THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK BẾN TRE

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 122 - 125)

- Mức độ phù hợp.

THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK BẾN TRE

Thị phần huy động vốn Thị phần tín dụng Khác 16.1% Agribank39.3% Khác 24.3% Agribank 39.1% Vietinbank 11.6% Sacombank 8.3% MHB 4.8% BIDV 19.9% Vietinbank 11.7% Sacombank 5% MHB 4.7% BIDV 15.2% Thị phần thu dịch vụ ròng Vietinbank Khác 5.9% Agribank Sacombank 11.1% MHB 1.5% BIDV 41%

“Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Agribank và NHNNVN– Bến Tre”

Qua bảng số liệu và biểu đồ ở trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre trong năm 2012 có những điểm nổi bật cụ thể như sau:

- Huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng rất tốt qua các năm 2008 - 2012, bình quân tăng 32%/năm nhưng thị phần huy động vốn giảm, nguyên nhân phần lớn là do sự xuất hiện và mở rộng mạng lưới ngày càng nhiều của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong mọi hoạt động, đặc biệt là huy động vốn. Đến cuối năm 2012 nguồn vốn huy động của Agribank Bến Tre đạt 5.326 tỷ đồng, cao hơn gần 4% so với dư nợ tín dụng cuối năm 2011 là

5.115 tỷ đồng và huy động vốn bình quân năm 2012 đã đáp ứng được gần 90% dư nợ tín dụng bình qn năm 2012. Giai đoạn 2008 - 2012 mặc dù tình hình kinh tế trong nước biến động phức tạp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn khá gay gắt… nhưng với sự chủ động, tích cực điều hành công tác huy động vốn như áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt, phân biệt theo từng đối tượng để ưu đãi lãi suất (cộng biên độ trong giới hạn cho phép), các hình thức khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn… đã thu hút khách hàng mới, giữ được khách hàng cũ, ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động kỳ hạn >24 tháng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động và giảm nhiều qua các năm (bình quân giảm 15%/năm), đến cuối năm 2012 nguồn vốn này chỉ chiếm 2% tổng nguồn vốn huy động của Agribank Bến Tre. Mặc dù vậy nhưng nguồn vốn huy động của Aribank Bến Tre cũng khá ổn định thể hiện qua chỉ tiêu huy động vốn bình qn ln chiếm hơn 90% huy động vốn cuối kỳ, đồng thời nguồn vốn huy động bình quân hàng năm cũng không ngừng tăng trưởng khá cao với tốc độ bình quân hơn 22%/năm. Việc nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động kỳ hạn >12 tháng là vấn đề Agribank Bến Tre cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới nhằm ổn định nền vốn huy động.

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng trưởng bình quân 8%/năm và luôn bảo đảm trong giới hạn tín dụng Agribank cho phép. Tỷ lệ nợ xấu luôn được giám sát, kềm chế thấp hơn giới hạn cho phép của Agribank đến cuối năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 1,12% so với 1,98% vào năm 2008). Bên cạnh đó, các cơ cấu về dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ cũng giảm dần theo hướng hợp lý vào khoảng 46% năm trong mức cho phép của Ngân hàng Nông ngiệp và PTNT Việt Nam.

- Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng khơng đều qua các năm, bình quân tăng 21%/năm trong khi tổng thu nhập ròng từ các hoạt động chỉ tăng bình quân 15%/năm: từ năm 2008 thu dịch vụ rịng có bước chuyển biến mạnh và tăng trưởng đột phá với thu nhập từ dịch vụ ròng năm 2009 tăng gấn hai lần so với

năm 2008, đặc biệt thu dịch vụ ròng tăng mạnh trong năm từ 2009 đến 2012 dẫn đến tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng thu nhập rịng từ các hoạt động tăng cao, bình qn tăng 21%/năm, cụ thể là năm 2012 tỷ trọng này đạt 21% - tăng ròng so với năm 2011 .Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập của Agribank Bến Tre đã có chuyển biến rõ nét và ngày càng phù hợp với xu hướng của ngân hàng tiên tiến, hiện đại là đa dạng hóa nguồn thu nhập, tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Tuy nhiên, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đã có xu hướng chậm lại, thu dịch vụ rịng năm 2012 là 13,82 tỷ đồng và chỉ còn chiếm 10,2% tổng thu nhập ròng từ các hoạt động, thu nhập ròng từ lãi vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ròng từ các hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các nguồn thu lớn từ dịch vụ đều tập trung ở các sản phẩm dịch vụ mang tính truyền thống như: thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, nguồn thu từ các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, Bannking SMS, cùng với việc liên kết với các đơn vị bảo hiểm cùng bán chéo sản phẩm cho khách hàng trong khi sử sụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng… rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô phát triển của ngân hàng bán lẻ hiện đại. Vì thế Agribank Bến Tre cần chú trọng phát huy lợi thế sẵn có, tăng cường khai thác, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới để góp phần tăng hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh phù hợp với xu hướng của ngân hàng tiên tiến.

- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân giai đọan 2008 - 2012 là 20%/năm tuy nhiên lợi nhuận trước thuế không ổn định và tốc độ tăng trưởng không đều. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt 138,7 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 159,8 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011, cho thấy trong tình hình kinh tế hiện khó khăn nhưng Agribank Bến Tre vẩn cố gắng hoạt động tạo ra sự tăng trưởng tương đối.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w