MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12 THPT
2.1. ĐẶC ĐIỂMNỘI DUNG MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12
Là bộ phận của bộ môn Công nghệ THPT, môn Công nghệ lớp 12 mang đầy đủ tính chất của mơn Cơng nghệ nói chung, đó là tính cụ thể và trừu tượng, tính thực tiễn, tính tổng hợp và tính tích hợp,…
* Tính cụ thể và trừu tượng:
- Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng mà HS có thể tri giác trực tiếp được trên đối tượng thực hay mơ hình của chúng (sản phẩm, vật mẫu, thao tác mẫu,…).
- Tính trừu tượng thể hiện qua các khái niệm, nguyên lý, quá trình kỹ thuật - cơng nghệ mà HS không thể trực tiếp tri giác được. Chẳng hạn, khái niệm dịng điện xoay chiều, từ trường; q trình truyền và biến đổi chuyển động… Để thể hiện những nội dung này, trong các tài liệu giáo khoa người ta phải mơ phỏng chúng bằng các ký hiệu, hình vẽ, sơ đồ… Để nhận thức được những nội dung này HS phải hình dung, tưởng tượng, khái qt hóa,… nghĩa là phải thực hiện các thao tác tư duy.
Đặc điểm này đòi hỏi phải vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng, giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính, giữa cấu trúc hình thức bên ngồi với diễn biến ngun lý bên trong của các đối tượng kỹ thuật.
* Tính thực tiễn
Tính thực tiễn là một thuộc tính vốn có của kỹ thuật vì mục đích, đối tượng và kết quả nghiên cứu kỹ thuật công nghệ đều xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Sự ra đời của mỗi máy móc, thiết bị kỹ thuật hay cơng nghệ mới bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu con người và nó cũng chỉ tồn tại và phát triển khi đáp ứng được nhu cầu đó.
* Tính tổng hợp, tích hợp
Tính tổng hợp được thể hiện ở chỗ môn học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp, nghĩa là chú trọng đến những nguyên tắc, nguyên lý chung, những kỹ năng phổ biến, thiết yếu đối với cuộc sống.
Tích hợp, theo cách hiểu thơng thường là sự thống nhất các phần tử khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất, kết quả của q trình đó là sự ra đời một hệ thống mới mà trong đó các phần tử liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và bản thân thuộc tính của các phần tử cũng có sự thay đổi.
Nội dung mơn học Cơng nghệ mang tính tổng hợp và tích hợp vì nó là mơn học ứng dụng, hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều mơn khoa học khác nhau: Tốn học, hóa học, vật lý học…nhưng lại liên quan, thống nhất với nhau trong việc phản ánh những đối tượng kỹ thuật cụ thể. Chẳng hạn: trong kỹ thuật điện, việc chế tạo các thiết bị điện/máy điện đều dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, thiết kế mạch điện phải dựa trên định luật ôm; các linh kiện điện tử đều dựa trên tính chất của các lớp tiếp giáp của 2 chất bán dẫn p và n.
Đặc biệt là phần “Kỹ thuật điện tử” là phần tương đối khó với nhiều kiến thức lý thuyết mới mẻ, trừu tượng rất khó nhớ như cấu tạo, cơng dụng, ký hiệu, phân loại các loại linh kiện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử. Những kiến thức đó mang tính chun ngành điện tử cao nên vừa mới mẻ vừa trừu tượng và khó ghi nhớ đối với học sinh. Ví dụ về tính thực tiễn: Các thiết bị điện tử trong đời sống như tivi, máy vi tính, điện thoại,…làm việc dựa vào hoạt động của các linh kiện, các mạch điện tử…
Với đặc điểm nội dung mơn học như trên, hồn tồn có thể để sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong xây dựng và dạy học chuyên đề của môn học.
2.2. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC. 2.2.1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học 2.2.1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
(Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết chọn vẹn một vấn đề học tập)
Bƣớc 1. Xác định vấn đề.
Vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề có thể là một trong các loại sau: - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn
đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thơng tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh
phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh cùa
mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Bƣớc 2. Xây dựng nội dung chuyên đề.
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
Bƣớc 3: Xác định chuẩnkiến thức kỹ năng, thái độtheo chương trình hiện
hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng. Sau đây là một số phẩm chất và năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học:
- Phẩm chất: Nhân ái và khoan dung; làm chủ bản thân; thực hiện nghĩa vụ học sinh.
- Năng lực: Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Bƣớc 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Bƣớc 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã
mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Bƣớc 6: Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học
được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.
Việc xây dựng các tình huống xuất phát cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: - Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.
- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức...
2.2.2. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học. Bƣớc 1.Vấn đề dạy học của chuyên đề. Bƣớc 1.Vấn đề dạy học của chuyên đề.
Bƣớc 2. Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
Bƣớc 3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực
của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
Bƣớc 4.Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.
Bƣớc 5. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được
mơ tả dùng trong q trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
Bƣớc 6. Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động
thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
Bƣớc 7.Thử nghiệm tiến trình dạy học: Tổ chức dạy thử, các chuyên đề
2.3. MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12. 2.3.1. Chuyên đề 1. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG (Bài 2, bài 3 SGK) 2.3.1. Chuyên đề 1. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG (Bài 2, bài 3 SGK)