Cơ sở pháp lý về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 43)

2.1.1. Các văn bản pháp quy về phòng, chống rửa tiền

- Phòng, chống tội rửa tiền đã đƣợc đề cập chính thức lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam với tội danh “tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Cụ thể nhƣ thành lập tội danh, cùng những hình phạt thích đáng, đối với bất cứ hành vi nào hợp pháp hóa tiền tệ và tài sản có đƣợc từ hành vi phạm tội, che giấu hoặc sở hữu lƣợng lớn tài sản có đƣợc do hành vi phạm tội của ngƣời khác, giả mạo tiền, séc, hoặc giấy tờ có giá khác. Ngồi ra, luật cũng thành lập tội danh và hình phạt đối với các hành vi phạm tội khác nhau, bao gồm khủng bố và các tội danh liên quan đến khủng bố khác. Theo đó, việc gây quỹ tài trợ cho hành động khủng bố, trực tiếp hoặc gián tiếp, là bất hợp pháp và tạo thành tội ác nghiêm trọng.

- Trong văn bản pháp lý cao nhất quy định các hoạt động ngân hàng – Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực ngày 01/10/1998 đã quy định trách nhiệm của các định chế tài chính đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.

- Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phịng, chống rửa tiền ngày 07/06/2005 của Chính phủ, có hiệu lực ngày 01/08/2005 là văn bản đầu tiên quy định riêng và toàn diện nhất về phòng, chống rửa tiền. Nghị định quy định cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác; trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền. Theo Nghị định này, các tổ chức tài chính phải (i) xây dựng quy trình kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ bảo đảm cho việc phịng, chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; (ii) xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thơng tin và thủ tục nhận biết khách hàng; (iii) lƣu giữ, cập nhật số liệu và báo cáo các giao dịch có mức giá trị giao dịch từ 200 triệu đồng

đối với giao dịch trong một ngày và 500 triệu đồng đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm…

- Thông tƣ 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 (thông tƣ 22) Hƣớng dẫn các biện pháp phịng, chống rửa tiền Đính kèm: - Báo cáo các giao dịch nộp tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên; - Báo cáo các giao dịch rút tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên; - Báo cáo các giao dịch gửi hoặc rút tiết kiệm bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên; - Báo cáo giao dịch đáng ngờ.

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010), điều 11 quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

- Thông tƣ số 148/2010/TT-BTC ngày 24/09/2010 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và trị chơi giải trí có thƣởng.

- Ngày 18/06/2012, Luật phịng, chống rửa tiền đã đƣợc Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2013 đánh dấu bƣớc ngoặc đáng kể trong quyết tâm phòng, chống rửa tiền của Việt Nam. Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

2.1.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền

Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống rửa tiền) đƣợc thành lập theo quyết định số 1003/2005/QĐ-NHNN ngày 08/07/2005 của NHNN với vai trị là một đơn vị tình báo tài chính của Việt Nam. Trung tâm thơng tin phòng, chống rửa tiền giữ vai trò đi đầu trong việc thực thi chống rửa tiền tại Việt Nam, kể cả việc hợp tác trong nƣớc, nâng cao nhận thức chung giữa các cơ quan có thẩm quyền khác và các tổ chức báo cáo.

Theo Nghị định 74, Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền thực hiện chức năng là một trung tâm quốc gia trong việc thu thập, phân tích và chuyển giao các thơng tin liên quan đến rửa tiền; là đầu mối thực hiện vai trò quản lý nhà nƣớc về phòng, chống rửa tiền nhƣ: tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý tài liệu, hồ sơ về các giao dịch có nghi vấn; chuyển giao, cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền liên quan đến việc rửa tiền và tài trợ khủng bố. Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền sẽ tiếp nhận các báo cáo giao dịch đáng ngờ của các tổ chức báo cáo. Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền sẽ xem xét, xử lý, trong trƣờng hợp có dấu hiệu liên quan tới rửa tiền hoặc tội phạm khác thì chuyển hồ sơ sang Bộ Cơng an xem xét, xử lý.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 74, Bộ Cơng an là cơ quan có trách nhiệm chính trong điều tra hoạt động rửa tiền. Hai Cục chủ chốt của Bộ Công an là Cục Điều tra các tội phạm kinh tế và Cục Chống khủng bố chịu trách nhiệm điều tra về rửa tiền và khủng bố. Bộ Cơng an có trách nhiệm: tổ chức lực lƣợng điều tra các tội phạm liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố; hƣớng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra sơ bộ các tội phạm có liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Nghị định 74.

Ban Chỉ đạo phịng, chống rửa tiền thành lập tháng 04/2009 nhằm tăng cƣờng các nỗ lực cũng nhƣ hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Ban Chỉ đạo phịng, chống rửa tiền do Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng làm trƣởng ban. Các Phó trƣởng ban là Thống đốc NHNN Việt Nam và lãnh đạo Bộ Công An, 11 ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. NHNN Việt Nam đƣợc giao nhiệm vụ là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo phịng, chống rửa tiền có các nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ:

- Giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp trong cơng tác phịng, chống rửa tiền.

- Giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá cơng tác phịng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

- Giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á – Thái Bình Dƣơng về chống rửa tiền (APG) và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40+9 Khuyến nghị của Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

- Phối hợp với các lực lƣợng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chƣơng trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam.

- Duyệt báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền theo từng thời kỳ và khi Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu.

- Giúp Thủ tƣớng Chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trƣơng, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tƣớng Chính phủ phân cơng.

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w