư nợ, nắm bắt tình hình thực tế đối tượng đầu tư để đảm bảo khả năng an tồn. Bên cạnh đó, hệ thống chấm điểm xếp hạnh khách hàng đối với cá nhân và doanh nghiệp được xây dựng và không ngừng cải tiến phục vụ cho công tác thẩm định hồ sơ vay vốn.
Quản lý rủi ro hoạt động: nhằm hạn chế các rủi ro do con người, hệ thống trang thiết bị và cơng nghệ, quy trình nội bộ chưa chặt chẽ hoặc do tác nhân bên ngoài chưa lường trước làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu của ngân hàng.
Dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể trích lập trong năm 2012 là 19.628 triệu đồng, dự phịng chung trích lập trong năm là 576 triệu đồng và xử lý nợ rủi ro là 3.333 triệu đồng. Đây là khoản tiền được trích lập dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động và việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro năm 2012 là 12.556 triệu đồng.
Tuy nhiên, quản lý rủi ro tại Agribank Bến Tre vẫn cịn một số tồi tại và khơng phát huy hết tác dụng gây lãng phí và đơi khi không phát hiện và ngăn ngừa được rủi ro do nhận thức và chất lượng quản lý rủi ro không đồng đều giữa các đơn vị, hệ thống thông tin khách hàng chưa đầy đủ làm hạn chế hiệu quả quản lý rủi ro. Đa số khách hàng tại Agribank Bến Tre là hộ nông dân với kiến thức, kỷ năng chun mơn trong sản xuất cịn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của chi nhánh.
Công tác kiểm tra và kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung, phạm vi, mục đích, đối tượng, phương pháp kiểm tra và thậm chí nội dung báo cáo còn nhiều điểm giống nhau, trùng lắp nên không phát huy hết được hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, kế hoạch kiểm tra đơi khi chưa có sự phối hợp tốt nên dễ gây khó khăn và mật thời gian cho các đơn vị được kiểm tra. Công tác kiểm tra kiểm toán chưa được thực hiện thường xuyên cùng với trình độ nhân sự làm nhiệm vụ này còn hạn chế hoặc phạm vi kiểm tra chưa rộng, phương pháp kiểm tra chưa phù hợp nên cơng tác phịng ngừa rủi ro chưa phát huy hết hiệu quả gây ra sai phạm và ảnh hưởng đến uy tín của Agribank Bến Tre.